Sự tiến hóa của Chromatic Type và bước đầu định hình giữa thời đại mới

Những nhà thiết kế type hãy quên đi tư duy trắng và đen. Họ phải là những người tiên phong. Họ phải thiết kế nên những typeface màu để dùng cho cỡ chữ nhỏ và báo chí. Rồi sau đó những kỹ sư sẽ theo gót và đáp ứng nhu cầu thị trường. Kết cục: Chromatic type sẽ soán ngôi cả Italic và Bold.

Font màu hay chromatic type không phải là một công nghệ mới mẻ.

Chromatic type xuất hiện đầu tiên vào thập niên 40 của thế kỉ XVIII và đến vài thập niên sau đó mới đạt đến đỉnh cao về độ chính xác, chi tiết nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ in. Vào 1874, William H. Page ở Greeneville, Connecticut, xuất bản cuốn sách 100 trang mang tên Specimens of Chromatic Type & Borders (Bản mẫu chữ, viền in màu) mà đến ngày nay vẫn còn làm các nhà thiết kế mê mẩn.

*chromatic: có màu sắc

 

Bản mẫu của chữ, viền in màu bởi William H. Page & cộng sự

Hiệu ứng màu sắc được tạo ra bằng cách chồng lên nhau hai hoặc nhiều hơn bản chữ in tương ứng có màu sắc khác nhau. Mỗi kiểu chữ được cắt tỉa để có thể chồng lên mực màu của kiểu bên dưới. Nhu cầu sử dụng chữ in màu giảm dần vào thế kỉ XX do cải cách kỹ thuật và thị hiếu thay đổi, nhưng cách mạng kỹ thuật số những năm gần đây đã đơn giản hóa việc sản xuất và hỗ trợ nhiều bộ typeface màu hơn. Điều này đã dẫn tới sự hồi sinh của những thiết kế chữ màu, minh chứng qua sự xuất hiện liên tục của chúng trong danh sách bán chạy nhất, giải thưởng thiết kế, huy hiệu trang trí, logo.

Khả năng đặt nhiều lớp vector đa màu sắc để tạo ra một thiết kế chữ, thông qua SVG (Scalable Vector Graphics: một chuẩn hình ảnh dạng vector) trong Opentype3 (một bộ chuẩn chung của font máy tính) được hình thành do nhu cầu hỗ trợ emoji nhiều màu trong những typeface. Tuy nhiên, việc này đã tạo cơ hội cho những nhà thiết kế type khám phá sự phát triển và vai trò của chromatic type trong truyền thông hiện đại. Mark van Wageningen, nhà sáng lập studio Novo Typo, đang dẫn đầu xu thế này. Bộ chromatic typeface Bixa của anh đã đạt giải thưởng của TDC 2015 (Type Directors Club) và anh liên tục có những cống hiến quan trọng đối với typography. Mục tiêu mà Mark theo đuổi là một ngày nào đó, chromatic type sẽ được sử dụng phổ biến, không những trên màn hình hiển thị mà còn cho những ấn phẩm truyền thông báo chí; không chỉ là để trang trí mà còn là một phần tất yếu của hình dạng và ngữ nghĩa của chữ. “Bạn có thể không đồng tình” là một câu trả lời thường xuyên của anh đối với những tranh cãi về vấn đề này. Tôi đã phỏng vấn Mark về cuộc “thập tự chinh màu sắc” của anh.

Kết quả hình ảnh cho chromatic typeface Bixa
Bộ chromatic typeface Bixa của Mark van Wageningen.

Anh có thể cho biết tình hình hiện tại của chromatic type?

Tôi nghĩ chúng ta đang sống trong thời Hoàng Kim của thiết kế type. Adobe PS đã hỗ trợ SVG trong định dạng Opentype, cho phép đặt nhiều lớp màu trong cùng 1 font và Firefox, Microsoft Edge cũng đã hỗ trợ định dạng này trên web. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc chấp nhận chữ màu. Tôi nghĩ việc sử dụng màu sắc trong typography sẽ không còn đơn thuần mang tính trang trí. Màu trong type sẽ có một công năng nhất định.

Rất nhiều nhà thiết kế chữ đánh giá thấp tầm quan trọng của việc trang trí trong thiết kế chữ – đặt biệt là truyền thông báo chí. Tôi nghĩ chủ nghĩa hiện đại giờ đã lỗi thời. Khái niệm “less is more” ngày nay chỉ còn là tuyên bố sáo rỗng của quá khứ.

Công việc của anh liên quan như thế nào đến điều này?

Novo Typo chủ yếu làm việc với type. Tôi thích hợp tác với nhiều người: thực tập sinh, phụ tá, nhà in, kĩ sư, lập trình viên, hacker, v..v.. Và dù làm việc rất nghiêm túc, chúng tôi vẫn thích có một chút “tai nạn vui vẻ” và có cách tiếp cận chuyên nghiệp với sự nghiệp dư. Đam mê thiết kế của sự ngẫu nhiên và “không mang tính thiết kế”, chúng tôi luôn tìm kiếm sự không hoàn hảo nhưng lại là phù hợp nhất. Bằng cách thực hiện các yêu cầu thiết kế cho nhiều dự án đồ họa và typeface từ khách hàng trên thế giới, chúng tôi có thể trang trải cho các dự án nghiên cứu thử nghiệm mới mẻ của mình.

Chúng tôi nghĩ rằng legibility (tính dễ đọc) trong thiết kế type hiện đại được đánh giá cao quá mức. Tất cả các chữ cái đều legible (có thể đọc được), chứ nếu không, chúng không còn là chữ cái nữa. Chúng tôi không quan tâm đến việc tạo ra một Helvetica mới hoặc “infill-ism(Chủ nghĩa điền vào, ý nói đến việc các typeface mới được tạo ra không có ý tưởng sáng tạo mà chỉ là “điền vào” chỗ trống của thế giới thiết kế type).

Không lâu trước đây, chúng tôi tự hỏi mình rằng: “Tại sao các nhà thiết kế type luôn suy nghĩ theo trắng và đen?”. Thế giới vốn dĩ nhiều màu sắc, Internet vô cùng rực rỡ, Hollywood cũng không còn sản xuất phim đen trắng nữa. Chỉ có nhà thiết kế type suy nghĩ theo cách thức giới hạn này. Với những kỹ thuật mới trong lập trình web, ứng dụng và cả Photoshop, mọi thứ đã được mở rộng với khả năng sử dụng màu sắc cho typography.

Việc sử dụng màu trong thiết kế type có thể đi theo hai hướng. Màu sắc có thể dùng để trang trí và chúng ta đã thấy nhiều biến thể của dạng thiết kế này trong lịch sử type. Hướng còn lại, thú vị hơn hẳn, là màu sắc có thể là chính thành phần cấu tạo những hình dạng cơ bản của chữ cái.

Những biến thể của chữ cái g trong typeface Ziza

Có phải chính ý tưởng này đã dẫn đến dự án Typewood và typeface Bixa?

Nó đến từ sự không hoàn hảo mang tính phù hợp của thiết kế type. Vào 1/2015, chúng tôi in poster ở Grafisch Werkcentrum Amsterdam, nơi có một bộ sưu tập tuyệt vời các máy in cổ. Nếu bạn nhìn poster kĩ lưỡng, bạn sẽ có thể thấy rằng gần như mọi thứ đều có sai sót. Spacing rất tệ, chân của chữ H gần như dính liền nhau, chữ S thì có vẻ như bị lật ngược, đó là chưa kể đến phần rìa thô kệch của từng kí tự. Nhưng tại sao tôi vẫn vô cùng thích nó? Nếu mọi thứ đều sai sót, tại sao sai sót lại hay ho đến vậy?

Poster “đầy sai sót”, mà vẫn có cảm giác rất hay ho.

Cầm bản chữ gỗ trên tay thực sự làm bạn cảm nhận type đã từng như thế nào. Tôi đã nghĩ, “thiết kế typeface màu trên máy tính và chuyển thành file vector, rồi sau đó thành bản chữ gỗ thì thú vị phải biết!”. Từ mới về cũ: một typeface, hiển nhiên là thiết kế trên máy tính, rồi chuyển thành bản gỗ với đầy rẫy bất trắc, texture và “tai nạn vui vẻ”, đó chính là lúc dự án Typewood ra đời. Nó là một trải nghiệm độc đáo khi quan sát sự ảnh hưởng của kết cấu và tính chất vật lí đến thiết kế. Tư duy “sai sót mà vẫn hay ho” là một phần quan trọng trong thiết kế của chúng tôi.

Typewood trong quá trình sản xuất.
Bản mẫu Bixa cho thấy cấu tạo thành phần chữ nhiều màu sắc

Rồi anh chuyển chúng thành web type?

Đặt một bước về quá khứ và giờ là một bước đến tương lai – từ bản chữ in bằng gỗ cho tới webtype. Chúng tôi đã hợp tác cùng với Roel Nieskens từ Pixelambacht, một lập trình viên và chuyên gia font tài giỏi để dựng nên trang bixacolor.com bằng định dạng SVG trong OpenType. Bạn có thể chọn bất cứ tổ hợp màu sắc nào và tải về bộ font đó, miễn phí và dành riêng cho bạn.

Và giờ anh đã hoàn thành một chromatic typeface?

Nếu đào sâu khái niệm tạo tác hình dạng của type bằng màu sắc, trong bối cảnh báo chí, bạn sẽ đi đến kết luận: màu sẽ thay thế cả in nghiêng và in đậm.

Bản mẫu của Ziza từ cuốn Novo Typo Color Book

Màu sắc trở thành “DNA” của typeface. Tôi cho rằng khái niệm font family giờ đang thay đổi và mở rộng. Một font family giờ phải là roman, italic, bold và chromatic. Ví dụ, Eames Century Modern bởi Erik van Blokland & House Industries có một biến thể stencil rất đẹp. Điều này sẽ thúc đẩy định dạng Opentype Font Variations mới.

Bixa được thiết kế cho chữ cỡ lớn, và giờ chúng tôi lại muốn thiết kế một typeface cho cỡ chữ nhỏ hơn dành cho báo chí. Xưởng in Lettergieterij Westzaan đã mời gọi chúng tôi thiết kế một typeface màu ở size 36 bằng chì.

Sau khi kiểm nghiệm, phát họa và đo đạt hết hệ thống này tới hệ thống khác, xưởng đã tạo ra một ma trận dựa trên typeface 2 màu của chúng tôi, Ziza, và làm khuôn một bộ chữ chì để dùng trên máy in Monotype. Dự án này đã được nhắc đến trong cuốn sách The Novo Typo Color Book.

Chromatic type từ Novo Typo Color Book

Những thử thách lớn trong việc phổ biến font màu trên mạng là gì?

Sự hỗ trợ từ trình duyệt và kích cỡ file rất quan trọng, khả năng chọn tổ hợp màu ngay trong CSSAdobe Creative Cloud cũng rất cần thiết. Đây chỉ là những vấn đề kỹ thuật và sẽ được giải quyết trong tương lai. Nhưng bạn nghĩ có nên chờ đợi sự hỗ trợ từ trình duyệt và các sản phẩm Adobe? Tất nhiên là không! Những nhà thiết kế type hãy quên đi tư duy trắng và đen. Họ phải là những người tiên phong. Họ phải thiết kế nên những typeface màu để dùng cho cỡ chữ nhỏ và báo chí. Rồi sau đó những kỹ sư sẽ theo gót và đáp ứng nhu cầu thị trường. Kết cục: Chromatic type sẽ soán ngôi cả Italic và Bold.

Một trang mẫu từ cuốn Novo Typo Color Book

Cho đến ngày mọi chuyện êm xuôi, tôi sẽ là một nhà truyền giáo, một “sứ giả cho typography màu”. Đây là khởi đầu của một kỷ nguyên mới.

Đọc thêm tại:
The Typewood project
Typewood – Declaration Of Deconstructed Typography
Bixa Color (Tối ưu cho Firefox hoặc Microsoft Edge)
Working with OpenType SVG fonts
An introduction to Variable Fonts
Brim Narrow – making a chromatic typeface
Specimens of Chromatic Wood Type, Borders, etc Wm. H. Page & Co.

Người dịch: Thanh Phạm
Tác giả: Jamie Clarke
Nguồn: ilovetypography

Cùng tác giả

#Tag

chromatic type graphic design graphic designer thiết kế đồ hoạ typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
An Bùi khám phá với Thiết kế sáng tạo đa ngành - Multidisciplinary Design
An Bùi khám phá với Thiết kế sáng tạo đa ngành - Multidisciplinary Design
Multidisciplinary Design là một thuật ngữ “vừa mới, vừa lạ” tại Việt Nam. Mình đã có dịp đọc một bài viết sáng tạo liên quan và tìm hiểu về nó:…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…