Sự “bất đình đẳng” có đang tồn tại trong ngành thiết kế, đặc biệt là với phụ nữ da màu?

“Là một nữ thiết kế đồ họa da màu, các hình mẫu đã luôn là một phần không thể thiếu trong hành trình sáng tạo của tôi.”

Nếu đọc bất kỳ bài viết hoặc báo cáo nào về các nhóm thiểu số trong ngành thiết kế, bạn sẽ bắt gặp những từ như “bị loại trừ”, “bị áp bức” và “bất bình đẳng”. Không phải là những cụm từ này không chính xác hay không nên sử dụng (vì bản thân tôi cũng hay nói những từ này), nhưng chúng có xu hướng vẽ nên bức tranh khá tuyệt vọng cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp sáng tạo: Ai lại muốn công việc đầu tiên của họ mang nhiều dự cảm về áp bức bóc lột?

Tuy nhiên, có một hình mẫu truyền cảm hứng có thể làm giảm đi nỗi sợ hãi. Là một nữ thiết kế đồ họa da màu, các hình mẫu đã luôn là một phần không thể thiếu trong hành trình sáng tạo của tôi.Tôi biết rằng mình không đơn độc, vì đã từng có người tiên phong và thành công, và tôi đã được truyền động lực mỗi khi cảm thấy lạc lõng. Các hình mẫu, hay một người đại diện đáng tin, có thể đóng vai trò là người cố vấn hoặc đồng nghiệp để tạo thành một cộng đồng. Họ không nhất thiết phải có thâm niên lâu đời mà có thể là những người đồng trang lứa.

Bài viết bởi tác giả Anoushka Khandwala trên trang eyeondesign.aiga nhân ngày Quốc tế phụ nữ.


Khi bạn tồn tại như một thiểu số trong một cộng đồng ủng hộ đa số, sự tồn tại đơn thuần của bạn trở thành phong trào vận động xã hội. Điều này thường liên quan đến việc phải điều chỉnh các hành vi đơn giản để được chấp nhận. Kết quả là bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi; dần dần khó chịu với những kẻ xung quanh và sẽ mang tâm thế bị áp đảo bởi một cộng đồng mà bạn không thuộc về.

Để san sẻ niềm vui có một cộng đồng để thuộc về, tôi đã liên lạc với một vài hình mẫu và mời họ chia sẻ những lời khuyên giá trị. Đầu tiên, tôi đã nói chuyện với nhà giáo dục Kelly Walters, người đã dạy tôi tại Central Saint Martins. Vào thời điểm khi tôi vật lộn để được công nhận trong ngành công nghiệp mình mơ ước, Walters đã đem đến một hướng dẫn vô giá trong giáo dục thiết kế của tôi. Indiana Lawrence là một trong những đồng nghiệp từ CSM, người đã truyền cảm hứng cho tôi hàng ngày bằng sự chân thực và đồng cảm. Và Kaajal Modi đã liên lạc với tôi sau khi biết rằng cả hai chúng tôi có chung niềm đam mê tạo ra sự thay đổi cho phụ nữ da màu trong ngành. Nhóm Facebook Women of Color chúng tôi thành lập cùng nhau hiện có tới 200 thành viên và đã nhanh chóng trở thành bạn bè. Tôi hy vọng rằng những câu chuyện và kinh nghiệm của những học viên đáng ngưỡng mộ này sẽ có giá trị đối với bạn như đã từng đối với tôi.


Kelly Walters và sự tuyên bố bản thân trong ngành thiết kế

Kelly Walters là Trợ lý Giáo sư Thiết kế Truyền thông tại Trường Thiết kế Parsons tại Trường Mới ở New York. Chuyên ngành của cô liên quan đến những khám phá về chủng tộc và bản sắc, dưới hình thức triển lãm, trang web và các bản in.

Giáo dục thiết kế với tôi là dạy cách nghe và nhìn. Tôi thường xuyên vô thức cảm nhận được sự không thoải mái hoặc không chắc chắn từ sinh viên của mình. Đây có lẽ là kết quả giống như những tình huống trước đây. Khi tôi còn là một sinh viên, mọi người không nghe thấy những gì tôi đang nói hoặc hiểu những quan điểm mà tôi đưa ra. Điều này càng trở nên phức tạp khi chủng tộc, đặc quyền và quyền lực lấn át tiếng nói của kẻ yếu thế.

Tôi cũng quan tâm đến việc các sinh viên thiết kế da màu có thể bị nhầm lẫn hoặc lệch hướng khi thực hiện các dự án liên quan cụ thể đến chủng tộc hoặc bản sắc. Khi tôi còn là một sinh viên tốt nghiệp tại RISD, tôi đã gặp rất nhiều sinh viên đại học da màu liên tục nói đến những câu chuyện về cách ý tưởng của họ bị rập khuôn. Đối với tôi, thiết kế đồ họa có những sự va chạm, mâu thuẫn về nhiều khía cạnh buộc mọi người phải tuân thủ. Việc sử dụng hệ thống lưới theo một cách nào đó, đôi khi lại là sự ràng buộc.

Tôi thấy giáo dục thiết kế không chỉ đơn thuần là học về các hệ thống lưới hay cách làm một trang web hoàn hảo mà thay vào đó là ứng dụng các công cụ thiết kế như kiểu chữ, bố cục và định vị để xây dựng cộng đồng. Tôi thấy mọi người như các kiểu chữ, với các đường viền khác nhau tạo ra các nét dày và mỏng khác biệt. Giống như sắp xếp bố cục trong mẫu thiết kế, có một không gian riêng cho các quan điểm khác nhau là một điều cực kỳ quan trọng, nhằm kết nối mọi người lại với nhau và cùng nhìn nhận những sự khác biệt của nhau. Tôi rất quan tâm đến những điều nhỏ nhặt như lắng nghe, chia vui và chú ý đến những phản ứng cảm xúc.

Tôi rất thích chia sẻ kinh nghiệm của mình để giúp các sinh viên thiết kế mới vào nghề, đặc biệt là những sinh viên da màu cảm thấy mục tiêu, thiết kế và ý tưởng của họ là khả thi và đáng để thảo luận.


Indiana Lawrenc chia sẻ về tầm quan trọng của cộng đồng

Indiana Lawrence là một nhà thiết kế và nhà in có trụ sở tại London, người tìm thấy nguồn cảm hứng trong các câu chuyện bị bỏ qua. Đối với cô, suy nghĩ và thực hiện theo lối tự thân vận động là một sự biến đổi của sức mạnh.

Thiết kế xuất phát từ cộng đồng dưới dạng một hình thức giao tiếp và mang tính chia sẻ. Với suy nghĩ này, thông tin phản hồi và sự hỗ trợ là công cụ làm việc đầy hữu ích cho các nhà thiết kế, cũng như các quan điểm phụ trợ thường giúp ý tưởng chính thêm phong phú. Thiết kế không bao giờ đến từ một chiều.

Cộng đồng đặc biệt quan trọng đối với các nhóm thiểu số vì sự cô lập có thể là một mối nguy thực sự. Với ngành công nghiệp thiết kế bị chi phối bởi những người đàn ông da trắng, nó khiến cả một nhóm người đặt câu hỏi về tính hợp lệ và vị trí của họ trong cộng đồng thiết kế. Tôi nghĩ một trong những điều quan trọng cần nhớ về cộng đồng là họ tồn tại để hỗ trợ nhau.

“Ngành công nghiệp thiết kế bị chi phối bởi những người đàn ông da trắng khiến cả một nhóm người đặt câu hỏi về tính hợp lệ và vị trí của họ trong cộng đồng thiết kế.”

Các cộng đồng mạnh mẽ thường tồn tại theo chuyên ngành như risography (kỹ thuật in chồng nhiều lớp màu) và nhóm Riso Working Group mới thành lập. Nằm ở London, RWG là một nhóm thực sự tích cực hỗ trợ các học viên / kỹ thuật viên / người đam mê riso cùng nhau làm việc để phát triển cộng đồng. Các doanh nghiệp cùng ngành có thể cạnh tranh lẫn nhau, nhưng RWG đều sẵn sàng giúp các doanh nghiệp đó phát triển trên phương diện truyền thông để cùng lan tỏa đam mê rộng khắp.

Một cộng đồng tuyệt vời khác đặc biệt hỗ trợ các nhóm thiểu số trong thiết kế là The Other Box, một nhóm Facebook được thành lập bởi Leyya Sattar và Roshni Goyate. Cùng với việc nhận được sự hỗ trợ và lời khuyên, tôi đã có cơ hội tham gia vào một chiến dịch cho Nike hợp tác với TOB, điều hành các workshop thiết kế tại NikeTown để gửi đến các cô gái trẻ các thiết kế của riêng chúng tôi. Nếu không có TOB, tôi không thể tưởng tượng tôi sẽ có cơ hội như vậy từ rất sớm trong sự nghiệp thiết kế của mình. Lúc đó, tôi chắc chắn đánh giá thấp sức mạnh của tập thể.

Người này nhận được sự giúp đỡ từ những người khác và sau đó truyền đến thế hệ tiếp theo. Tôi cảm thấy như bây giờ tôi đang ở vị thế trao trả lại cho các cộng đồng nơi tôi tồn tại, đặc biệt là những phụ nữ trẻ da màu.


Kaajal Modi và góc nhìn về việc làm thiết kế tự do, studio hay nội bộ

Kaajal Modi, hiện đang là Tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Kỹ thuật số tại Đại học West of England ở Bristol, kiêm nghề thiết kế tự do trong 5 năm, bao gồm thời gian làm việc tại Đảng Lao động trong chiến dịch Remain và Tổng tuyển cử 2017.

Sự bấp bênh của việc làm tự do mang đến nhiều khó khăn, nhưng sự tự do lại rất tuyệt vời. Cá nhân tôi thấy môi trường studio rất căng thẳng và không đặc biệt nuôi dưỡng năng lực. Tuy nhiên, tôi lại thích việc làm thiết kế nội bộ cho các công ty: văn hóa hoàn toàn khác biệt (đặc biệt nếu họ làm việc gì đó mà bạn tin tưởng). Có xu hướng ít bản ngã hơn, nhưng cũng ít bộc lộ hơn.

Tôi nghĩ rằng không ngẫu nhiên khi bạn thấy nhiều phụ nữ làm thiết kế nội bộ cho công ty hơn là studio. Có rất nhiều studio đang làm rất tốt trong việc thay đổi điều này, nhưng có một nền văn hóa nhợt nhạt, nam tính và cũ kỹ vẫn tồn tại, và tôi cảm thấy điều đó gây bất lợi cho thiết kế, vì sự đa dạng có khả năng làm phong phú các lĩnh vực sáng tạo.

“Có một nền văn hóa nhợt nhạt, nam tính và cũ kỹ luôn tồn tại, và điều đó gây thiệt hại đến ngành thiết kế.”

Tôi nhớ trong chương trình Thạc sĩ của mình, có một ví dụ đặc biệt về điều này là khi một trong những người đứng đầu studio của chúng tôi, một nhà thiết kế (nam giới da trắng), đứng trước một nhóm sinh viên (chủ yếu là phụ nữ từ đa quốc gia) và nói rằng rất ít người trong chúng tôi sẽ trở thành nhà thiết kế. Điều đó thật buồn cười vì khi đó tôi đã luyện tập trong nhiều năm, nhưng có rất nhiều người trong căn phòng đó có xuất phát điểm từ trường đại học lại khiến tôi cảm thấy rất buồn và mệt mỏi. Đó chính xác là kiểu thái độ loại trừ, cạnh tranh và hạn hẹp đã tái tạo ra sự nam tính độc hại trong không gian thiết kế.

Không dễ dàng để theo đuổi ngành sáng tạo. Giống như bạn bóc trần bản thân mình, đầy dũng cảm nhưng cũng rất đáng sợ và sẽ luôn có ai đó không thích tác phẩm của bạn. Bạn sẽ học được nhiều điều từ thất bại hơn là thành công và điều đó sẽ giúp bạn giỏi hơn rất nhiều.

Cuối cùng, hãy nhớ ưu tiên sức khỏe hơn công việc. Kiệt sức là thực trạng chung, do đó chăm sóc bản thân là vô cùng quan trọng. Chủ nghĩa tư bản dạy chúng ta gắn kết giá trị bản thân với năng suất và những người được nuôi dưỡng bởi cha mẹ là dân nhập cư sẽ luôn cảm thấy áp lực này nhiều hơn bao giờ hết. Chúng tôi đã được dạy rằng bằng mọi giá phải kiếm được quyền để được tồn tại ở đây và tôi đã ở đây để nói với bạn rằng điều đó thật vớ vẩn.


Người dịch: Long Hwarang
Nguồn: eyeondesign.aiga.org

Cùng tác giả

#Tag

cộng đồng sáng tạo design community design diversity graphic design hình mẫu

iDesign Must-try

Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Năm 2022 sắp đến gần và nhiều chuyên gia dự đoán đây là một năm phá vỡ mọi quy tắc về thiết kế đồ họa. Mọi thứ đều phá vỡ và…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm những xu hướng thiết kế đồ họa nào sẽ là lựa chọn hoàn hảo để xây…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng đổi mới nào trong thiết kế sẽ thống trị lĩnh vực thiết kế đồ họa vào năm 2022? Cùng chúng mình xem qua các xu hướng thiết…
Top 10 công cụ online hữu ích dành cho dân thiết kế
Top 10 công cụ online hữu ích dành cho dân thiết kế
Trong bài viết này, iDesign sẽ chia sẻ đến các bạn những công cụ trực tuyến hữu ích trong việc thiết kế đồ họa & thiết kế web. 1. Gingersauce:  Tạo…
‘Emotion Recovery Project’: Thí nghiệm phục hồi cảm xúc con người ở thì tương lai của Khang Ng.
‘Emotion Recovery Project’: Thí nghiệm phục hồi cảm xúc con người ở thì tương lai của Khang Ng.
Ngày 27/06/2058, trích từ bản tin The World Times: “Phòng thí nghiệm THE EMOTION LAB (gọi tắt là T.E.L) được thành lập với mục đích khôi phục lại ‘tài sản’…