Thuật giả kim và ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng nổi tiếng (Phần 2)

Trong phần 2 này, tác giả sẽ tiếp tục dẫn dắt các bạn quay ngược thời gian và cùng khám phá những biểu tượng giả kim nổi tiếng. Nếu bạn đã bỏ lỡ Phần 1 viết về các biểu tượng Đất, Nước, Không khí, Lửa, Biểu tượng giả kim Ai Cập cổ đại…, thì xem lại ngay tại đây nhé!


Biểu tượng Alchemy Muối

Muối trong thế giới hiện đại được công nhận là một hợp chất hóa học hình thành từ natri và clorua, nhưng các nhà giả kim thời xưa không biết cách tách hai nguyên tố này nên họ tin rằng muối chỉ là một nguyên tố duy nhất. Muối đại diện cho nền tảng của một cơ thể cũng như là thế giới vật chất nói chung. Muối là biểu tượng cho quá trình kết tinh và ngưng tụ. Hơn nữa, muối nguyên chất thường lẫn tạp chất nhưng qua các quá trình hòa tan và tinh chế, nó sẽ trở nên thanh khiết và sạch sẽ hơn. Nhờ vào tính chất đó, một số nhà giả kim đã so sánh quá trình chuyển hóa của muối giống như quá trình thanh lọc của cơ thể con người. Biểu tượng giả kim của muối đơn giản bao gồm một vòng tròn chia đôi bởi một đường ngang ở chính giữa.


Biểu tượng Alchemy Đồng

Biểu tượng của Đồng, hay còn gọi là biểu tượng của Nữ hoàng, là một tập hợp các đường chéo và ngang xếp chồng lên nhau. Các nhà giả kim đã liên kết đồng với sao Kim (Venus), vì vậy đôi khi, nhiều hình ảnh khác nhưng cũng mang ý nghĩa đại diện cho người phụ nữ cũng được dùng để biểu thị cho nguyên tố này.

Đồng là một trong những kim loại lâu đời nhất và luyện kim đồng đã phát triển mạnh ở các nền văn hóa khác nhau, bao gồm Trung Đông, Châu Á, Châu Âu, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Người Mỹ da đỏ. Đồng thể hiện đặc tính trung hòa và tôn vinh nét trẻ trung của phụ nữ. Đồng gắn liền với các vấn đề của tình yêu, tình dục, sự lôi cuốn hình thể, vẻ đẹp nữ tính, sáng tạo nghệ thuật và tính cân bằng.


Biểu tượng Alchemy Bạc

Mặt trăng lưỡi liềm là một biểu tượng giả kim phổ biến cho kim loại bạc. Đối với các nhà giả kim, hình lưỡi liềm xoay về hướng bên phải hay bên trái đều được chấp nhận.

Bạc được kết nối với hình tượng mặt trăng và nhờ đó, bạc được nhân hóa với những tính cách của con người. Bạc nổi tiếng là một kim loại tuy rắn chắc nhưng nổi bật bởi sự nữ tính, tinh khiết. Bạc đại diện cho trực giác, trí tuệ, cảm xúc, ước mơ và được kết nối với các nữ thần. Năng lượng của bạc có thể chi phối đến các hoạt động bói toán, chữa bệnh, bảo vệ, tình yêu và sự may mắn. Ngoài ra, khi nhắc đến bạc, các nhà giả kim còn liên tưởng đến những con người có tầm nhìn, sự rõ ràng, sự tập trung và sức mạnh tinh tế.


Biểu tượng Alchemy Vàng

Vàng đại diện cho sự hoàn hảo, nó là một trong những biểu tượng nổi bật nhất trong thuật giả kim. Biểu tượng giả kim cho nguyên tố vàng là hình ảnh mặt trời cách điệu với một vòng tròn lớn ở giữa và các tia sáng xung quanh. Ngôi sao đại diện cho Vàng là mặt trời và bộ phận trong cơ thể người là Tim.

Kim loại được đánh giá cao bởi người Ai Cập cổ đại, người La Mã, người Châu Á, người Châu Phi và cả người Trung Mỹ. Nó đại diện cho sự hoàn hảo và tinh khiết nên thường được sử dụng làm đồ cúng cho các vị thần và các vật dụng thiên hướng nghi lễ. Hầu hết các nền văn hóa trên thế giới đều coi kim loại này là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng và uy quyền. Thậm chí, nhiều nơi còn cho rằng vàng có thể hỗ trợ chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe.


Biểu tượng Alchemy Thiếc

Biểu tượng của Thiếc trông giống như số bốn, đôi khi là số bảy hoặc đôi khi cũng là chữ “Z”. Nhưng thực tế biểu tượng này bắt nguồn từ hình ảnh chiếc lưỡi liềm của người Viking được đặt bên dưới một cây thánh giá. Về chiêm tinh học, Thiếc là đại diện của Sao Mộc. Về ý nghĩa xã hội, Thiếc là hiện thân của trí tuệ, tính logic, sự giáo dục, sự trưởng thành và sự uyên bác, thế nên, từ xa xưa, thiếc còn có tên gọi là “kim loại của những vị học giả”. Bên cạnh đó, hình ảnh kim loại này còn gắn liền với sự hòa giải, cân bằng, sự thịnh vượng và giàu có.


Biểu tượng Alchemy Antimon

Biểu tượng giả kim cho kim loại antimon là một vòng tròn phía dưới một hình chữ thập. Trong thế giới thuật giả kim, antimon tượng trưng cho chó sói, vì thế kim loại này đại diện cho tinh thần tự do, hoang dại và được dùng để diễn tả phần “con” khi nói về bản chất của con người.

Biểu tượng Alchemy Thạch tín

Trong thuật giả kim, biểu tượng thạch tín được phác họa bằng một cặp tam giác chồng lên nhau và theo các nhà giả kim, cặp tam giác đó giống như là một cặp thiên nga đang bơi lội. Sự liên tưởng thú vị này xuất phát từ khả năng biến đổi hình dạng vật lý của thạch tín (từ chất rắn màu xám sang tinh thể màu vàng), tương tự như hình ảnh những chú vịt đen xấu xí hóa thành thiên nga lộng lẫy trong truyện cổ tích.

Ngày nay, thạch tín thường được biết đến như là một chất kịch độc và được dùng trong nhiều vụ án ám sát, thế nên hình ảnh đôi thiên nga ẩn đằng sau biểu tượng giả kim không còn ý nghĩa quá nhiều nữa.


Biểu tượng Alchemy Bạch kim

Alchemy bạch kim là sự kết hợp giữa biểu tượng hình lưỡi liềm tượng trưng cho mặt trăng với biểu tượng hình tròn tượng trưng cho mặt trời bởi vì các nhà giả kim tin rằng bạch kim là hỗn hợp của bạc (mặt trăng) và vàng (mặt trời).


Biểu tượng Alchemy Chì

Chì là một trong bảy kim loại cổ điển được các nhà giả kim biết đến. Trước đây, chì được gọi là plumbum, cái tên bắt nguồn từ biểu tượng của phần tử (Pb), và bởi vì các nhà giả kim tin rằng chúng có sự liên kết với Thổ tinh cho nên đôi khi bạn sẽ thấy biểu tượng này trong các nghiên cứu của chiêm tinh học liên quan đến sao Thổ. Chì là một trong những kim loại sớm nhất được con người biết đến và được sử dụng rộng rãi bởi người La Mã cổ đại, Ai Cập, Hy Lạp và Trung Quốc.

Với niềm tin rằng kim loại này được cai quản bởi sao Thổ, các nhà giả kim cũng quan niệm chì có mối liên hệ với sự đen tối, chết chóc và biến đổi. Kim loại độc hại này đại diện cho các tạp chất và hình ảnh đốt cháy chì là một ẩn dụ cho việc thanh lọc và loại bỏ các khiếm khuyết ở con người.


Biểu tượng Alchemy Sắt

Có hai biểu tượng giả kim phổ biến và được sử dụng để đại diện cho kim loại sắt. Một là một mũi tên cách điệu, được vẽ hướng lên sang phải với chiếc đuôi như thanh kiếm cách điệu. Hai là biểu tượng vòng tròn và mũi tên hướng lên như biểu tượng dành cho phái nam khi phân biệt nam nữ.

Các nhà giả kim tin rằng sắt được chi phối bởi bởi sao Hỏa và tượng trưng cho năng lượng nam tính, kết nối chặt chẽ với sức mạnh thể chất, sự phát triển và sự bảo vệ. Sắt cũng là kim loại được sử dụng rộng rãi ở các nền văn minh châu Á, châu Phi và châu Âu, vai trò của kim loại này trong đời sống tinh thần của con người là thúc đẩy những cảm xúc tự tin khao khát, can đảm, sự chịu đựng và khả năng phục hồi.


Biểu tượng Alchemy Magie

Có một số biểu tượng khác nhau cho magiê kim loại. Bản thân phần tử không được tìm thấy ở dạng nguyên chất hoặc nguyên gốc; thay vào đó, các nhà giả kim đã sử dụng nó dưới dạng “magnesia alba”, đó là magiê carbonate (MgCO3).

Magie là chất không được tìm thấy ở dạng nguyên chất/nguyên gốc, vì vậy các nhà giả kim đã sử dụng magie carbonate (còn được gọi là magie alba) để tiến hành thí nghiệm. Do đặc tính magie không dễ dàng bị phân tách trong điều kiện bình thường, thế nên khi nhắc đến magie thì các nhà giả kim sẽ liên tưởng ngay đến sự vĩnh cửu. Magie có rất nhiều biểu tượng khác nhau nhưng biểu tượng dưới đây được xem là phổ biến nhất.


Biểu tượng Alchemy Kẽm

Các nhà giả kim thời xưa đã đốt kẽm để tạo ra hợp chất oxit kẽm và họ thường gọi nó bằng cái tên “sợi len của nhà hiền triết” hoặc “tuyết trắng”. Nhiều biểu tượng có thể đại diện cho kẽm nhưng phổ biến nhất là hình ảnh 4 đường thẳng song song nhau: 2 dọc, 2 ngang và 2 chấm tròn ở giữa.

Biên tập và dịch: Thùy Vân

Nguồn: ThoughtCo, Brittanica, Todd Helmenstine, Ancient Symbols

Cùng tác giả

#Tag

alchemy biểu tượng biểu tượng giả kim cổ xưa Kim loại lịch sử nhà giả kim symbol xưa

iDesign Must-try

Thiết kế bìa sách bỏ túi cho quân đội đã thay đổi lịch sử xuất bản thế nào?
Thiết kế bìa sách bỏ túi cho quân đội đã thay đổi lịch sử xuất bản thế nào?
Ngày nay, những cuốn sách bỏ túi đã trở nên thông dụng và nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đằng sau đó là cả một câu chuyện lịch sử.
Thuật giả kim và ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng nổi tiếng (Phần 1)
Thuật giả kim và ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng nổi tiếng (Phần 1)
Trong bài viết này, tác giả đề cập đến những biểu tượng giả kim nổi tiếng, phổ biến và còn được ghi chép lại cho đến ngày nay với hình…
Hành trình ‘giải cứu’ các tác phẩm nghệ thuật thế giới giữa sự tàn phá của Thế chiến thứ hai
Hành trình ‘giải cứu’ các tác phẩm nghệ thuật thế giới giữa sự tàn phá của Thế chiến thứ hai
Trước khi được chôn xuống hầm, toàn bộ bề mặt tượng Anna Ioannovna được bôi mỡ cẩn thận, sau đó được gói chặt trong lớp giấy dầu chống thấm nước…
Sinh viên Tôn Đức Thắng thiết kế bản đồ sinh động về cuộc đại chiến sông Như Nguyệt
Sinh viên Tôn Đức Thắng thiết kế bản đồ sinh động về cuộc đại chiến sông Như Nguyệt
“Lý Thường Kiệt đại chiến Như Nguyệt Giang” là đồ án thiết kế bản đồ cho môn học “Phương pháp thiết kế đồ họa” được thực hiện bởi sinh viên…
Cộng đồng người Mỹ gốc Phi đã đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc như thế nào trên phương diện nghệ thuật?
Cộng đồng người Mỹ gốc Phi đã đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc như thế nào trên phương diện nghệ thuật?
Black arts movement (tạm dịch: Phong trào nghệ thuật đen) là một phong trào tư tưởng khởi phát vào đầu những năm 1960 do người Mỹ gốc Phi sinh sống…
Áng văn tiêu biểu “The Tale of Genji” và cách nó ảnh hưởng đến văn hóa, nghệ thuật thị giác Nhật Bản
Áng văn tiêu biểu “The Tale of Genji” và cách nó ảnh hưởng đến văn hóa, nghệ thuật thị giác Nhật Bản
Truyện kể Genji (The Tale of Genji) đã đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành văn hóa Nhật Bản, kể từ khi câu chuyện được viết đến…