Vai trò của Thiết kế đồ họa trong Chiến tranh Thế giới thứ 2
Thiết kế đồ họa đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nhất là trong giai đoạn chính trị và xã hội biến động. Điều này đã được thể hiện rõ trong suốt hàng thế kỉ, nhất là vào thế kỷ 20 và 21.
Sự hiện diện của thiết kế đồ họa trong thời kỳ chiến tranh và xung đột để đem lại cảm hứng về hòa bình (hoặc nỗ lực tái hiện lại các sự kiện). Trong bối cảnh bi kịch hơn, nó lại mang sứ mệnh truyền tải sự đồng cảm và ăn năn, và trong thời gian bất ổn chính trị, nó lại truyền cảm hứng cho hoạt động xã hội và những thay đổi chính trị tích cực.
Tất cả những ví dụ này có thể được tìm thấy trong nhiều thập kỷ qua, tiêu biểu từ năm 2000 đến 2010, qua những biến động lớn như: cuộc chiến ở Afghanistan hay ở Iraq, nhiều cuộc tấn công khủng bố và tàn bạo trên thế giới phương Tây, và những cuộc xung đột trong mùa xuân ở Ả Rập, khi đó chính phủ bị lật đổ ở Ai Cập, Tunisia, Libya và Yemen và các cuộc đảo chính đã được đưa ra ở nhiều quốc gia khác ở Trung Đông và Bắc Phi. Thực tế trong những sự kiện lớn của lịch sử gần đây, thiết kế đồ họa đóng một vai trò gần như phổ quát nhưng chủ yếu là vô danh, đặc biệt là khi nó xuất hiện ở thời kỳ biến động chính trị và xã hội.
Trong vô số sự kiện và khoảng thời gian mà chúng ta có thể nghiên cứu, bài luận này sẽ phân tích vai trò của Thiết kế đồ họa trong thế chiến thứ 2 và cách thức mà nó được cả phe Đồng minh và Phát Xít sử dụng nhằm thay đổi nhận thức của công chúng, ra những thông báo và dùng trong giáo dục, tăng cường hay làm suy yếu một nền văn hóa, huy động tấn công và cả phòng thủ.
Thiết kế đồ họa có vai trò nền tảng cho sức mạnh và thương hiệu của Đức Quốc xã, hơn thế nữa đây là nhân tố sáng tạo trực quan đằng sau thành công của một bộ máy tuyên truyền ghê tởm và kinh khủng.
Thiết kế đồ họa như hình thức để tuyên truyền, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông in ấn của áp phích, đã được sử dụng rộng rãi bởi cả hai bên để trục lợi theo mục đích của họ. Lực lượng Phát Xít sử dụng Thiết kế Đồ họa để tuyên truyền nền văn hóa của họ và khuyến khích sự hủy diệt, cũng như thúc đẩy các giá trị của Đức Quốc xã và tạo ra ảo tưởng về chủng tộc Aryan hoàn hảo và bất tử.
Trong cuốn sách Mein Kampf, Hitler đã viết lại làm thế nào mà ông tin rằng sự thất bại của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất một phần là do thiếu sự thiết lập mạnh mẽ “bản sắc cộng đồng”, thiếu năng lực ảnh hưởng đến công chúng như những người Anh và người Mỹ mà họ đã sử dụng sự hỗ trợ của truyền giáo để “miêu tả quân chủ Đức và quân đội Junker như những con thú với tội ác không kể xiết” (theo Heller, 2008) và cuối cùng, tất nhiên, dẫn tới thất bại của Đức Quốc xã. Hitler cũng nhận thức được sự ghen tị của mình đối với biểu tượng Búa Liềm của Liên Xô, ông nhận ra có hình tượng và thẩm mỹ trong biểu tượng này có sức mạnh tuyệt vời trong các cuộc vận động và biểu tình. Ông đã rất ý thức về sức mạnh của những biểu tượng trong việc tập hợp quần chúng. Với nhận thức này, Hitler đã thiết lập và duy trì một chỉ thị cho những binh lính và đồng minh của mình: thiết kế đẹp và thẩm mỹ sẽ giúp họ có được một ưu thế rất cao.
Với tư tưởng này cùng sự giúp sức của Bộ trưởng Tuyên truyền Josef Goebbels, Hitler đã tạo ra và phát triển cực kỳ tốt “thương hiệu” cho chế độ Phát Xít, một thiên sử ca và một bộ máy tuyên truyền chống Do Thái hoành tráng và tàn bạo.
Biểu tượng Swastika – chữ Vạn, trở nên có ảnh hưởng và thành công nhất khi thể hiện khía cạnh và bản sắc của Đức Quốc xã và Hitler biết rằng hắn đã có được một thiết kế hình tượng hoàn hảo – hơn cả những thiết kế của Đức Quốc xã: “hoặc là Hitler tự thiết kế hoặc đã tham gia vào quá trình thiết kế” (theo Heller, 2008) và chữ Vạn cũng không ngoại lệ. Ông ta biện minh hình tượng trên lá cờ của Đức Quốc xã bằng cách nói rằng: “Màu đỏ truyền tải tư tưởng xã hội làm nền tảng cho sự dịch chuyển, màu trắng thể hiện tư tưởng dân tộc, và chữ Vạn – Swastika biểu thị cho cuộc đấu tranh giành chiến thắng của dân tộc Aryan và đồng thời là khúc khải hoàn cho ý tưởng tạo ra Chủ nghĩa bài Do Thái (Hitler, 1925).
Sau khi công bố nó, Hitler đã không lãng phí thiết kế này. Ông tận dụng chữ Vạn đến mức khiến nó trở thành một biểu tượng, hình tượng đại diện cho giá trị của Đức Quốc xã; nó xuất hiện khắp nơi, đôi khi trở nên dư thừa và vô lý. Từ những lá cờ treo trên tòa nhà, cả trên đồng phục và xe cộ, trong những cuộc đàn áp hay phô trương vũ lực và trên hầu hết tất cả các phương tiện tuyên truyền của Đức Quốc xã.
Thiết kế đồ họa đóng vai trò là một phần quan trọng trong âm mưu phỉ báng và tẩy chay người Do Thái bằng cách miêu tả họ như là một dân tộc với đầy âm mưu, tham lam và hiếu chiến. Một cuộc đua đã được xác định với việc đầu độc mọi người về sự hoàn hảo của “chủng tộc Aryan”. Những tấm áp phích hủy diệt hình ảnh người Do Thái bắt đầu được sản xuất vào đầu năm 1933, khi Đảng Quốc xã Đức bắt đầu cuộc tẩy chay người Do Thái trên toàn quốc để phản đối hành động có vẻ chống lại động thái của Đức. Sau đó vào năm 1942, ba năm sau chiến tranh, tuyên truyền chống Do Thái đã hoàn toàn bị lung lay, và hình ảnh của tấm áp phích phía trên như tóm lược lại phong trào. Chúng ta có thể thấy một người đàn ông Do Thái qua con mắt của một Đức Quốc xã (Narayanaswami, 2011) với cái nhìn không rõ ràng, vẻ ngoài đạo mạo, ranh mãnh và đầy âm mưu. Ông ta có đôi mắt thận trọng, đáng ngờ, và đang ẩn nấp đằng sau những vùng đất của Anh, Hoa Kỳ và Liên Xô.
Thông qua loại vải trên lá cờ, chúng ta có thể thấy cơ thể to lớn đã chiếm gần trọn lá cờ, rõ ràng ảnh hưởng của ông ta là vô hạn. Cờ của Anh và Hoa Kỳ được đặt ở góc bên phải, cố ý đặt cùng với nhau để thấy rõ việc họ có mặt khắp nơi trên thế giới và với một bên còn lại là cơ Liên Xô, đồng minh của người Do Thái. Sự thật rằng ông ta đang mang một ngôi sao bằng vàng của thành phố Jerusalem làm chứng cho định kiến tiêu cực của người do thái bị ám ảnh bởi tiền bạc và sự tham lam, đây cũng chính là đặc điểm mà Hitler và Đức Quốc xã dùng để tăng sự hoài nghi và gieo rắc suy nghĩ tiêu cực về người Do Thái.
Dòng chữ “Đằng sau sức mạnh của kẻ thù: Người Do Thái”, để người ta suy luận rằng đằng sau chiến tranh của Đồng Minh và Đức Quốc xã là âm mưu của người Do Thái với ý định tiêu diệt Đức Quốc xã và ngăn chặn giống nòi của người Aryan. Kiểu chữ Vạn có một phần lỗi thời, tuy nhiên Hitler đã thể hiện sự hiệu quả trong vai trò ” đạo diễn sáng tạo” trong chế độ của ông và nhìn chung nó trái ngược với kiểu chữ sans serif, đặc biệt với công sức và sự sáng tạo của Bauhaus (Willette, 2011). Các kiểu chữ Sans serif quá cũ để tiếp cận tới mọi người trong khi Hitler quá “mới và tiến bộ”, kiên quyết không bị mắc kẹt bởi thế giới cũ, ông bị thu hút bởi hình tượng nhân vật thể hiện trực quan và mạnh mẽ. Tuy vậy, trong tấm áp phích này vẫn sử dụng kiểu chữ sans serif 1 bên và bên còn lại là kiểu chữ của ngữ tộc German. Thiết kế đặc biệt khiến tấm áp phích như đang quảng bá cho một bộ phim vậy. Nó đã được thực hiện để truyền bá thêm tư tưởng người Do Thái như một loài gặm nhấm, không chỉ là mối đe dọa nó như một căn bệnh cần diệt trừ.
Đức quốc xã Đức cũng sử dụng Thiết kế đồ họa để tạo ra một hình ảnh giả tạo về sự hoàn hảo khi mô tả chủng tộc Aryan, như trong hình bên dưới, cho thấy một người đàn ông với những đặc điểm của người Aryan truyền thông đang xây một bức tường. Người này đã được mô tả trong một lá cờ của Đức Quốc xã từ năm 1929: “cao, chân dài, mảnh mai, gương mặt góc cạnh với vầng trán hẹp, mũi thon, hàm dưới và cằm sắc nét, da hồng tươi…. tóc gọn gàng, thẳng hoặc lượn sóng có thể xoăn, màu tóc vàng.” (Ehrenreich, 2007)
Cơ bắp săn chắc của người đàn ông gợi sự liên tưởng về sức mạnh to lớn của người Aryan và Đức Quốc xã. Sự ngăn nắp, vuông vức của bức tường cho thấy sự hoàn hảo của họ. Đây là một ví dụ điển hình về những tấm áp phích tuyên truyền của vẻ đẹp con người. Chữ Vạn xuất hiện trong khung nền cho thấy sự toàn năng của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, và tiềm năng chiến thắng của họ, về Chiến tranh, và hơn nữa hình ảnh nông sản chở trên lưng những con ngựa và cả ống khói của các nhà máy đại diện cho sức mạnh công nghiệp khổng lồ của Đức sau khi Hitler đắc cử (Hans-Joachim, 1990). Không giống như tấm áp phích cuối cùng, chúng ta thấy ở đây có sử dụng chữ cổ huyền bí như để nhắc nhở người Đức rằng mặc dù Hitler sẽ đưa họ đến một thế giới tiến bộ”‘hoàn hảo và thuần khiết” hơn, nhưng họ không nhất thiết phải quên đi quá khứ. Đây là một phần của loạt “các ký hiệu đồ họa phối hợp được sử dụng làm cốt lõi của cho “di sản chung” của cả dân tộc Đức ”(Heller, 2008).
Các quốc gia đồng minh trong Thế chiến 2 cũng sử dụng Thiết kế đồ họa như một bộ máy chiêu mộ mạnh mẽ, một phương tiện để giáo dục công chúng, đồng thời bình thường hóa và làm suy yếu chế độ của Đức Quốc xã.
Tấm áp phích của người Mỹ thực hiện như hình bên dưới, mô tả Hitler như một kẻ ngu ngốc, vụng về và hết thuốc chữa, áo quân phục và chiếc quần với đầy chữ Vạn thể hiện tư tưởng ám ảnh của Hitler và xem thường biểu tượng mà ông ta cho rằng thể hiện sức mạnh và niềm tin mạnh mẽ. Những chiếc xe tăng Panzer và xe bọc thép xếp đống dưới chân ông ta chính là sự răn đe của phe Đồng Minh về việc họ sẽ phá hủy chế độ Đức Quốc xã dễ như việc làm tê liệt và phá hủy xe tăng của chúng rồi ném thành một đống. Tấm áp phích còn như một lời kêu gọi để thúc đẩy và khuyến khích hoạt động của ngành công nghiệp trong nước ở Mỹ, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất kim loại để phục vụ cho hoạt động quân sự của quân đội Mỹ trong thế chiến.
Hình ảnh mô tả vẻ ngoài của Hitler, cách sử dụng kiểu chữ và dấu câu (như dấu chấm than, chữ viết tắt, góc cạnh và trích dẫn,…) thì rõ ràng rằng tấm áp phích không được sử dụng để đe dọa mà nhằm để xoa dịu người dân tiếp tục tăng gia sản xuất cũng như khẳng định rằng việc đánh bại Hitler sẽ rất dễ dàng.
Tấm áp phích bên dưới chia sẻ một hình ảnh với thẩm mỹ quá tích cực như tấm áp phích cuối cùng trong bài viết này – hình ảnh những người lính bắt đầu chuyến tàu hướng đến chiến trường với vẻ mặt đang rất hạnh phúc.
Sự “lãng mạn” trong bức ảnh trái với thực tế lại rất kinh khủng và đáng lo ngại. Tất nhiên điều này là để đảm bảo khuyến khích tuyển dụng quân sự – cho mọi người thấy đây là một điều hấp dẫn và thiết yếu, và tiếp tục khuyến khích việc đăng ký đi nghĩa vụ quân sự (một hào quang giả mạo và tình bạn thân thiết đã được các Đồng minh như Mỹ, Anh sử dụng rộng rãi để chiêu mộ binh lính và tân binh). Trong khi bản thân áp phích đã có chứa thông tin nhắc nhở thường dân rằng các chiến sĩ thời chiến phải được ưu tiên hơn trong giao thông công cộng, việc tuyển dụng binh lính vẫn còn tiếp tục, và tinh tế nhắc nhở mọi người rằng đây có thể là một hành trình rất thú vị. Số lượng binh lính phục vụ cho quân đội Mỹ là vô hạn thể hiện sức mạnh trong lực lượng và tinh thần của họ trong chiến tranh. Ngoài ra, nó cũng có thể được hiểu là một hình thức diễu hành tuyên truyền thông qua việc mô tả hàng ngàn binh sĩ hạnh phúc, nó đặt ra câu hỏi “tại sao bạn không ở đó với họ?”
Trong thời kỳ này, Thiết kế đồ họa đóng một vai trò quan trọng trong việc đem đến cơ hội cho phụ nữ được làm việc, thể hiện lòng yêu nước, góp phần trong sự lớn mạnh và thịnh vượng của các doanh nghiệp. Trên hết, Thiết kế đồ họa là bước đầu tạo nên nền tảng cho quyền bình đẳng Nam Nữ.
Tấm áp phích được sử dụng để đưa ra một viễn cảnh tốt đẹp rằng người phụ nữ sẽ có được quyền lợi về thời gian làm việc trong công việc mới, và rõ ràng điều này rất hấp dẫn. Người phụ nữ cảm giác như nếu họ phá vỡ bức tường sẽ có những cơ hội mới trong tương lai chào đón mình, đồng thời sẽ bước thêm một bước gần hơn tới sự bình đẳng.
Tóm lại, qua những gì thể hiện trong Thế chiến thứ 2, Thiết kế đồ họa đã thực sự phát huy hết ý nghĩa trong vai trò một phương thức giao tiếp, cách thức tạo sự ảnh hưởng, và truyền tải những thông báo, giáo dục đồng thời tuyên truyền tư tưởng cho nhân dân. Nhưng nhiều hơn cả là sử dụng cho những âm mưu và mục đích xấu.
Thiết kế trong những tấm áp phích được sử dụng để tạo ra hay thay đổi một hình ảnh trong tâm trí của con người và xây dựng những nhận thức mà vốn dĩ không tồn tại, hay trái với thực tế, nhưng một cách nào đó khiến người ta tin và thực hiện theo. Tuy nói rằng không nhất thiết phải e sợ Hitler nhưng để khuyến khích và khiến mọi người tham gia vào âm mưu phá hủy của hắn, người ta phải tuyên truyền rằng tham gia vào quân đội là một niềm tự hào và cách thể hiện lòng yêu nước. đồng thời còn gieo rắc tư tưởng rằng đó là nhiệm vụ họ phải làm, người Do Thái là những kẻ chủ mưu xấu xa, những con quỷ, những kẻ tham lam đứng đằng sau mưu đồ cố gắng tiêu diệt Đức và việc tham gia vào quân đội sẽ là một cuộc phiêu lưu vui vẻ và thể hiện tinh thần yêu nước, một vai trò mà ai cũng mong đợi được giao phó. Và khi được tuyên truyền vào tư tưởng đủ nhiều, người ta sẽ hoàn toàn tin vào nó.
Bạn có thể thấy đấy: Thiết kế đồ họa đóng góp một phần trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, cũng như kết nối con người trong thời kỳ xung đột, truyền cảm hứng và bảo vệ cho hàng triệu người nhưng đồng thời nó cũng khuyến khích sự thù ghét, căm hận của hàng trăm triệu người. Thiết kế đồ họa, theo nhiều cách, đã đóng một tội ác và vai trò có ảnh hưởng trong cuộc xung đột đẫm máu nhất của lịch sử nhân loại.
Nguồn: Academia
Biên tập: Thụy