Alice in Wonderland qua nét vẽ của “cha đẻ” Lewis Carroll

Chúng ta đã biết đến những bức tranh minh họa câu chuyện “Alice’s Adventures in Wonderland” và “Through the Looking Glass” dưới nét vẽ tài hoa của họa sĩ John Tenniel. Dù thế, trước khi có phiên bản chính thức của John Tenniel, tác giả Lewis Carroll (tên thật là Charles Lutwidge Dodgson) từng đã thử tự tay minh họa toàn bộ câu chuyện để tặng cho cô bé Alice Liddell (nguyên mẫu Alice trong truyện) nhân dịp Giáng sinh.

Carroll viết bản thảo đầu tiên hoàn toàn bằng tay, vẽ 37 bức tranh bằng bút mực nâu sẫm (sepia ink). Ban đầu, câu chuyện có tên là Alice’s Adventures Under Ground (tạm dịch: Những cuộc phiêu lưu dưới lòng đất của Alice) thay vì cái tên như chúng ta biết hiện nay.

Tiệc trà Mad Hatter do John Tenniel minh họa
Tạo hình Alice trong bản chính thức

Cô bé Alice trong loạt tranh của Lewis Carroll có nét nghiêm nghị và u sầu hơn tạo hình của John Tenniel mà bạn đọc đã quá quen thuộc. Thuở đó, Carroll đang mê tranh của các họa sĩ trường phái Tiền Raphael (Pre-Raphaelite) nên diện mạo tóc dài bồng bềnh, gương mặt u buồn của cô bé Alice không khỏi bị ảnh hưởng từ các “nàng thơ” trong tranh Tiền Raphael.

Alice u sầu trong trí tưởng tượng của Lewis Carroll
Người đẹp trong bức Lady Lilith của họa sĩ Dante Gabriel Rossetti là một điển hình cho vẻ đẹp Tiền Raphael
Một bức tranh ngang do Lewis Carroll tự vẽ

Không chỉ là một nhà toán học, Carroll còn có tài kể chuyện, vẽ tranh và nhiếp ảnh. Cuốn sách The Lewis Carroll Picture Book được xuất bản năm 1899 gồm những bài thơ kèm tranh minh họa mà ông sáng tác riêng cho người cháu trai Stuart Carroll Collingwood.

Nói về sở thích chụp ảnh của Carroll, Diane Waggoner – một chuyên gia về nhiếp ảnh tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia ở Washington (Mỹ) cho biết: “Những ảnh chụp trẻ em của Carroll ngang hàng với vị thế của những cuốn sách thiếu nhi mà ông sáng tác. Những bức ảnh là phương tiện khơi gợi cảm xúc và trí tưởng tượng về thời thơ ấu”.

Cô bé Alice Liddell dưới ống kính của Lewis Carroll

Khi quyết định xuất bản câu chuyện, Carroll lược bỏ nhiều chi tiết cá nhân trong Alice’s Adventures Under Ground. Vào thời điểm đó, họa sĩ John Tenniel đang nổi tiếng với những truyện tranh đăng trên tạp chí Punch nên được Carroll “chọn mặt gửi vàng” để thổi hồn vào tác phẩm của ông.

Dẫu vậy, trong quá trình làm việc cùng nhau, cả hai không tránh khỏi mâu thuẫn khi những bức vẽ của Tenniel đưa ra những diễn giải không rõ ràng cho câu chuyện, khiến Carroll mất nhiều thời gian chỉnh sửa. Thậm chí Tenniel còn có ý định từ chối minh họa cho Through the Looking Glass, phần hai của câu chuyện về cô bé Alice, nhưng may sao ông hồi tâm chuyển ý vào phút cuối. Kết quả là độc giả tiếp tục được nhìn ngắm những bức vẽ tuyệt đẹp của John Tenniel trong phần hai câu chuyện.

Dù rất trân trọng bản thảo có tranh minh họa của Carroll, Alice Liddell khi đã trưởng thành buộc phải bán đấu giá tập sách vào năm 1928 để trả thuế thừa kế cho chồng. Sau khi qua tay một số chủ sở hữu trung gian, các nhà hảo tâm người Mỹ đã tặng bản thảo đầu tiên của Lewis Carroll cho Thư viện Anh để củng cố quan hệ giữa hai nước. Nhờ đó, hậu thế mới có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn kiệt tác quý giá này của nhà toán học kiêm nhà văn tài ba người Anh.

Biên tập: Mai Anh

Ảnh: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

Alice lạc vào xứ sở thần tiên lewis carroll maianh tranh minh họa

iDesign Must-try

Chìm đắm trong thế giới màu nước nữ tính của Mera Mei
Chìm đắm trong thế giới màu nước nữ tính của Mera Mei
Mera Mei, tên thật là Phương Thuỷ, một nhà thiết kế nội thất kiêm hoạ sĩ minh hoạ tự do đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ…
Lạc vào thế giới bí ẩn đầy mê hoặc của hoạ sĩ Jiayue Li
Lạc vào thế giới bí ẩn đầy mê hoặc của hoạ sĩ Jiayue Li
Jiayue Li là nhà thiết kế thời trang kiêm hoạ sĩ minh hoạ người Trung Quốc, đang sinh sống và làm việc tại thành phố New York, Mỹ. Vẽ là…
Vẻ đẹp điêu tàn, bụi bặm trong phim sci-fi Nga thập niên 1970 - 80
Vẻ đẹp điêu tàn, bụi bặm trong phim sci-fi Nga thập niên 1970 - 80
Một số phim sci-fi Nga thập niên 1970 - 80 không có robot hay đô thị cao tầng ngập chìm trong ánh đèn neon mà thường vẽ nên viễn cảnh…
Gặp gỡ Vinni Pukh - phiên bản gấu Pooh dí dỏm của Liên Xô
Gặp gỡ Vinni Pukh - phiên bản gấu Pooh dí dỏm của Liên Xô
Khác với hình tượng gấu vàng áo đỏ mũm mĩm của Disney, Winnie the Pooh (tiếng Nga: Vinni Pukh) phiên bản Liên Xô là chú gấu con màu nâu nhỏ…
Dấu ấn hoạt hình Đông Âu: Thẩm mỹ bất toàn của Zagreb School
Dấu ấn hoạt hình Đông Âu: Thẩm mỹ bất toàn của Zagreb School
Vượt ra hai nền hoạt hình lớn của Mỹ và Nhật Bản, ta sẽ thấy hoạt hình ở những khu vực khác trên thế giới không chú trọng tạo ra…
/meo meo/ Câu chuyện đằng sau những bức tranh mèo độc đáo của Utagawa Kuniyoshi
/meo meo/ Câu chuyện đằng sau những bức tranh mèo độc đáo của Utagawa Kuniyoshi
Hình ảnh của loài mèo trong hội họa có ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu về Utagwa Kuniyoshi, vị họa sĩ có phong cách vẽ mèo độc đáo của Nhật…