Bến Xuân - Chốn tinh hoa của cố đô Huế

Bến Xuân là tâm huyết của cặp vợ chồng đã sinh sống trên bốn thập kỷ ở Tây Đức, Pháp và Thụy Sỹ, bao năm mơ ước xây dựng một căn nhà kiến trúc Huế cổ truyền mà đầy đủ tiện nghi, nằm bên sông nước như khung cảnh họ từng sống ở Thụy Sỹ. Bến Xuân ra đời như thế và vẫn đang hàng ngày làm đẹp cho dãy cảnh quan rất Huế từ Chùa Thiên Mụ đến Văn Miếu Văn Thánh.

Quần thể Bến Xuân có duyên may được quay mặt về hướng Nam – hướng của sông Hương – đoạn rộng đẹp nhất nên Bến Xuân có Minh Đường thiên nhiên. Từ dòng sông, nhìn kiến trúc toàn cảnh của Bến Xuân rất hài hòa với kiến trúc chùa Thiên Mụ và kiến trúc của Văn Thánh như thể cả ba được xây cùng thời. Căn nhà chính (ảnh hưởng Thái Bình Lâu ở Đại Nội) nằm ngay trung tâm của mảnh đất gồm ba gian hai chái với cột, kèo, con bọ, liên ba và vách chạm trổ tinh vi ngay cả những nơi ít ai thấy vẫn chăm chút. Tất cả các cột hình dùi trống và “đứng tấn” để tăng độ vững vàng của bộ giàn giò cấu kết nhau bằng kèo mộng, bằng gỗ hay tre… Bốn phía nhà đều thông gió với bốn hàng cửa gỗ mít chạm nổi hình hoa lá hóa rồng với hệ thống thông gió cửa bản khoa vô cùng thú vị.

Nhà chính có thêm Cổ Lâu làm nơi thờ phụng và phòng thư viện. Hiên trước còn gọi là Tiền Đường hay Vỏ Cua cũng là một điểm nói lên tính phong lưu mến khách của gia chủ vì nơi đây là nơi khách dừng chân tay bắt mặt mừng trước khi bước qua ngạch cửa vào ngồi trên bộ trường kỷ hàn huyên. Chính cái ngạch cửa cũng là một điểm rất thú vị của người xưa bởi nó khiến khách phải cúi đầu nhìn xuống để bước qua cửa tạo vẻ cung kính trước khi vào nhà. Nhà chính gian giữa là nơi xưa kia ông cha ta treo hoành phi, câu đối, liễn. Đây cũng là nơi biểu diễn âm nhạc và treo tranh sơn dầu (của gia chủ Camille Huyền).  Phía phải nhà chính có cây cầu bằng gạch thẻ với tuổi thọ hơn trăm năm (được thu nhặt gom góp từ những bức tường đổ nát hay những căn nhà rường xưa cũ) dẫn lối qua nhà nghinh phong (ảnh hưởng nhà thủy tạ ở lăng Tự Đức) nằm trên hồ súng có thả cá vàng.

idesign benxuan 01

Nhà rường Huế phải có vườn rộng với hoa thơm cỏ lạ, tiểu cảnh, sân rộng, lối đi dạo giữa những hàng cây bóng mát. Kiến trúc Nhà rường Huế là đỉnh cao trí tuệ. Nhà vườn Huế cũng đầy triết lý nhân văn và không kém phần công phu tỉ mỉ. Nhà và Vườn điều hòa với nhau để mưa thì ấm và nắng thì mát. Ảnh: Đỗ Sỹ.

idesign benxuan 02
Nhà rường Huế phải có vườn rộng với hoa thơm cỏ lạ, tiểu cảnh, sân rộng,
lối đi dạo giữa những hàng cây bóng mát.
Kiến trúc Nhà rường Huế là đỉnh cao trí tuệ.
Nhà vườn Huế cũng đầy triết lý nhân văn và không kém phần công phu tỉ mỉ.
Nhà và Vườn điều hòa với nhau để mưa thì ấm và nắng thì mát.
Ảnh: Đỗ Sỹ.
idesign benxuan 03
idesign benxuan 04
idesign benxuan 05
idesign benxuan 06
Nền nhà được lát bằng đá tự nhiên từ vùng Thanh Hóa, với chất đá bóng
và trong khiến cảm tưởng như mặt nước sông Hương
hiền hòa đang ở ngay dưới chân mình.
Ảnh: Đỗ Sỹ.

Nhà Chính và Nhà Nghinh Phong mái lợp bằng ngói liệt xưa, chồng chất nhiều lớp với độ dốc rất xuôi để nước mưa chảy nhanh tránh dột. Mái cong lên hai bên như để lướt gió tránh bão lật mái. Độ cao thấp của mái, rộng hẹp của lồng căn tùy gia chủ và tùy tài ba của thợ ngắm sao cho hợp mắt hài hòa.

Cũng như trong bất cứ ngành nghề nào khác, sự điêu luyện và tài hoa phải được thử thách trong những công trình đầy sáng tạo không khuôn mẫu sẵn. Điều này Camille Huyền đã thử nghiệm khi tự xây Bến Xuân cho chính mình. Chịu trách nhiệm mọi quyết định về tổng thể cụm nhà, chọn kích thước, hoa văn, bố trí các gian, các chái, vách ngăn các phòng… hầu đáp ứng được hoạt động nghệ thuật và lối sinh sống của mình. Chị đã trực tiếp vẽ trên gỗ, trên cửa, lót đá, cắt gạch, sắp đặt hoa văn, chọn họa tiết, quyết định to nhỏ, cao thấp của rồng, phụng, lân, quy, hạc hay hồ lô trên nóc, trên cửa sổ hoặc ban công và cả theo dõi công trình từ xây, đẽo, kép, lợp… Ngoài ra Camille Huyền đã sáng tạo ra cổng Thiền sư, cổng Om và cổng Sen như ba tác phẩm nghệ thuật vừa lạ vừa quen.

idesign benxuan 07
idesign benxuan 08
Du thuyền trên sông ta sẽ thấy Bến Xuân nửa ẩn nửa hiện thấp thoáng quyến rũ giữa mảng trời màu xanh tươi của cây cối sum suê bốn mùa.
Xuân, Hạ, Thu, Đông; sáng trưa chiều tối; mưa hay nắng ở Bến Xuân đều lạ kỳ
không nói được thành lời mà phải qua trải nghiệm của chính bản thân.
Ảnh: Đỗ Sỹ.

Đầu tư tâm sức vào công trình Nhà Vườn Nhà Hát Bến Xuân là mong muốn làm sống lại một kiến trúc, một cách sống quý phái mà dân dã, một không gian sống thượng lưu mà vẫn giản dị gần gũi, một chút Huế xưa trong dòng chảy của thời đại ngày nay.

idesign benxuan 09
Nhà Hát Bến Xuân có diện tích trên 20 m x 20 m theo phong cách nhà rường Huế
bằng gỗ làm thủ công là điều hiếm thấy và không có mẫu sẳn.
Dáng đứng tấn của nhà rường Huế với các cột xòe ra, gắn 18 bộ cửa bản khoa gồm 32 tấm đứng cho thẳng trên các ngạch giữa các cột hàng ba
để việc đóng cửa dễ dàng thật là một thử thách nan giải.
Ảnh: Đỗ Sỹ.

Nguồn: elledecoration

Cùng tác giả

#Tag

bến xuân cổ lâu huế kiến trúc cổ nhà nghinh phong nhà rường xưa

iDesign Must-try

Việt Nam truyền thống và rực rỡ trong các tác phẩm của Kris Nguyễn
Việt Nam truyền thống và rực rỡ trong các tác phẩm của Kris Nguyễn
Kris muốn khai thác nhiều góc nhìn hơn về văn hóa cung đình Huế để thể hiện một Việt Nam truyền thống không chỉ đơn sơ, giản dị mà còn…
/ai đi/ Việt Phủ Thành Chương, vương quốc nhỏ lưu giữ di sản nghệ thuật và văn hóa Việt tại Hà Nội
/ai đi/ Việt Phủ Thành Chương, vương quốc nhỏ lưu giữ di sản nghệ thuật và văn hóa Việt tại Hà Nội
Khi nhiều di sản đang mất đi trong thời hiện đại, công trình để đời của hoạ sĩ Thành Chương trở thành nơi chốn thanh bình lưu giữ giá trị…
Thuật giả kim và ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng nổi tiếng (Phần 2)
Thuật giả kim và ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng nổi tiếng (Phần 2)
Nhờ vào tính chất đó, một số nhà giả kim đã so sánh quá trình chuyển hóa của muối giống như quá trình thanh lọc của cơ thể con người.…
Thuật giả kim và ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng nổi tiếng (Phần 1)
Thuật giả kim và ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng nổi tiếng (Phần 1)
Trong bài viết này, tác giả đề cập đến những biểu tượng giả kim nổi tiếng, phổ biến và còn được ghi chép lại cho đến ngày nay với hình…
Bộ nhận diện dành cho bánh in ngũ sắc truyền thống ở xứ Huế
Bộ nhận diện dành cho bánh in ngũ sắc truyền thống ở xứ Huế
Nhà thiết kế Key Cre thiết kế nên bộ nhận diện thương hiệu cho loại bánh in ngũ sắc truyền thống tại Huế với mong muốn làm sống dậy nét…
“Người đàn ông cúi đầu chào” có ý nghĩa gì mà người Hàn muốn đặt ở Huế?
“Người đàn ông cúi đầu chào” có ý nghĩa gì mà người Hàn muốn đặt ở Huế?
Với thông điệp 'hòa bình, hữu nghị và hòa giải', dự án nghệ thuật Greetingman (Người đàn ông cúi đầu) có tham vọng kết nối người dân trên khắp thế…