Lịch sử độc đáo và thẩm mỹ tinh tế của bản in khắc gỗ Ethereum Nhật Bản

Nổi tiếng với quy trình có một không hai và tính thẩm mỹ đặc biệt, tranh khắc gỗ đã trở thành một hình thức được công nhận rộng rãi và mang tính biểu tượng của nghệ thuật Nhật Bản. 

Đi cùng những bức tranh, các bản in sản xuất từ ​​thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 đã nắm bắt được tinh thần ukyio-e (một thể loại nghệ thuật phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XVII tới thế kỷ XIX tại Nhật Bản. Thuật ngữ ukiyo-e (浮世絵, IPA: [u.ki.jo.e]) dịch ra có nghĩa là “[những] bức tranh của thế giới hư ảo”).

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng khám phá sâu hơn về những bản in khắc gỗ Nhật Bản này, đặc biệt là lịch sử hấp dẫn, kỹ thuật lâu đời và phong cách đặc trưng của chúng.


1. Lịch sử in mộc bản

Katsushika Hokusai, “The Great Wave off Kanagawa,” ca. 1829-1833 (Ảnh: Wikimedia Commons Public Domain)

Xuất hiện vào thời nhà Hán của Trung Quốc và tồn tại từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên, nghệ thuật in mộc bản không được phổ biến ở Nhật Bản cho đến thời đại Edo từ 1603 đến 1868. Ban đầu, quy trình in mộc bản được sử dụng để tái sản xuất tranh cuộn truyền thống như sách giá cả phải chăng. Tuy nhiên, ngay sau đó, nó đã được điều chỉnh và sử dụng như một phương tiện để sản xuất bản in hàng loạt.

Mặc dù in mộc bản đã được thay thế bằng các phương pháp in hoạt tự (về văn bản), nhưng nó vẫn là phương pháp được ưa thích và phổ biến đối với các nghệ sĩ Nhật Bản trong nhiều thập kỷ, cụ thể là những người làm việc trong thể loại ukiyo-e. Các bậc thầy Nhật Bản như Andō Hiroshige, Katsushika Hokusai và Kitagawa Utamaro đã nâng cao giá trị của phương pháp in mộc bản, chúng được xem là tác phẩm nghệ thuật đẳng cấp thế giới ngày nay.


2. Kỹ thuật

Giống như quy trình khắc gỗ của phương Tây, phương pháp kỹ thuật của Nhật Bản xoay quanh các hình chạm khắc nổi và ứng dụng màu sắc.

Để tạo ra bản in khắc gỗ theo phong cách truyền thống của Nhật Bản, trước tiên, nghệ sĩ vẽ lên washi, một loại giấy mỏng nhưng chắc chắn. Các washi sau đó sẽ được dán vào một khối gỗ, tiếp đó họ sử dụng đường nét của bản vẽ như khuôn mẫu để khắc hình ảnh vào bề mặt của nó.

Các nghệ sĩ sau đó sẽ lăn mực lên khuôn in đã được khắc nổi. Một mảnh giấy được đặt lên trên, và công cụ phẳng mang tên baren sẽ giúp mực thấm vào giấy. Để kết hợp nhiều màu sắc vào cùng một tác phẩm, các nghệ sĩ tạo ra các bản khắc gỗ riêng biệt và sơn mỗi màu bằng một sắc tố khác nhau, sau đó lặp lại toàn bộ quá trình như trên.


3. Phong cách đặc trưng

Bảng màu phong phú

Mặc dù sản xuất các bản in là một quá trình nhanh chóng và có vẻ máy móc, nhưng nó đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật là bởi những màu sắc được vẽ tỉ mỉ bằng tay. Màu đỏ rực rỡ, màu xanh lam và màu xanh lá cây mạnh mẽ, thậm chí cả màu đen nổi bật cũng gây ấn tượng mạnh như trong bản in khắc gỗ nổi tiếng nhất – “The Plum Garden in Kameido” (Vườn hoa Mai ở Nhật Bản ở Kameido)

Andō Hiroshige, “The Plum Garden in Kameido,” 1857 (Ảnh: Wikimedia Commons Public Domain)

Theo Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, những bảng màu ấn tượng này lần đầu tiên được thể hiện thành từng mảnh vào cuối những năm 1700, khi các nghệ sĩ nâng cao quy trình của họ bằng các công cụ và vật liệu mới. Để in với độ chính xác nhiều khối màu trên một tờ giấy, một hệ thống căn chỉnh đã được sử dụng. Đối với chất liệu giấy, vỏ bên trong cây dâu tằm rất được ưa chuộng, vì nó đủ chắc chắn để chịu được nhiều tác động trên các khuôn gỗ khác nhau và đủ thấm để hấp thụ mực và sắc tố. Hình chạm khắc trên mộc bản có thể được sử dụng hàng ngàn lần đến khi chúng mòn đi.

Bố cục phẳng

Torii Kiyonaga, “Bathhouse Women,” ca. 1780 (Ảnh: Library of Congress)

Trong khi hầu hết các nghệ sĩ làm việc với giấy luôn muốn đạt được cảm giác thực tế về phối cảnh, những người chuyên in tranh khắc gỗ lại ít quan tâm đến chiều sâu và không gian. Thay vào đó, họ ưa chuộng hình dạng mạnh mẽ, thiết kế tạo hình và đường nét táo bạo.

Sự ưa chuộng trong phong cách này thể hiện rõ ở Bathhouse Women của Kiyonaga, khi mà màu sắc, chủ đề về vẻ đẹp và thậm chí cả hình học đã chi phối bất kỳ mối quan tâm nào trong việc đạt được phối cảnh chính xác.

Đường nét mạnh mẽ

Andō Hiroshige, “Kanbara,” ca. 1833-1834 (Ảnh: Wikimedia Commons Public Domain)

Với bản chất của quy trình in ấn, đặc biệt là khi các bản in có nhiều lớp màu đơn sắc, các đường nét mạnh mẽ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc mang lại tính thẩm mỹ đặc trưng của loại hình nghệ thuật này.

Những đường nét màu đen tinh tế tạo nên sự tương phản giữa màu sắc sặc sỡ, đem đến nét đặc trưng của hình minh họa cùng tính chất phẳng trong không gian thể hiện. “Các màu sắc mềm mại có thể hòa tan trong nước này có nguồn gốc từ thực vật và khoáng sản từ cuối thế kỷ XIX, chúng được sử dụng để viền các khu vực mặt phẳng rộng nhằm tạo nên độ sắc nét cho tác phẩm”, Bảo tàng nghệ thuật châu Á của San Francisco giải thích. Ngay cả khi các nghệ sĩ áp dụng kỹ thuật đổ bóng từ phương Tây vào các tác phẩm hiện đại, thì quy trình khắc gỗ để tạo những tác phẩm bố cục phẳng vẫn là một trong những đặc điểm đặc biệt của các bản in Nhật Bản.

Biên tập: Thao Lee

Tác giả: Kelly Richman-Abdou

Cùng tác giả

#Tag

bản in Ethereum Heirstory in khắc gỗ nghệ thuật in khắc gỗ Nhật Bản nghệ thuật nhật bản ukyio-e

iDesign Must-try

Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Vì sao heta-uma lại có nghĩa là 'xấu mà đẹp'? Phong cách thẩm mỹ này nhằm ám chỉ điều gì?
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Vì sao Nhật Bản lại có những phát minh kì quặc khó có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày?
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima có những công trình đương đại nổi tiếng nào khiến nơi đây trở nên độc nhất trên thế giới?
Chủ nghĩa Nhật Bản: Cảm hứng cho các nghệ sĩ trường phái ấn tượng châu Âu
Chủ nghĩa Nhật Bản: Cảm hứng cho các nghệ sĩ trường phái ấn tượng châu Âu
Được biết đến rộng rãi như phong trào nghệ thuật hiện đại đầu tiên, trường phái Ấn tượng vẫn là một trong những loại hình nghệ thuật phổ biến và thịnh hành nhất hiện nay. Hầu…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…