Nghệ thuật và văn hóa người Mỹ gốc Phi nở rộ như thế nào trong thời Phục hưng Harlem

Vào đầu thế kỷ 20, khu phố Harlem của thành phố New York đã trải qua một sự chuyển đổi lịch sử. Trong thời kỳ được mô tả là Phục hưng Harlem (Harlem Renaissance), khu vực này phát triển trở thành một trung tâm văn hóa cho người Mỹ gốc Phi, đỉnh cao của những tiến bộ chưa từng có trong nghệ thuật, văn học và âm nhạc.

Mặc dù thời kỳ hoàng kim này kéo dài chưa đầy 20 năm, nhưng họ đã để lại cho nhân loại những di sản tồn tại hàng thập kỷ. Do sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nghệ thuật nói chung và văn hóa da màu nói riêng, nên Phục hưng Harlem vẫn luôn được xem là một trong những phong trào văn hóa quan trọng nhất nước Mỹ.


1. Lịch sử hình thành của Phục hưng Harlem

Trong khi phong trào nổi lên, nhiều nhà sử học đánh dấu sự khởi đầu này vào năm 1918, hai năm sau khi bắt đầu cuộc Đại di cư. Hiện tượng này chứng kiến ​​một cuộc di cư hàng loạt của hơn 6 triệu người Mỹ gốc Phi từ miền Nam để đi đến các khu vực đô thị hóa trên khắp đất nước. Trong cuộc tị nạn chính trị tại biên giới của đất nước, nhiều người trong số họ đã lên đường tìm đến thành phố New York và định cư tại Harlem.

Jacob Lawrence, Panel 40 (“Great Numbers”) từ “Migration Series,” 1940-1941 (Ảnh: Ron Cogswell qua Flickr )


Kể từ đầu thế kỷ đó, Harlem đã thu hút ngày càng nhiều người dân da đen. Mặc dù dự định ban đầu nơi đây sẽ là một khu phố da trắng thượng lưu, nhưng thặng dư nhà ở khiến cho nhiều tòa nhà trở nên bỏ trống. Một số ít các gia đình người Mỹ gốc Phi từ các khu vực khác của thành phố cũng di cư về đây, khiến những người da đen New York cũng thực hiện theo. Điều này làm cho khu phố trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với những người tị nạn niềm Nam, việc tái định cư đã biến khu phố không người trở thành một trung tâm văn hóa lớn.

“Khu vực Harlem của Manhatta, chỉ có ba dặm vuông nhưng đã thu hút gần 175.00 người Mỹ gốc Phi, khiến nơi đây trở thành khu dân cư tập trung lớn nhất của người da đen trên thế giới”, Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa Mỹ gốc Phi giải thích. “Harlem trở thành một điểm đến của người Mỹ gốc Phi trong mọi hoàn cảnh. Từ những người lao động không có nhiều kỹ năng, đến tầng lớp trung lưu có học thức, họ chia sẻ những hiểu biết chung về chế độ nô lệ, giải phóng và áp bức chủng tộc, cũng như quyết tâm rèn giũa nên một bản sắc mới của những người tự do”.

Để đạt được mục tiêu này, những nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi từ khắp nơi trên đất nước đã đổ về Harlem, nơi khơi dậy sự sáng tạo và mang đến những tác phẩm đột phá.


2. Thành tựu trong lĩnh vực nghệ thuật


Hội họa

Bức ảnh chụp các sinh viên trong một lớp học nghệ thuật miễn phí tại Trung tâm nghệ thuật cộng đồng Harlem, Đại lộ 290 Lenox, thành phố New York (Ảnh: Wikimedia Commons)


Các nghệ sĩ xuất sắc đến đây mang lại sự tái sinh cho nền nghệ thuật của Harlem. Hầu hết các nghệ sĩ tập trung vào hội họa, điêu khắc và các phương tiện khác nhau nhằm khai quát những câu chuyện nghệ thuật của người Mỹ gốc Phi. Các tác phẩm đạt đến đỉnh cao góp phần xây dựng một bộ sưu tập mang ý nghĩa lịch sử, từ tác phẩm điêu khắc mạnh mẽ và ấn tượng của nữ nghệ sĩ Meta Vaux Warrick Fuller đến các bức tranh tường hiện đại về Thời đại Jazz của Aaron Dougla.

Aaron Douglas, “Aspirations,” 1936 (Ảnh: Wiki Art)

Giống như nhiều họa sĩ khác, Douglas là thành viên của Hiệp hội nghệ sĩ Harlem (Harlem Artists Guild). Hiệp hội này được thành lập bởi nhà điêu khác Augusta Savage, nghệ sĩ đa ngành Charles Alston và họa sĩ vẽ tranh tường Elba Lightfoot vào năm 1935. Đây là một tổ chức nhằm vận động các nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi ở khu phố.

Mặc dù hiệp hội chỉ tồn tại được vài năm (kết thúc vào năm 1941), nhưng họ đã đạt được những mục tiêu nhất định: khuyến khích những tài năng trẻ, thúc đẩy mối quan hệ giữa nghệ sĩ và công chúng, cải thiện mức sống và cơ hội cho các nghệ sĩ. Đây cũng là bước đầu để thành lập Trung tâm nghệ thuật cộng đồng Harlem (Harlem Community Art Center), một không gian chưa từng có được thành lập thông qua Dự án nghệ thuật liên bang.


Văn học

William Edward Burghardt Du Bois, 1918 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Một mảng khác phát triển khá mạnh mẽ trong thời kỳ Phục hưng Harlem là văn học. Trong giai đoạn này, những người liên quan đến phong trào phụ thuộc rất nhiều vào các phương tiện truyền thông in ấn, và thơ ca là phương tiện để truyền đạt thông điệp.

Một tạp chí phổ biến được nhiều người biết đến với tên gọi The Crisis, đây là ấn phẩm hàng quý được xuất bản bởi Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (the National Association for the Advancement of Colored People – NAACP). Việc di cư đến thành phố này một phần do sự nguy hiểm của định kiến chủng tộc, đặc biệt đối với người da màu, vì vậy The Crisis là nơi để họ chia sẻ tác phẩm của các nhà văn da đen. William Edward Burghardt Du Bois (một nhà hoạt động, nhà xã hội học, nhà sử học và nhà văn nổi tiếng) là biên tập viên của tờ The Crisis, tuy nhiên ông đã từ chức vào năm 1934. Tạp chí này hiện vẫn đang xuất bản và lưu hành như tiếng nói của tổ chức dân quyền lâu đời nhất và lớn nhất trên thế giới.

“The Crisis: A Record of the Darker Races” 11/1910 (Ảnh: Wiki Art)

Ngoài các tạp chí như The Crisis, thơ ca cũng là một nền tảng để hoạt động và phản ảnh về lịch sử người da màu. Phong trào thơ ca được nở rộ bởi các nhà thơ như Langston Hughes, ông đã xem việc viết lách như phương tiện để thể hiện bản thân là người da màu một cách đầy tự hào. Hughes là người tiên phong của thơ jazz, ông đã đưa giai điệu của nhạc jazz trở thành những tác phẩm trữ tình. Những sáng tác đáng chú ý của ông bao gồm “Dreams”, “The Weary Blues” “Words Like Freedom.”

Một tấm bảng bằng đồng ở thành phố New York khắc tác phẩm của Langston Hughes
(Ảnh: Oleg Anisimov/Shutterstock)

Âm nhạc

Ảnh: Africa Studio/Shutterstock

Phục hưng Harlem cũng là giai đoạn mà Thời đại Jazz lên ngôi. Đặc trưng của giai đoạn này là sự phổ biến ngày càng gia tăng của nhạc jazz, một thể loại có nhịp điệu mang tính biểu cảm, cách điệu và mức độ ngẫu hứng khác nhau giữa các loại hình nhân khẩu học Mỹ. Nhạc Jazz được phát minh bởi các nghệ sĩ da đen dựa trên sự kết hợp của điệu ragtime và blues, ngày nay Jazz lan rộng khắp thế giới, nó hiện diện tại mọi nền văn hóa âm nhạc quốc gia, vùng và khu vực, nảy sinh ra nhiều phong cách riêng biệt. Điều này khiến nó trở thành một phần nội tại của Phục hưng Harlem.

Trong thời kỳ này xuất hiện những nghệ sĩ vĩ đại như Duke EllingtonBillie HolidayElla Fitzgerald, và Louis Armstrong, sự nổi tiếng của họ một phần nhờ vào các buổi biểu diễn tại Câu lạc bộ Cotton của Harlem. Câu lạc bộ Cotton ban đầu được mở vào những năm 1920 trên đường số 142 và Đại lộ Lenox khi Harlem là sân chơi của những người giàu có. Mặc dù, câu lạc bộ được tách biệt (chỉ những khách hàng da trắng mới có thể tham gia, trong khi tất cả các dịch vụ và giải trí được cung cấp bởi người da đen), thế nhưng nơi đây đóng vai trò nòng cốt trong việc phổ biến và phát triển phong trào nhạc Jazz.

Tuy nhiên, câu lạc bộ Cotton đã đóng cửa sau một cuộc bạo loạn ở chủng tộc năm 1935, cùng với cuộc Đại suy thoái, đánh dấu sự kết thúc của Phục hưng Harlem.


3. Di sản văn hóa

Một bức khảm tại Harlem (Ảnh: ShellyS qua Flickr CC BY-NC-SA 2.0)

Mặc dù thời kỳ hoàng kim của Harlem kết thúc vào giữa những năm 1930, nhưng nó đã để lại một di sản văn hóa vô cùng mạnh mẽ. Ngoài những đóng góp của các nghệ sĩ, nhà văn và nhạc sĩ, phong trào đã mở đường cho những thành tựu trong tương lại. Từ những nghệ sĩ hiện đại như Jacob Lawrence đến công trình mang tính biểu tượng Apollo Theatre, khu vực này đã mang đến những nhân vật và địa điểm có dấu ấn quan trọng trong suốt thế kỷ qua.

Năm 2013, trong một bài phát biểu Cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã ca ngợi nơi đây như một địa điểm quan trọng đối với Lịch sử người Mỹ gốc Phi. “Có một lý do tại sao tôi muốn mang tất cả các bạn đến với Harlem ngày hôm nay”, bà ấy nói, “đó là vì cộng đồng này được truyền một loại năng lượng và niềm đam mê mang tinh hoa của nước Mỹ, điều đó cũng đã chạm đến rất nhiều người trên thế giới.”

Để kết thúc bài phát biểu của mình, bà đã đọc bài thơ “Dream” của Langston Hughes.


Biên tập: Thao Lee
Nguồn: mymodernmet

Cùng tác giả

#Tag

African American Art Apollo Theatre art history Harlem Renaissance Heirstory Langston Hughes lịch sử nghệ thuật Phục hưng Harlem tạp chí The Crisis

iDesign Must-try

Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…
Loïs Mailou Jones - Thành công trong hội họa để chống lại phân biệt chủng tộc
Loïs Mailou Jones - Thành công trong hội họa để chống lại phân biệt chủng tộc
Sự thành công của Loïs Mailou Jones đã mở đường cho các nghệ sĩ da màu như thế nào?
Mọi điều về Jean-Michel Basquiat, một họa sĩ từ cốt lõi
Mọi điều về Jean-Michel Basquiat, một họa sĩ từ cốt lõi
Mặc dù cuộc đời của ông ngắn ngủi một cách đáng buồn, nhưng những bức tranh thô mộc, cấp tiến của Jean-Michel Basquiat đã tạo được ảnh hưởng lâu dài…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…