Những Poster Tuyền Truyền trong suốt 100 Năm Qua (cuối)

Hình con cóc xấu xí này là Thủ tướng chính phủ của Pháp trước đây- Pierre Laval, người đã quyết định liên kết với quốc xã Đức trong thế chiến thứ II.

Hình minh họa này cũng nói về kháng chiến Pháp, cho Hitler thấy về sự sống.

Gino Boccasile: Italy, 1930

Gino Bocasile được ủng hộ bởi Benito Mussilini và đã làm rất nhiều poster tuyên truyền cho ông. Poster của ông ngày càng rõ nét việc phân biệt chủng tộc và chống lại Do Thái và hỗ trợ rất nhiều cho chính phủ bù nhìn Đức.

Sau chiến tranh, Boccasile đã bị đưa đến nhà tù để cộng tác với chế độ phát xít. Công việc duy nhất của ông sau khi ra tù là một nghệ sỹ khiêu dâm và làm việc quảng cáo cho mỹ phẩm Paglieri và giày dép Zenith.

Ông đã trở nên nổi tiếng vì những quảng cáo khiêu dâm của mình.

Pablo Picasso, Tây Ban Nha, 1937

Picasso vẽ bức Guernica trong vụ đánh bom thị trấn của Đức và Ý, theo yêu cầu của các lực lượng quốc gia Tây Ban Nha, ngày 26 tháng 4 năm 1937.

Phải nói rằng đó nhiệm vụ giao cho Picasso trước vụ đánh bom là phải có bức tranh cổ điển đầu tiên và sau cuộc đánh bom, Picasso đã thay đổi bản vẽ của mình chống lại các cuộc đánh bom.

Các bức tranh cho thấy các thảm họa khủng khiếp của chiến tranh, sử dụng dân chúng như một vật thay thế. Nó trở thành biểu tượng chống lại chiến tranh và sau đó được trưng bày khắp thế giới để truyền bá thông điệp. Nó cũng được dùng trong việc giáo dục về sự khủng khiếp của hiến tranh Tây Ban Nha mà hầu hết mọi người chưa bao giờ nghe nói.

Norman Rockwell: Mỹ, 1939

Norman Rockwell có lẽ là một trong những người nổi tiếng về poster tuyên truyền. Ông thừa nhận mình chỉ là một cộng tác viên cho tờ báo Saturday Evening Post. Tờ báo đã trả cho rất nhiều nghệ sĩ và họa sĩ để tuyên truyền những tin tức của Mỹ với chủ nghĩa yêu nước trong vòng 50 năm.

Tác phẩm của ông thường về lý trí hoặc tình cảm. Ông mô tả cuộc sống của người dân Mỹ gồm các chàng trai trẻ trốn chạy khỏi biển báo “Cấm bơi” và những công dân Mỹ vô tư trước những đổ nát xung quanh họ.

Toise the Riveter là một tác phẩm nổi tiếng của Rockwell, đại diện cho người phụ nữ Mỹ làm việc trong các nhà máy cung cấp vũ khí chiến tranh trong thế giới thứ II. Cho thấy phụ nữ Mỹ rất mạnh mẽ và đóng góp rất nhiều cho chiến tranh.

“We Can Do It!” của J. Howard Miller cũng mô tả Rosie the Riveter, chuyển tải cùng một thông điệp: Rockwell cũng không hài lòng với chính sách của Saturday Evening Post, vì vậy trong những năm sau này, ông đã có một chủ đề gây tranh cãi vì nạn phân biệt chủng tộc.

Ông là một họa sĩ rất được tôn trọng với những mảng nổi bật của văn hóa Mỹ, hơn tất cả những gì ông làm cho Saturday Evening Post. Bức họa bên dưới có lên là “The Problem We All Live With”.Nó được biết cho đến dù chỉ dựa trên câu chuyện cua Ruby Bridgesm thông qua ý tưởng từ cuốn Travels With Charley của John Steinbeck.

Các chủ đề liên quan đến vấn đề hội nhập của trẻ da đen ở trường học Mỹ. Little Ruby Bridges đã dựng lại cảnh vào học của trường William Franz lúc 8h40’ sáng.

Lúc này, một đám đông gồm 150 phụ nữ da trắng và thanh thiếu niên đã tụ tập. Họ la hét và ném cà chua vào cô bé nhỏ. Thật khó mà không bị tác động khi nhìn vào bức ảnh này.

Xu Ling: China, 1950

Thật khó để tìm thấy thông tin chi tiết của các nghệ sĩ Trung Quốc nhưng chúng ta có thể tập trung vào những gì họ muốn truyền đạt thông qua tác phẩm của mình.

Đây là một bức tranh biếm họa của một chỉ huy Mỹ tại Hàn Quốc tại thời điểm này, General MacAthur. Nó cho thấy Hoa Kỳ đại diện cho cái ác và Macarthur thể hiện qua cảnh người mẹ và em bé bị giết. Bom Mỹ đã được thả xuống các thành phố ở Trung quốc khi Mỹ xâm chiếm Hàn Quốc.

Ya Shanlu (???): Trung Quốc, 1952

Một lần nữa chúng ta lại không biết rõ về nghệ sĩ nhưng chúng ta hiểu được ý nghĩa của tác phẩm đối với mọi người về việc tiêm chủng để chống lại bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào.

Người Trung Quốc đã bị kế hoạch sử dụng vũ khí vi khuẩn chống lại họ, vì vậy họ đã lập những tổ chức tiêm chủng để bảo vệ người dân Trung Quốc.

Ning Hao: Trung Quốc, 1954

Dọc theo dòng Rosie the Riveter, bức họa của Ning Hao cho thấy cảnh người phụ nữ cùng làm việc với đàn ông trong các nhà máy, một cách để giải phóng chính họ và tăng lực lượng sản xuất của Trung Quốc.

Jim Fitxpatrick: Ireland, 1968

Jim Fitpatrick là một nghệ sỹ Celtic nổi tiếng, nhưng ông thật sự nổi tiếng với poster Che Guevara của mình vào năm 1968. Người ta nói rằng ông là người đã làm chết các trang cách mạng.

Ông đã có lần gặp khi Guecara bay đến Ireland vào năm 1963 và đăng ký tại khách sạn Marine ở Killkee. Fitzpatrick là thiếu niên duy nhất vào thời điểm đó và đã làm việc ở đây suốt mùa hè.

Poster trở thành biểu tượng toàn cầu và là cờ trong các cuộc biểu tình chống lại chiến tranh ở Việt Nam và là biểu tượng của FARC ở Columbia- một tổ chức du kích cách mạng theo chủ nghĩa Mac-LeNin thường tham gia vào các cuộc chiến tranh vũ trang ở Columbia.

Zapatista Army của quân đội Hoàng gia (Ejército Zapatista de Liberación Nacional, EZLN), một nhóm cách mạng tại Chiapas, cực nam một bang của Mexico cũng sử dụng biểu tượng này.

Hình ảnh cũng được sử dụng trong các cuộc bạo loạn ở Paris vào năm 1968. Khắp các nước phương Tây còn lại, hình ảnh Marxist Che Guevara luôn được sử dụng.

Huỳnh Văn Thuận: Việt Nam, 1972

Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận sinh năm 1921, quê ở Gia Định – Sài Gòn. Ông cũng là người vẽ ra huy hiệu Đoàn Thanh Niên năm 1951. Tôi thấy tác phẩm dưới gợi nhớ đến một bộ phim về chiến tranh Việt Nam những năm 1960.

Micah Ian Wright: Mỹ, 2003

Sau khi Micah Wright tốt nghiệp, ông ấy làm một thời gian cho Nickekelogeon và làm hoạt hình The Angry Beavers. Sau đó vào năm 2003, trước cuộc xâm lược Irag, Micah đã xuất bản cuốn sách chống lại chiến tranh, Cuốn sách với đầy đủ các poster với thông điệp chiến tranh hiện đại mà Micah đã sưu tập.

Brian Lane Winfield Moore: Mỹ, 2009

Brian Moore là một nghệ sỹ hiện đại luôn trưng bày các tác phẩm của mình trên blog của ông. Ông sống ở Brooklyn và được biết đến với danh nghĩa là nhà phát triển mạng và chống lại cuộc bầu cử Iran năm 2009.

Các poster dựa trên các poster tuyên truyền cũ của thế chiến thứ II nhưng với những thông điệp công nghệ hiện đại và một văn hóa web. Poster này phản đối việc bầu cử ở Iran năm 2009. Ông đã mượn “loose lips” và đổi thành “tweets”.

Poster tiếp theo về quy định hạn chế trên Internet và các hoạt động chống lại chiến tranh khủng bố không được cho phép.

Nghệ sĩ khuyết danh: Mỹ, 2010

Tôi không thể xác định ai là tác giả của tác phẩm này nhưng cách sử dụng Tory rất thông minh và mặt nạ Scooby Doo giấu sau một ác quỹ. Tory hiện nay ở số 10 Downing Street và David Cameron giờ đây là thủ tướng chính phủ của Vương quốc Anh.

Poster này cho thấy thiếu sự tin tưởng vào Cameron, không chỉ riêng Thatcher: Von Pip

Poster cuối cùng

Nick Griffin không chỉ là nghệ sỹ, ông còn là Chủ tịch Đảng Quốc gia Anh (BNP). Cũng như hầu hết các đảng quốc gia trên toàn thế giới, BNP là một công cụ tuyên truyền dựa trên cảm xúc chứ không phải là thông tin chuyển tải.

BNP đã tạo ra những hận thù chất chứa trong nhiều năm. BNP quan tâm đến cả những người dân đồng bằng, ngôn ngữ cảm xúc và những vấn đề ảnh hưởng đến cá nhân và luôn đổ lỗi cho ai đó về những vấn đề này.

Cũng giống như nhiều đảng quốc gia khác, BNP đổ lỗi cho những vấn đề này và dử dụng tôn giáo như một công cụ truyền đạt mạnh mẽ nhưng cũng rất phi đạo đức. Đây là một dạng tuyên truyền lừa đảo.

Bài dịch của Vnwordpress từ SmashingMagazine

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức poster

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Noah Baker chia sẻ về thiết kế áp phích và cách anh ấy tránh bị ‘mắc kẹt trong những cái hố thẩm mỹ’
Noah Baker chia sẻ về thiết kế áp phích và cách anh ấy tránh bị ‘mắc kẹt trong những cái hố thẩm mỹ’
Đối với nhà thiết kế có trụ sở tại New York, áp phích (posters) là một phương tiện hấp dẫn vì chúng phải truyền đạt thông tin: “Cốt lõi chúng…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Những chú mèo siêu thực trong poster phim Cộng hòa Séc và Ba Lan
Những chú mèo siêu thực trong poster phim Cộng hòa Séc và Ba Lan
Chẳng biết vô tình hay hữu ý, mèo xuất hiện rất nhiều trong những tấm poster phim của Séc và Ba Lan thập niên 1960 - 1970, với đủ hình…
Kiyoshi Awazu - Hành trình cách mạng hóa những hình ảnh đã cũ của Nhật Bản
Kiyoshi Awazu - Hành trình cách mạng hóa những hình ảnh đã cũ của Nhật Bản
Có gì trong những tác phẩm của Kiyoshi Awazu? Điều gì khiến ông ở thành một trong những nhà thiết kế vĩ đại của Nhật Bản?
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…