Trở thành chuyên gia bằng thói quen hữu ích dành cho các nhà thiết kế UX

Để trở thành một chuyên gia về UX, các nhà thiết kế cần phải làm việc chăm chỉ hàng ngày. Không ngừng trau dồi và đam mê là hai yếu tố chính giúp bạn trở thành bậc thầy trong lĩnh vực này.

Tất nhiên, tất cả các chuyên gia của UX đều có bí quyết riêng để thành công, nhưng họ vẫn có điểm chung. Bài viết này sẽ mang đến các thói quen giúp các nhà thiết kế UX định hướng và phát triển.


1. Họ lắng nghe người dùng

Sự thành công của một sản phẩm được xác định bởi vài điểm bao gồm mức độ hài lòng mà nó mang lại cho người dùng. Để làm cho một trang web hoặc một ứng dụng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, bạn phải biết chính xác những gì người dùng mong muốn. Vì vậy, trước khi tạo nên UX cho một sản phẩm kỹ thuật số, các chuyên gia luôn hướng đến nghiên cứu người dùng.

Quá trình nghiên cứu người dùng bao gồm thu thập và phân tích thông tin nhận được từ những người dùng tiềm năng. Kết quả thu được giúp các nhà thiết kế đi sâu hơn vào chi tiết của đối tượng mục tiêu, cũng như hiểu được sở thích của họ và đặc thù tâm lý. Bằng việc áp dụng nghiên cứu người dùng, các chuyên gia UX thực sự có thể bước vào thế giới của họ và tìm ra giải pháp hiệu quả cho một sản phẩm thân thiện. Thiết kế UX được xây dựng trên sự đồng cảm là cơ hội lớn để đáp ứng nhu cầu và thu hút sự chú ý đến sản phẩm.


2. Họ tiến hành kiểm tra tính khả dụng

Tính khả dụng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của một sản phẩm kỹ thuật số. Vì vậy, để xem một trang web hoặc một ứng dụng có thể sử dụng hiệu quả và những vấn đề có thể xảy ra trong UX, nhà thiết kế cần phải áp dụng kỹ thuật kiểm tra tính khả dụng.

Mức độ khả dụng được xác định bởi năm khía cạnh: Khả năng tìm hiểu, sự hài lòng, hiệu quả, khả năng ghi nhớ và lỗi.

  • Khả năng tìm hiểu là cách người dùng dễ dàng đạt được các tác vụ trong lần sử dụng đầu tiên.
  • Sự hài lòng là trong quá trình sử dụng, người dùng cảm thấy dễ chịu. 
  • Hiệu quả được xác định bởi khả năng của người dùng hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng
  • Khả năng ghi nhớ phụ thuộc vào thời gian mà người dùng cần để thiết lập lại khả năng của họ sau một thời gian không sử dụng sản phẩm.
  • Lỗi là những gì người dùng mắc phải khi thực hiện và cách họ dễ dàng học hỏi từ những sai lầm này.

Kiểm tra tính khả dụng thường được thực hiện tại giai đoạn xây dựng UX trước khi phát triển dự án. Nó cho phép thay đổi dễ dàng các giải pháp không hiệu quả trước khi sản phẩm hoàn chỉnh. Hơn nữa, kiểm tra tính khả dụng cho phép xem phản ứng của người dùng khi sử dụng một sản phẩm và dự đoán họ có thích nó hay không. Kỹ thuật này hữu ích khi thu thập thông tin cần thiết cho thiết kế.


3. Họ chú ý đến kiến ​​trúc thông tin

Trong một trong các bài viết trước, chúng tôi đã định nghĩa kiến trúc thông tin – Information architecture (IA) là ngành khoa học cố gắng tổ chức và cấu trúc nội dung để người dùng dễ dàng điều chỉnh chức năng của sản phẩm và có thể tìm mọi thứ họ cần mà không gặp khó khăn.

Nhiều chuyên gia UX đã nghiên cứu các nguyên lý IA, vì họ tin rằng kiến ​​trúc thông tin là nền tảng mang lại hiệu quả cho thiết kế. Nếu nội dung tổ chức kém, người dùng có thể gặp khó khăn trong điều hướng, họ có thể bị lạc và cảm thấy khó chịu. Đó là lý do tại sao ngay cả nội dung hấp dẫn và thiết kế UI ấn tượng cũng có thể bị lỗi nếu không có IA thích hợp.

Một số người có thể nghĩ rằng việc dành nhiều thời gian để xây dựng IA là không thực tế, nhưng kiến ​​trúc thông tin rất quan trọng để tạo ra thiết kế UX hiệu quả.


4. Họ phấn đấu để đạt được sự rõ ràng

Một sản phẩm kỹ thuật số chất lượng phải mang đến quyền truy cập nhanh vào các tính năng mà người dùng cần. Mục tiêu chính của nhà thiết kế là giúp mọi người dễ dàng tiếp cận chức năng mong muốn và làm cho quá trình sử dụng dễ chịu, rõ ràng.

Trong khi lập kế hoạch để giải quyết vấn đề UX, các chuyên gia luôn tìm ra yếu tố thiết kế nào sẽ hữu ích và cái nào trong số đó sẽ đánh lạc hướng người dùng. Chức năng không cần thiết làm cho sản phẩm trở nên phức tạp và có ảnh hưởng xấu đến UX. Hơn nữa, điều quan trọng là phải tạo ra các mẫu UI phổ biến cho từng loại sản phẩm cụ thể. Vì thiết kế thường được xây dựng trên các yếu tố đã quen thuộc với người dùng. Cách tiếp cận như vậy khiến cho việc điều hướng trực quan và đơn giản hơn nhiều.


5. Họ luôn xem xét đến ngữ cảnh thực tế

Là một nhà lý tưởng không phải luôn là điều tốt, đặc biệt đối với chuyên gia UX. Các nhà thiết kế cần xem xét tất cả yếu tố trong cuộc sống có thể tác động đáng kể đến UX.

Một sản phẩm thường được xây dựng và thử nghiệm trong điều kiện thoải mái, nhưng mọi người không phải lúc nào cũng có cơ hội sử dụng các ứng dụng trong môi trường dễ chịu như vậy. Cuộc sống hiện đại quá vội vàng và mọi người thường có rất nhiều công việc để làm mỗi phút. Thế nhưng, tất cả các trang web và các ứng dụng di động lại phải mang đến sự thú vị; cho nên, nhà thiết kế cần phải xem xét các trường hợp có thể xảy ra và giúp mọi người có thể quản lý mọi thứ, ngay cả khi không được tương tác 100% với một sản phẩm, đặc biệt là ứng dụng mobile.


6. Họ đón nhận các công cụ mới

Trở thành người dùng uyên thâm Photoshop hoặc Sketch là một lợi thế để trở thành chuyên gia. Đồng thời nghiên cứu các công cụ mới cũng luôn là một ý tưởng tốt. Các công cụ mới có thể khiến bạn ngạc nhiên về công nghệ nâng cao và chức năng được cung cấp. Học các công cụ mới không bắt buộc bạn phải áp dụng như các công cụ chính, nhưng bạn có thể sử dụng chúng như những công cụ trợ giúp trong các tình huống nhất định.


7. Họ không bao giờ ngừng học hỏi

Thiết kế UX là một lĩnh vực không bao giờ có đoạn kết. Các nhà thiết kế luôn mang đến những ý tưởng và cơ hội mới để chia sẻ trên toàn thế giới mỗi ngày. Ngày nay có rất nhiều kỹ thuật và phương pháp mà các chuyên gia UX có thể áp dụng để tạo ra sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, đối với một chuyên gia UX, điều quan trọng là phải học nhiều nhất có thể, bởi vì kiến ​​thức giúp cải thiện các kỹ năng chuyên môn trong thiết kế.

Ngoài ra, các nhà thiết kế không nên chỉ tập trung vào các khía cạnh thiết kế. Việc tìm hiểu phổ quát các ngành khoa học liên quan đến thiết kế cũng cực kỳ hữu ích trong quá trình sáng tạo. Ví dụ, tìm hiểu tâm lý học giúp hiểu nhu cầu của người dùng; cũng như tìm hiểu một số kiến thức cơ bản của lập trình để bạn có thể hiểu biết tốt hơn về phát triển sản phẩm.


8. Họ luôn cập nhật cái mới

Công nghệ kỹ thuật số phát triển khá nhanh. Vì thế các chuyên gia UX luôn phải cập nhật. Sẽ rất khó để tạo ra thiết kế phù hợp mà không biết đặc thù của từng thiết bị. Hơn nữa, các xu hướng trong lĩnh vực thiết kế cũng thay đổi nhanh chóng, nên các nhà thiết kế UX cần biết những xu hướng đang đứng đầu và các giải pháp để ứng dụng.


9. Họ không quên tìm cảm hứng

Một số người có thể nghĩ rằng thiết kế UX là một ngành khoa học phức tạp, với các quy tắc nghiêm ngặt không có chỗ cho sự sáng tạo. Tuy nhiên, đó là một suy nghĩ sai lầm vì các bậc thầy UX không bao giờ quên để cho trí tưởng tượng “bay cao bay xa”. Nhiều giải pháp độc đáo và ấn tượng được sinh ra nhờ nguồn cảm hứng của các nhà thiết kế. Đó là lý do tại sao các nhà thiết kế luôn tìm cảm hứng cho công việc của mình.

Tóm lại, hãy nhớ những câu nói của Sean Covey: “Chúng ta thành công từ những gì chúng ta liên tục làm.” Làm việc chăm chỉ, cải thiện bản thân và bạn sẽ có thể trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Hãy cố gắng!

Biên tập: Thao Lee

Nguồn:  Tubik Studio

Ảnh bìa: Magda


Cùng tác giả

#Tag

chuyên gia ux digital giao diện người dùng kiến trúc thông tin nghiên cứu trải nghiệm người dùng thói quen UI ux web/app

iDesign Must-try

Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
[UX / UI]: 5 thói quen đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng UX research
[UX / UI]: 5 thói quen đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng UX research
 Hôm nay, Joanna – một nhà thiết kế trải nghiệm người dùng tại Microsoft  sẽ làm sáng tỏ năm thói quen quan trọng cần thực hành trong khi tiến hành nghiên cứu…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Các hiệu ứng thị giác trong UI (User Interface)
Các hiệu ứng thị giác trong UI (User Interface)
Biết cách ứng dụng các hiệu ứng thị giác có thể dùng để cân bằng các icon, căn chỉnh lề các thành phần thiết kế một cách chính xác và…