Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 1/2021

Có thể bạn đã bỏ lỡ những tin nghệ thuật này trong tháng 1

Series ăn khách mới của đài Netflix theo chân siêu trộm ‘đột nhập’ bảo tàng Louvre

Nhân vật Assane Diop

Lupin của Netflix đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem trên khắp thế giới, Lấy bối cảnh chính tại Pháp, bộ phim xoay quanh nhân vật Assane Diop (do Omar Sy thủ vai) với kế hoạch đánh cắp món trang sức quý giá của Marie Antoinette từ bảo tàng Louvre. Bộ phim được lấy cảm hứng từ nhân vật Arsene Lupin – Bậc thầy cải trang, do nhà văn pháp Maurice Leblanc tạo nên vào năm 1905, Lupin của 2021 mang vẻ ngoài đầy lịch lãm đúng chất của một quý ông lịch thiệp.

Bề ngoài, bộ phim là một câu chuyện trộm cắp khéo léo nhưng chủ đề sâu xa hơn mà nhà sản xuất muốn hướng đến là sự phân biệt giai cấp,
chủng tộc và tình trạng hệ thống luật pháp bị bẻ gãy, cán cân luôn lệch hướng về giới siêu giàu so với những người ở giai cấp thấp hơn.

Bên cạnh nội dung hấp dẫn, tình tiết gay cấn, người xem còn được thỏa mãn về mặt thị giác khi được chiêm ngưỡng những góc máy siêu đẹp ở bảo tàng Louvre – Viên ngọc của châu âu, trưng bày những tác phẩm hội họa, điêu khắc nổi tiếng của thế giới.

2020 là năm Bảo tàng Rijksmuseum vắng khách nhất lịch sử

Bảo tàng Rijksmuseum ở Amsterdam mới đây đã công bố số liệu khách tham quan trong năm vừa qua của bảo tàng này, điều đáng buồn là mức khách tham quan chỉ có 675.000 người, giảm hơn 2 triệu khách so với năm 2019. Đây cũng đánh dấu số lượng khách thấp kỷ lục của bảo tàng kể từ năm 1964 khi bảo tàng có 686.553 khách.

Bảo tàng Rijksmuseum được biết đến là nơi lưu giữ những kiệt tác của các nghệ sĩ Hà Lan thời kỳ hoàng kim như Rembrandt, Vermeer hay họa sĩ hậu ấn tượng Van Gogh và vô số các tác phẩm từ khắp nơi trên thế giới. Đây được đánh giá là một trong những địa điểm nhất định phải đến khi bạn có dịp tới Hà Lan.

Tuy nhiên tia sáng tích cực lại đến ở lượng khách tham quan online, Bảo tàng ảo của Rijksmuseum là Rijksstudio lại có tới hơn 2,2 triệu lượt truy cập trong năm vừa qua cùng với đó là lượng tương tác mạnh trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này mở ra một hướng đi mới cho các bảo tàng nghệ thuật hoạt động khi dịch bệnh vẫn đang leo thang và chưa biết ngày kết thúc.

Meme nghệ thuật hot nhất tháng qua

Berniesmittens‘ đang là meme gây sốt trên toàn thế giới và tính đến thời điểm hiện tại nó vẫn lan truyền với tốc độ chóng mặt khi có đến 410 tweets trong vòng mỗi giờ và 30,393 posts trên Instagram.

Nhân vật chính trong bức ảnh là thượng nghị sĩ người Mỹ – Bernie Sanders, đang ngồi bắt chéo tay chân, đeo khẩu trang và mặc bộ đồ thường nhật với đôi găng tay cùng với áo phao chống rét, thay vì là một bộ vest chỉn chu.

Vì sao nó lại nổi tiếng đến vậy… Bắt nguồn vào ngày 20/1 khi đang diễn ra lễ nhậm chức của tổng thống Joe Biden, nghị sĩ Bernie tham dự buổi lễ ấy nhưng biểu cảm trên nét mặt của ông lại cho người ta thấy không hề hứng thú một chút nào. Bức hình giống như nói lên tâm trạng của nhiều người trong hoàn cảnh ‘nhà bao việc’ mà lại phải ngồi trong một ‘cuộc họp vô nghĩa’.

Và chỉ chờ có vậy, cộng đồng mạng nhanh chóng bắt tay vào công việc chế meme, cho ra hàng loạt bức ảnh hài hước. Cùng chúng mình xem qua qua một vài chiếc nào.


Chế tạo thành công thiết bị cho phép chụp ảnh ở độ phân giải cao nhất

Một tinh thể tuyết được chụp lại bởi Nathan Myhrvold

Cựu nhiếp ảnh gia thực phẩm, Nathan Myhrvold đã dành 18 tháng để thiết kế và chế tạo một chiếc máy ảnh cho phép tùy chỉnh chụp lại cấu trúc chi tiết nhỏ nhất của những bông tuyết.

“Những bông tuyết là một ví dụ tuyệt vời về vẻ đẹp tiềm ẩn… Nước, một thứ vô cùng quen thuộc của tất cả chúng ta, nhưng lại khá xa lạ khi chúng ta thấy nó ở một góc nhìn khác. Vẻ đẹp phức tạp của những bông tuyết bắt nguồn từ cấu trúc tinh thể của chúng, là sự phản chiếu vi mô của phân tử nước.” Myhrvold cho biết.

Thiết bị bao gồm một thấu kính sapphire nhân tạo, được làm từ sợi carbon và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Các bức hình được chụp với tốc độ cửa trập chỉ 500 micro giây.

Bức tường về nữ quyền ở Madrid được cứu khỏi lệnh phá bỏ

Một bức tranh tường dài 60m ở Madrid được tạo nên nhằm tôn vinh cuộc đời và thành tựu của 15 người phụ nữ tiên phong, trên bức tường đó gồm hình ảnh của: ca sĩ Nina Simone, nhà hoạt động nhân quyền Rosa Parks, họa sĩ Frida Kahlo, vận động viên quần vợt Billie Jeans King, quân nhân Lyudmila Pavlichenko, giáo sư Angela Davis, nhà du hành Valentina Tereshkova và nhà văn Chimamanda Ngozi Adichie,… Trên đó có dòng chữ khẩu hiệu: “Khả năng của bạn không phụ thuộc vào giới tính của bạn”.

Ngày 21/1, đảng cực hữu Vox ở Tây Ban Nha đã đưa ra một kiến nghị yêu cầu gỡ bỏ bức tranh tường với lý do nó mang một ‘thông điệp chính trị’ và nên thay thế hình ảnh ấy bằng một ức tranh liên quan đến thể thao. Sau khi đưa ra ý kiến đó, đã có rất nhiều cơ quan ủng hộ trong đó có hội đồng địa phương bỏ phiếu thuận để thay thế bằng một bức tranh tường tôn vinh nam và nữ vận động viên Paralympic.

Quyết định này đã khiến người dân địa phương phản đối kịch liệt, họ đã soạn đơn khiếu nại việc thay thế ấy và nhận được 55.000 chữ ký ủng hộ. Ngày 26/1, đảng cánh tả Más Madrid đã phải đưa ra một kiến nghị khẩn cấp trước hội đồng thành phố nhằm kêu gọi bảo vệ bức tranh tường. Động thái này đã thành công nhờ sự ủng hộ của đảng xã hội và đảng công dân trung hữu, khi 2 đảng này đảo ngược lập trường so với quyết định ban đầu, qua đó bức tường đã được bảo vệ thành công.

Tác phẩm của Botticelli được bán với giá kỷ lục

Cụ thể ngày 28/1 vừa qua, nhà đấu giá Sotheby’s đã chốt phiên thành công với một tác phẩm chân dung được vẽ bởi bậc thầy hội họa, Sandro Botticelli sáng tác vào khoảng thế kỷ 15. Bức tranh miêu tả một người đàn ông trẻ tuổi đang cầm chiếc Roundel. Bức tranh này có giá trị lên đến 92,2 triệu đô và trở thành tác phẩm của những bậc thầy đắt giá thứ hai từng được đem ra đấu giá.

Sandro Botticelli sinh năm 1445, là một họa sĩ và nhà đồ họa in ấn của những năm đầu thời kỳ Phục hưng tại Ý. Ông thuộc trường phái Florentine dưới sự bảo trợ của Lorenzo de Medici. Những tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể đến như Nascita di Venere (Sự ra đời của Vệ nữ) và Primavera (Mùa xuân)

Tổng hợp: Hoàng

Cùng tác giả

#Tag

Berniesmittens Lupin netflix Sandro Bottcelli điểm tin

iDesign Must-try

Netflix phát hành bộ toolkit mới, do koto studio thực hiện
Netflix phát hành bộ toolkit mới, do koto studio thực hiện
Nền tảng phát trực tuyến đã phát hành một hệ thống thương hiệu và sản phẩm được sửa đổi lấy cảm hứng từ thế giới điện ảnh để tạo ra…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 9/2021
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 9/2021
Làm thế nào giải quyết một khoản nợ khổng lồ mà không phải dùng đến tiền? Hay ‘Cách để nổi bật giữa đám đông mà không cần lộ mặt?’ –…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 7/2021
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 7/2021
Tháng vừa rồi bạn có bỏ lỡ sự kiện nghệ thuật thế giới nào không… Đừng quên là chúng mình có hẹn với nhau ở chuyên mục Điểm tin để…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 6/2021
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 6/2021
Bạn có bỏ lỡ tin nghệ thuật nào trong tháng vừa qua không. Đừng lo, chúng mình sẽ giúp bạn điểm lại những sự kiện nổi bật nhất ngay ở…
Những bức chân dung mềm mại đầy sắc màu mang âm hưởng phương Đông của họa sĩ Bảo Phạm
Những bức chân dung mềm mại đầy sắc màu mang âm hưởng phương Đông của họa sĩ Bảo Phạm
"Trong khoảng thời gian bị cô lập, tôi thấy mình đang nhìn ra ngoài trời, hồi tưởng về một mùa hè đã mất. Những hình ảnh ấy đang đắm mình…
Pepsi ‘trêu’ Coca-Cola trong quảng cáo mới đầy khiêu khích
Pepsi ‘trêu’ Coca-Cola trong quảng cáo mới đầy khiêu khích
Qua các quảng cáo có bao bì từ các cửa hàng thức ăn nhanh bao gồm Burger King, McDonald's và Wendy's - tất cả những nơi phục vụ Coke; logo…