Isao Takahata và cuộc đời gắn liền với những kí ức về chiến tranh

Sự ra đi của cố đạo diễn Isao Takahata là một mất mát to lớn đối với ngành điện ảnh Nhật Bản cũng như toàn thế giới. Xin gởi lời chào đến ông, một phần linh hồn của Ghibli.

Kiệt tác đáng giá nhất trong sự nghiệp Isao Takahata chính là Mộ Đom Đóm (Graves Of The Fireflies). Ra mắt vào năm 1988, đến nay Mộ Đom Đóm vẫn lay động biết bao thế hệ người xem với cốt truyện ám ảnh về hai đứa trẻ mồ côi trong bối cảnh Thế chiến thứ II tại Nhật đã đạt được rất nhiều giải thưởng. Nhưng không nhiều người biết rằng, nguồn cảm hứng để sáng tác nên những thước phim chân thực nhất về chiến tranh của Takahata – lại bắt nguồn từ chính những kí ức tàn khốc về chiến tranh từ khi ông chỉ là một đứa trẻ 9 tuổi.

Hồi ức về chiến tranh tàn khốc của cậu bé Isao Takahata

Là đứa con út trong gia đình gồm 7 anh chị em, tuổi thơ của Isao Takahata trôi qua êm đềm tại thành phố Ujiyamada, tỉnh Mie; nhưng khoảng thời gian ấy không kéo dài được bao lâu. Khi quân đội Mỹ thả bom xuống Mie vào ngày 29/6/1945, đứa bé Takahata chỉ vừa tròn 9 tuổi. Giữa cuộc tập kích thảm khốc, ông chạy trốn trên đôi chân trần và bộ đồ ngủ vẫn còn mặc nguyên trên người, cùng một người chị gái của mình.

Thành phố yên bình bỗng chốc chìm trong biển lửa, xác người chồng chất lên nhau trên đường phố và khắp nơi, đâu đâu cũng là tiếng người la hét và sự hoảng sợ, bất lực. May mắn sống sót sau cuộc tập kích, nhưng những kí ức tàn khốc chiến tranh đã đi theo Takahata đến suốt cuộc đời.

idesign isao takahata va cuoc doi gan lien voi nhung ki uc ve chien tranh 01 1

Chân dung vị đạo diễn tài năng Isao Takahata (Nguồn: The Japan Times)

Ông vẫn còn nhớ như in khoảnh khắc ông gặp lại mẹ mình. Đó không phải là một thời khắc huy hoàng hay đầy niềm vui sướng; qua cơn sinh tử, ông không thể hiện ra nhiều cảm xúc ngoại trừ việc nhìn mẹ mình và nở nụ cười đầy bối rối và xấu hổ – như một đứa trẻ hư bị mẹ phát hiện lỗi lầm của mình. Sự nuối tiếc về khoảnh khắc này đã mang lại nguồn cảm hứng cho Takahata để sáng tác nên series phim “Heidi, cô bé đến từ vùng núi Alps” (tựa gốc: “Heidi, Girl of the Alps”).

“Sự hồn nhiên, vô tư của nhân vật Heidi bắt nguồn từ những suy tư trong tôi, rằng một đứa trẻ nên là thế nào? Tôi đã nhận ra rằng một người trưởng thành không nên cố gắng phân định rõ ràng nhân cách của đứa bé, vì thế tôi đã quyết định xây dựng nhân vật của mình sao cho thật chân thực.” Takahata đã chia sẻ như thế.

idesign isao takahata va cuoc doi gan lien voi nhung ki uc ve chien tranh 02

Nhân vật Heidi trong “Heidi, Girl of the Alps”

(Nguồn: Heroes Wiki – Fandom)

Những kí ức về chiến tranh từ thuở ấu thơ còn mang lại nguồn cảm hứng cho Takahata hoàn thành nên kiệt tác “Mộ đom đóm” (tựa gốc: “Grave of the Fireflies”). Dù là một bộ phim hoạt hình, nhưng Mộ đom đóm lại có những thước phim chân thực nhất về chiến tranh, từ tiếng rít lên khi bom đạn rớt xuống từ bầu trời cho đến khung cảnh thành phố của 2 anh em Seita và Setsuko bị tàn phá.

Tôi đã ở đó, vì thế tôi biết được chiến tranh thực sự tàn khốc như thế nào.

Vị đạo diễn này tiết lộ rằng ông muốn sử dụng một cốt truyện tương tự như các bộ phim của Nhật Bản, mô tả tuyến cảm xúc của nhân vật chính – kết thúc bi kịch tiết lộ cho khán giả về phần mở đầu của bộ phim, khi Seita đã chết và được đoàn tụ với người em Setsuko vốn đã chết trước đó. “Có lẽ nhiều người sẽ bị sốc khi theo dõi cuộc sống hạnh phúc của hai đứa trẻ để rồi nhận ra rằng chúng đã chết một cách đầy bi kịch. Vì thế, tôi cố gắng tái hiện lại nỗi đau thương bằng một cách nhẹ nhàng hơn, là tiết lộ về cái chết ngay từ phần mở đầu.”

idesign isao takahata va cuoc doi gan lien voi nhung ki uc ve chien tranh 03

Hai anh em Seita và Setsuko trong bộ phim “Grave of the Fireflies” (Nguồn: Amazon.com)

Takahata mô tả hai nhân vật chính trong bộ phim là những hồn ma như một nỗ lực để phản ánh quan niệm của người Nhật về cuộc sống và cái chết, về niềm tin rằng những linh hồn mà họ yêu thương sẽ bảo vệ họ khỏi sự hiểm nguy và ngăn họ không làm những việc sai trái.

Xưởng phim Ghibli và Hayao Miyazaki, người cộng sự tuyệt vời

Takahata bắt đầu sự nghiệp làm phim hoạt hình của mình vào năm 1959 tại studio Toei Animation sau khi tốt nghiệp từ trường đại học Tokyo với ngành ngôn ngữ Pháp. Tại Toei Animation, Takahama đã gặp gỡ người đàn ông mà sau này trở thành một cộng sự thân thiết và duy trì mối quan hệ bền vững, đó là Hayao Miyazaki, người cùng ông đồng sáng lập nên Studio Ghibli.

idesign isao takahata va cuoc doi gan lien voi nhung ki uc ve chien tranh 04

Miyazaki (bìa trái) và Takahata (bìa phải) chụp cùng Suzuki Toshio trong ảnh tư liệu của Ghibli (Nguồn: Kenh14)

Gặp gỡ nhau trong một hoạt động công đoàn của Toei Animation, sau đó cùng cộng tác trong nhiều dự án khác như “Lupin III Phần 1″ và “Heidi, Girl of the Alps.”, Takahata luôn xem những ngày đầu tiên cộng tác cùng Miyazaki là khoảng kí ức ngây ngô và dễ thương. Ông mô tả người cộng sự của mình, như một “gã trai trẻ đầy nhiệt huyết”. “Chúng tôi trở thành bạn ngay lập tức, và nói với nhau về tất cả mọi thứ, về mọi thể loại phim hoạt hình mà chúng tôi muốn tạo ra. Và khi chúng tôi bắt đầu cộng tác cùng nhau, tôi nhận ra rằng anh ấy thật sự là một con người rất tài năng.”

Sau khi luân chuyển qua nhiều công ty phim hoạt hình cùng nhau, Takahata và Miyazaki đã thành lập nên Studio Ghibli vào năm 1985 và chẳng mấy chốc đã gặt hái được nhiều thành công vang dội. Ghibli đã gặt hái được rất nhiều giải thưởng quan trọng: thắng giải Oscar 2003 với bộ phim “Vùng đất linh hồn” (tựa gốc: “Spirited Away”) cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất, được đề cử giải Oscar cho bộ phim hoạt hình xuất sắc nhất 2015 với bộ phim “Chuyện về nàng tiên ống tre Kaguya” (tựa gốc: “The Tale of Princess Kaguya”), và vô số giải thưởng danh giá khác.

idesign isao takahata va cuoc doi gan lien voi nhung ki uc ve chien tranh 05

Các nhân vật ra đời tại Studio Ghibli (Nguồn: whatculture)

Takahata nói rằng ông nhận ra được tài năng của Miyazaki từ rất sớm. “Không phải là tôi không thích những gì Miyazaki làm, tôi thực sự không thể cạnh tranh với anh ấy. Tôi ý thức rất rõ về những gì Miyazaki định hướng cho việc làm phim, và tôi hiểu rằng anh ấy đang đi xa hơn những gì mà tôi mong đợi. Chúng tôi vẫn duy trì một mối quan hệ gần gũi, nhưng không làm việc cùng nhau trong một thời gian dài.”

Takahata miêu tả mối quan hệ giữa ông và Miyazaki như một sự thấu hiểu tương trợ lẫn nhau, và giúp nhau nhận ra những thiếu sót trong cách làm phim của mình. “Chúng tôi không bao giờ phê phán người còn lại một cách trực diện, vì điều này chỉ gây ra những tranh cãi mà thôi. Tuy nhiên tôi biết rằng đôi khi anh ấy cũng chỉ trích về công việc của tôi.” Takahata hài hước chia sẻ. “Tôi không thấy phiền vì điều này, vì đó là cách mà chúng tôi xây dựng và duy trì mối quan hệ. Chúng tôi tận hưởng công việc của mình và không thảo luận về bộ phim của mỗi người.

Công nghệ hiện đại làm con người rời xa thế giới tưởng tượng

Đặc trưng trong các bộ phim của Takahata đều cố gắng mô tả hiện thực một cách chân thực nhất có thể, ngay cả khi chúng bao gồm những yếu tố tưởng tượng và kì ảo. Ví dụ như “Pom Pokpo”, bộ phim kể về những chú gấu mèo đang cố gắng bảo vệ ngôi nhà của mình; hoặc bộ phim “The Tale of Princess Kaguya” là câu chuyện về nàng công chúa nhỏ được tìm thấy trong thân tre – và qua bàn tay của Takahata, những câu chuyện tưởng tượng đều trở nên thật gần gũi và chân thực.

idesign isao takahata va cuoc doi gan lien voi nhung ki uc ve chien tranh 06

Công chúa Kaguya trong “The Tale of Princess Kaguya” (Nguồn: YouTube)

“Tôi không nói rằng sự tưởng tượng là điều gì đó tồi tệ. Tôi luôn hứng thú với mọi thể loại phim hoạt hình, tuy nhiên tôi không đồng ý với việc mang lại sự hào hứng, phấn khích cho thính giả bằng việc tạo ra các nhân vật quyền năng và làm điều gì đó thật lạ thường nhưng lại phản logic. Ngày nay, có rất nhiều bộ phim khắc họa các nhân vật vượt qua được khó khăn, thử thách – bằng sức mạnh của tình yêu, những lời động viên mà không cần đến những quyền năng phép thuật.” Takahata đã chia sẻ như thế.

Những cải tiến về đồ họa máy tính mở ra một kỉ nguyên mới cho ngành công nghiệp làm phim. Những thước phim hoạt hình chưa bao giờ chân thực đến thế, từ “Toy Story”, “Monsters, Inc.”, “Finding Nemo” cho đến bộ phim đạt giải Oscar “Frozen” và “Big Hero 6” – bộ phim đã đánh bại “The Tale of Princess Kaguya” của Takahata.

Với Takahata, những hình ảnh chân thực của công nghệ hiện đại làm chúng ta ngày càng rời xa thế giới của trí tưởng tượng.

Trước khi kỷ nguyên mới của công nghệ làm phim hoạt hình được mở ra, phim hoạt hình chỉ đơn giản là những thước phim bằng phẳng và hai chiều. Có thể chúng chưa bao giờ chân thực và sống động, nhưng đó mới là điểm quan trọng nhất: bằng việc giữ cho mọi thứ bằng phẳng, phim hoạt hình mới cho phép người xem thỏa sức tưởng tưởng những gì đang diễn ra đằng sau những thước phim ấy.”

Các tác phẩm của Ghibli đã thay đổi định kiến của mọi người rằng phim hoạt hình chỉ dành cho trẻ em. Người lớn cũng có thể theo dõi và cảm nhận bộ phim như cách mà những đứa trẻ theo dõi, và những người đã từng xem các thước phim của Takahata có thể nhận ra một cách rõ ràng những ấn tượng của họ về bộ phim hoặc các nhân vật. Không giống với các bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em chuyên xây dựng theo mô típ nhân vật phản diện sẽ đối đầu với nhân vật chính, thế giới của Takahata không chỉ có đen và trắng. “Trẻ em thường được xây dựng niềm tin rằng người lớn tốt hơn hoặc xấu hơn. Vì vậy tôi muốn miêu tả những con người trưởng thành thực sự, chứ không chỉ đơn thuần là những nhân vật phản diện chuyên hù dọa trẻ em.”

idesign isao takahata va cuoc doi gan lien voi nhung ki uc ve chien tranh 07

Một cảnh trong bộ phim “Grave of the Fireflies” (Nguồn: TinAnime)

Takahata chia sẻ rằng, kiệt tác “Grave of the Fireflies” trong sự nghiệp làm phim hoạt hình của ông chưa bao giờ là một bộ phim lên án chiến tranh, dù các chi tiết trong bộ phim thực sự tái hiện lại khung cảnh tàn khốc của Thế chiến thứ II. Với ông, kể về những tội ác chiến tranh sẽ không thể ngăn cản chiến tranh ngừng xảy ra.

“If you don’t want war, repair peace.”

Tạm dịch: nếu bạn không muốn chiến tranh, hãy giữ lấy hòa bình.

Câu nói yêu thích này của ông được lấy cảm hứng từ câu ngạn ngữ của Latin: “Nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh”.

Bạn có xem lại danh sách các tác phẩm xuất sắc trong sự nghiệp của cố đạo diễn tài năng Isao Takahata tại đây.

Nguồn: Japan Times

Tác giả: Masami Ito

Biên tập: Thụy

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá ghibli studio Girl of the Alps Grave of the Fireflies Hayao Miyazaki Heidi isao takahata Pom Pokpo Spirited Away The Tale of Princess Kaguya

iDesign Must-try

Những bật mí đằng sau các khung hình đầy duy mĩ trong ‘Thiếu Niên Và Chim Diệc’
Những bật mí đằng sau các khung hình đầy duy mĩ trong ‘Thiếu Niên Và Chim Diệc’
“Thiếu Niên Và Chim Diệc” là kết quả 7 năm lao động miệt mài, tỉ mẩn của 60 họa sĩ hoạt hình, với tốc độ hoàn thành trung bình chỉ…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Hayao Miyazaki không nghỉ hưu nữa và đang lên ý tưởng cho phim mới 
Hayao Miyazaki không nghỉ hưu nữa và đang lên ý tưởng cho phim mới 
Tháng 7 vừa qua, nhiều fan trung thành của hãng phim hoạt hình Nhật Bản Studio Ghibli đã tỏ ra tiếc nuối khi nghe tin “How Do You Live?” (tên…
Quyển sách nấu ăn lấy cảm hứng từ Studio Ghibli 
Quyển sách nấu ăn lấy cảm hứng từ Studio Ghibli 
“Studio Ghibli Cookbook: Unofficial Recipes Inspired by Spirited Away, Ponyo, and More!” bao gồm 20 công thức nấu ăn được lấy cảm hứng từ các bộ phim nổi tiếng của…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 06/2023
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 06/2023
Hayao Miyazaki tung poster bộ phim hoạt hình cuối cùng mà ông thực hiện “How Do You Live?” như một lời tạm biệt, Intel thiết kế kiểu chữ miễn phí nhằm…
Bản chuyển thể sân khấu cho ‘Spirited Away’ của Studio Ghibli sắp ra mắt tại Mỹ
Bản chuyển thể sân khấu cho ‘Spirited Away’ của Studio Ghibli sắp ra mắt tại Mỹ
Bạn đã bao giờ ước mình có thể tận mắt nhìn thấy nhà tắm thần bí trong “Spirited Away” (Vùng Đất Linh Hồn) của Hayao Miyazaki chưa? Nếu đang sống…