Week 47: Facebook có sắp tàn?

Tuần trước, ngân hàng uy tín nhất thế giới, Goldman Sachs quyết định đầu tư 2 tỉ đô la vào mạng xã hội Facebook, điều này khiến công ty mới thành lập này có giá trị trên giấy lên tới 50 tỉ đô.

Đúng vậy, một mạng xã hội có giá trị 50 tỉ đô. Có chữ Tỉ Đô trong đó

Mọi người đều muốn đi theo việc đầu tư của Goldman Sachs. Facebook đang đi lên và mọi người đều muốn có cổ phần của nó. Nhưng, nếu bạn từng là một phần của mạng xã hội, bạn có thể ngạc nhiên… Điều gì đã xảy ra khi mọi người rời đi và không ai tham gia nó? Điều gì xảy ra với họ, từ BBSes tới mạng xã hội trước đó MySpace, người nhiều người bốc hơi số tiền đầu tư.

Douglas Rushkoff người phỏng đoán tương lai của Web khác với mọi người, nghĩ rằng khoản đầu tư này là tín hiệu của việc Facebook đã đạt đỉnh của nó, và sẽ sớm thoái trào:

Rushkoff viết:

“Biểu hiện có thể đánh lừa. Thực tế, tôi nhìn ra hoàn cảnh, chúng ta đang thấy sự bắt đầu và két thúc của Facebook. Đó không phải là một công ty đang chiến thắng mà là một công ty đang tiêu tiền.

Đối với bất kỳ mạng xã hội nào, khi tham gia trò chơi thì nó tạo ra một ảo tưởng về sự khác biệt, vĩnh viễn bất khả chiến bại, quá lớn để đổ vỡ. Và chắc chắn Facebook đã đi xa nhất trong việc tạo ra ảo tưởng đó.

Nếu bạn đã ở những nơi như Compuserve, AOL, Tripod, Friendster, Orkut, Myspace hay LinkedIn bạn có lẽ tin cùng một thứ của mạng xã hội. Nhớ về CD Roms từ AOL tới email ngày nay? Công ty cũng coi là phổ biến và bất khả chiến bại. Cựu giám đốc Steve Case cũng đâu kém gì Mark Zuckerberg.

Truyền thông xã hội bản thân nó cũng là tạm thời như bất cứ thứ giải trí nào, tiệc tùng hay rượu chè. Nó chỉ là các vấn đề của con người, không tạo ra giá trị. Vậy nên khi những người dẫn dắt – người có ảnh hưởng – đi qua nơi khác, hoặc chuyển qua một nền tảng khác thì những người “theo dõi” họ cũng sẽ đi theo. Và những nền tảng “đi sau” đó cũng sẽ tìm mọi cách để mang tất cả những người có “bạn chung” với nhau đi theo.

Chúng ta sẽ di chuyển, như việc chúng ta đã làm từ những phòng chát AOL, mà không cần nhìn lại. Lòng chung thành của chúng ta trừu tượng hơn là một quán bia hay phòng tập gym. Chúng ta không sống ở đó, chúng ta không biết chủ nhà, và tất cả chúng ta đều phải tuân thủ theo một quy định riêng, hoặc học được rằng mọi cá nhân đều có thể bị bán tới một nơi lớn hơn.

Vây nên không phải Myspace thua và Facebook chiến thắng. Mà là Myspace chiến thắng trước rồi Facebook là người chiến thắng tiếp theo. Họ sẽ đi xuống như nhau.

Tranh cãi của Rushkoff là Facebook là một câu chuyện không dứt về việc mạng xã hội đi lên và đi xuống.. ông không nhìn ra tại sao Facebook không khác biệt.

Trong quãn thời gian dài hơn tôi rất đồng ý với Rushkoff .. Facebook có một vòng đời như mọi thứ khác. Nhưng trong ngắn hạn chúng ta có thể nhận ra được một số vấn đề sẽ ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của nó.

Dịch chuyển mạng lưới liên kết

Một khi chúng ta có những người bạn được nhận diện và kết nối với nhau, một dịch vụ trở nên có giá trị vì chúng ta không cần phải đi khắp nơi để tìm họ. Facebook đang đặt cược vào việc sở hữu mạng lưới xã hội (và khiến nó khó để chuyển đi ) họ sẽ khiến bạn gắn chặt vào một dịch vụ dài hạn. Về lâu dài thì đây có vẻ là vấn đề, nếu những mạng xã hội khác có thể sử dụng những công cụ tái tạo lại mạng lưới này và thêm các giá trị tốt nhất vào đó, sau đó họ có thể bắt đầu lấy cắp sự tập trung của người dùng từ Facebook.

Giá trị của mạng xã hội ngách

Chúng ta thỉnh thoảng có thể bắt gặp một mạng xã hội ngách đang đi lên chậm rãi trở thành một cộng đồng thực sự. Những trang như Ravelry, PatientslikeMe, Dribbble và những thứ khác tập trung hỗ trợ một hoạt động đặc biệt và giúp phục vụ những đối tượng của họ tốt hơn một nền tảng bao gồm các thành phần như Facebook. Một khi mạng xã hội ngách này đủ lớn, chúng sẽ lấy đi sự tập trung từ Facebook.

Quay về sự cá biệt

Khi mà MySpace cho phép người dùng chỉnh sửa trang của họ theo cách họ muốn thì Facebook chỉ cho những tuỳ chỉnh nhỏ. Chúng ta đang thấy những trang cá nhân như flavors.me và about.me cố gắng chui vào khoảng trống này.. sẽ rất thú vị khi quan sát những trang cá nhân như vậy đi lên. Càng ngày chúng càng tiến bộ.

Ngay lúc này Facebook vẫn đang là mạng xã hội lớn nhất trị giá 50 tỉ đô là và họ có tất cả những động lực cần thiết trên thế giới. Câu hỏi là… Facebook có bị ràng buộc bởi những quy luật như mọi sản phẩm khác?

Theo 52weeksofux

* Bài viết được viết từ khi facebook mới thành lập.

Cùng tác giả

#Tag

facebook Kiến thức kiến thức user experience ux

iDesign Must-try

Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Meta đã công bố giai đoạn đầu tiên của quá trình làm mới thương hiệu cho Facebook, vẽ lại logo và wordmark, đồng thời giúp màu xanh đặc trưng của…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Ý nghĩa đằng sau biểu tượng Meta - cái tên mới toanh của Facebook là gì?
Ý nghĩa đằng sau biểu tượng Meta - cái tên mới toanh của Facebook là gì?
Biểu tượng có thể giống chữ M trong từ ‘Meta,’ và đôi khi là một dấu vô cực, tượng trưng cho những chân trời vô hạn trong metaverse. Ngày 28/10,…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…