Nhà thiết kế năm 2025 sẽ ra sao?

Câu hỏi đặt ra là: Điều gì làm nên một nền giáo dục thiết kế chuẩn mực? Và nhà thiết kế ở tương lai sẽ làm những công việc cụ thể nào, về phương diện trong và ngoài lĩnh vực thiết kế?

Bài viết bởi Emily Gosling, senior editor tại Eye on Design, nhà báo về văn hóa và nghệ thuật.


Tại Hội nghị AIGA* diễn ra vào tháng 10/2017, họ đã dành ra hẳn 3 buổi để nói về chủ đề “Nhà thiết kế năm 2025”, làm thế nào để thầy, cô giáo có thể trang bị đầy đủ kiến thức để làm tốt công việc trong tương lai; nghe có vẻ hơi xa xôi nhưng điều này sẽ diễn ra chỉ trong vòng chưa đến 10 năm nữa.

*AIGA là tổ chức thiết kế chuyên nghiệp, có quy mô lớn và có thâm niên lâu đời nhất – với hơn 25.000 thành viên trên khắp thế giới. 

Điều cốt lõi của buổi hội nghị AIGA Designer 2025 nằm ở 2 câu hỏi: Nguyên lý đằng sau quá trình thiết kế và giáo dục trong thời đại kinh tế là gì? Và điều đó có gì khác khi đặt trong bối cảnh công nghiệp không?

Đây là câu hỏi chung của học sinh, sinh viên và nhà giáo dục trên khắp thế giới, bên cạnh đó, dự đoán từ cục Thống kê lao động Hoa Kỳ sẽ cho ta biết lĩnh vực sáng tạo đang thay đổi ra sao. Cục thống kê dự đoán rằng chỉ có khoảng 0 đến 1% về sự thay đổi trong xu hướng thiết kế đồ họa truyền thống từ năm 2014 đến 2024, chiếm tỉ lệ khá nhỏ trong tổng số 7% như dự đoán trong tất cả lĩnh vực. (Bên cạnh đó, 20% nhà thiết kế đồ họa hiện tại đang kinh doanh tự chủ, điều này cho thấy rằng những thế hệ đi sau sẽ phải bắt đầu từ con số 0.)

Sự đối lập ở những cá nhân thiết kế đồ họa truyền thống nằm ở vị trí thiết kế trong “thời đại giao tiếp kết nối” [mạng xã hội, phần mềm thiết kế, và những thứ liên quan đến internet], dự đoán sẽ tăng lên 27% cùng kì. Nhà thiết kế luôn biến hóa đa dạng trong hình thái, và kì vọng mà xã hội đặt ra cho họ cũng thay đổi theo. Từ đó, nhà giáo dục sẽ thay đổi mô hình và loại hình lớp học tương ứng ra sao?


Áp dụng công nghệ nhưng vẫn lấy con người làm trung tâm

Theo như báo cáo tại hội nghị AIGA Designer 2025, “Mọi người không còn tiếp nhận thông tin một cách thụ động  trong thời đại công nghệ và xã hội phức tạp, mà sẽ trở nên chủ động hơn trong việc tạo ra nội dung và chất lượng trải nghiệm.”

Sự thay đổi này, đi kèm với xu hướng tiêu thụ và truyền tải thông tin thích ứng và cá nhân hóa hơn, đã tạo ra loại hình thiết kế phổ biến “tập trung vào con người”, một phương pháp tiếp cận thiết kế lấy con người làm trung tâm chứ không phải là thông điệp hay bất kì vật thể xung quanh nào khác. Điều đó có nghĩa là tính chất của lớp học thiết kế đã thay đổi: nghiên cứu không phải là quá trình được thực hiện lúc ban đầu dự án, mà phải được diễn ra thường xuyên “thông qua quá trình phản hồi và đánh giá kết quả thiết kế xuyên suốt” trong thông điệp, sản phẩm, môi trường và dịch vụ.

Mariana Amatullo, nhà đồng sáng tạo và phó giám đốc phòng Designmatter tại trường Cao đẳng Thiết kế trung tâm cho hay.

Amatullo nói rằng xã hội chúng ta đang chứng kiến một “làn sóng” thay đổi. Cốt lõi của những sự thay đổi này là công nghệ thường xuyên thay đổi và phát triển nhanh chóng. Nhà thiết kế cần nắm bắt ảnh hưởng của công nghệ đến thế giới, và nhà giáo dục học sẽ cần phải chuẩn bị nhiều thứ để thích ứng với sự thay đổi này. “Giáo dục trong lĩnh vực thiết kế ở tương lai không xem công nghệ là một công cụ phục vụ đơn giản mà là nguồn thông tin dồi dào cho cuộc sống chúng ta,” đội ngũ tại AIGA Designer 2025 viết.


Thông thạo những lĩnh vực khác ngoài thiết kế

Trong báo cáo và hội nghị chuyên đề, đội ngũ AIGA đã chắt lọc những thách thức và vấn đề tiềm ẩn trong thay đổi này thành xu hướng xác định. Một trong những xu hướng ấy là “phức tạp” – trong đó vấn đề trong thiết kế sẽ “được đặt trong nhiều hệ thống lớn khác nhau,” được định hình bởi mối quan hệ vật lý, tâm lý, xã hội, văn hóa, công nghệ và kinh kế độc lập. Điều này đồng nghĩa với việc các đội ngũ liên ngành sẽ trở nên cần thiết hơn và vấn đề trong thiết kế này cần có sự hợp tác để được nhanh chóng giải quyết.

Amatullo nói rằng thiết kế ngày nay có chiều hướng gia tăng về số lượng lẫn chất lượng, và chuẩn mực về “thiết kế” không còn quá rõ ràng và khắt khe. “Sự trường tồn trong thiết kế là vô cùng đa dạng, và khuôn khổ về thiết kế thật sự đã thay đổi,” cô chia sẻ.

Những sinh viên thiết kế ngày nay nên có cách nhìn nhận đa chiều về một vấn đề trong thiết kế, đồng thời cũng nên xác định mối quan hệ giữa con người, sự vật và hành động trong một tổng thể phức tạp. Do đó, nhà giáo dục học nên giảng dạy kĩ năng quản lý và tinh thần hợp tác, đảm bảo học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức và công cụ cần thiết để thương lượng và dung hòa giữa những nhóm đối tượng riêng, những người sẽ đưa ra kế hoạch khác nhau cho một dự án.

Từ đó chúng ta sẽ có một xu hướng mang tên “tổng hợp và quản lý”. Nói cách khác, nhà thiết kế ở tương lai cần có kĩ năng tổng hợp những sản phẩm, dịch vụ và nguồn thông tin rời rạc. Điều này vô cùng quan trọng khi nói đến các dự án xây dựng thương hiệu tích hợp nhiều thông điệp, sản phẩm và dịch vụ khác nhau từ nhiều nguồn đa dạng.

Ví dụ, khách hàng rất coi trọng sự nhất quán giữa thông điệp và giá trị từ nhãn hàng thông qua các sản phẩm và dịch vụ cũng như trách nhiệm về xã hội từ họ. Nhà thiết kế cần phải đạt được sự nhất quán giữa biểu tượng và câu từ, đồng thời có khả năng lường trước được những hiểu nhầm có thể xảy ra trong quá trình giao tiếp.

Bên cạnh đó, họ cần hiểu biết sâu sắc về ảnh hưởng của công nghệ hiện tại và tương lai đến ngữ cảnh thiết kế. Phần lớn là về việc kết nối giữa trải nghiệm thực tế và trên công nghệ số, khiến cho người dùng có một trải nghiệm xuyên suốt và mượt mà khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Đội ngũ tại AIGA Designer 2025 nói rằng, “Những platform mới sẽ giúp cải thiện trải nghiệm thực tế nhưng đồng thời cũng tạo ra sự khác biệt giữa các loại máy móc và đa dạng hóa hành vi tương tác của người dùng.”


Gia tăng nhận thức về ứng dụng thiết kế

Theo như báo báo từ Designer of 2025, các sinh viên thiết kế ở hiện tại và tương lai cần có kĩ năng cân bằng mục tiêu giữa các nhà đầu tư trong dự án một cách khéo léo và phân tích, đánh giá tác phẩm của mình theo phương diện xã hội, văn hóa, công nghệ, kinh tế và môi trường. Điều quan trọng nhất chính là sự giải thích: Hơn bao giờ hết, nhà thiết kế ngày nay cần đánh giá và chứng minh nghiên cứu cùng kết quả đạt được, đồng thời phải nắm bắt những vấn đề tiềm năng xung quanh sản phẩm và hình ảnh.

Tyler Galloway, phó giáo sư tại viện nghệ thuật thành phố Kansas, tóm lược về lối suy nghĩ và tư duy cần có ở một nhà giáo dục thiết kế: “Hãy trở thành người hỗ trợ quá trình giao tiếp chứ không phải là cá nhân phát ngôn diễn giải ý tưởng, tuy nhiên bạn cũng đừng giữ khư khư kiến thức và kinh nghiệm cho riêng mình.”


Tác giả: Emily Gosling
Người dịch: Đáo
Nguồn: Eye on Design
Ảnh bìa: bbvn.com



Cùng tác giả

#Tag

AIGA Designer 2025 designer future nhà thiết kế nhà thiết kế tương lai

iDesign Must-try

Designer, đây là những dấu hiệu bạn vẫn đang phát triển
Designer, đây là những dấu hiệu bạn vẫn đang phát triển
Thỉnh thoảng bạn tự hỏi, liệu mình có đang tiến triển gì trong công việc? Cách rõ nhất để thấy được sự phát triển là đạt được thành tích, mục…
5 con đường khác nhau để trở thành designer
5 con đường khác nhau để trở thành designer
Khi nói đến việc xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, có vô số con đường khác nhau để người ta có thể đi theo. Trong bài viết này,…
[UX / UI]: 5 thói quen đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng UX research
[UX / UI]: 5 thói quen đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng UX research
 Hôm nay, Joanna – một nhà thiết kế trải nghiệm người dùng tại Microsoft  sẽ làm sáng tỏ năm thói quen quan trọng cần thực hành trong khi tiến hành nghiên cứu…
Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại gốc Việt
Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại gốc Việt
Nói đến các nhà thiết kế thế kỉ 20, chúng ta biết đến những cái tên nổi tiếng như Alvar Aalto, Le Corbusier, Jean Prouvé,... mà ít người biết rằng…
9 logo mang tính biểu tượng được tạo nên bởi các nhà thiết kế nữ
9 logo mang tính biểu tượng được tạo nên bởi các nhà thiết kế nữ
Để kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, sau đây là 9 dự án được thiết kế bởi những nhà sáng tạo tài năng nhất trên thế giới - tất…
Làm thế nào mà Helvetica trở thành một ‘biểu tượng’ của Typography
Làm thế nào mà Helvetica trở thành một ‘biểu tượng’ của Typography
Được phát triển vào năm 1957, nó đã trở nên phổ biến và có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi