Điểm lại 14 logo mới của các thương hiệu nổi tiếng thế giới trong 2019

Mỗi năm trôi qua, quyết định thay đổi logo của một số thương hiệu lớn lại làm cộng đồng thiết kế tốn không ít giấy mực. Bất kể diện mạo mới có thành công hay không, chúng ta đều có những phân tích chuyên sâu của các chuyên gia thiết kế nhằm mang lại cái nhìn tổng quan về từng sự đổi mới.

Sự thay đổi logo của thương hiệu thường liên quan mật thiết đến đối tượng khách hàng mục tiêu, sự tăng trưởng doanh số hay một xu hướng mới. Dưới đây là tổng hợp diện mạo mới của logo các thương hiệu lớn trong năm 2019, cùng xem qua nhé! 


1. Mozilla Firefox

Mozilla Firefox thường được viết ngắn gọn là Firefox, là một trình duyệt web mã nguồn mở tự do xuất phát từ Gói Ứng dụng Mozilla, do Tập đoàn Mozilla quản lý.

Trong vài năm qua, các nhà thiết kế tại Ramotion đã rất nỗ lực phối hợp với các nhóm làm việc Firefox để phát triển và hiện đại hóa thương hiệu trình duyệt internet nổi tiếng này. Năm nay, họ đã mang đến sự thay đổi bất ngờ cho logo “chú cáo” quen thuộc.

Một số nhà thiết kế hy vọng logo Firefox vẫn sử dụng hình ảnh chú cáo làm biểu tượng của thương hiệu. Tuy nhiên, nhóm thiết kế trao đổi về quá trình đổi logo thương hiệu: “Chúng tôi đã nghiên cứu không chỉ hàng chục mà là hàng trăm lựa chọn và phương hướng khác nhau. Sau quá trình nhìn lại, chúng tôi tự hỏi: Tại sao phải mất hàng tháng để tạo ra thứ gì đó mà chúng tôi có thể vẽ trong vòng vài giờ? Logo đơn giản này là sự tinh tế được lựa chọn cuối cùng.”


2. Facebook

Facebook vừa ra mắt một logo mới để sử dụng trong các ứng dụng khác nhau. Đây là bước đi tiếp theo sau khi gã khổng lồ mạng xã hội này xác nhận vào tháng 8 rằng WhatsApp và Instagram đã được thiết lập để thay đổi tên, nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về các sản phẩm và dịch vụ mà họ sở hữu.

Logo mới của Facebook sử dụng phông chữ san serif đơn giản và viết hoa hoàn toàn. Thay vì màu xanh thương hiệu, logo mới còn có thể biến đổi màu từ hồng, vàng và tím như ứng dụng Instagram, và màu xanh lá cây đặc trưng của WhatsApp. Giao diện chữ viết hoa giúp phân biệt công ty Facebook với chữ thường của ứng dụng cùng tên. Logo quen thuộc sẽ vẫn được sử dụng, nhưng sẽ không còn đại diện cho toàn bộ công ty.

Cuối tháng 8/2019, Facebook âm thầm thay đổi slogan trên trang chủ đăng ký tài khoản. Slogan được chuyển đổi từ “Miễn phí và sẽ luôn như vậy” thành “Nhanh chóng và dễ dàng”.

Trước đó, mạng xã hội này liên tục nhấn mạnh sự “miễn phí” trên nền tảng của mình. Theo Business Insider, nó có thể đánh dấu một bước đi mới của Facebook.


3. Android

Thành lập vào năm 2003, được Google mua lại vào năm 2005 và phát hành lần đầu tiên vào năm 2008, Android là một hệ điều hành di động dành cho điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị được kết nối khác. Được tạo ra như một nền tảng nguồn mở, Android miễn phí cho mọi người tải xuống, tùy chỉnh và phân phối, cho phép các nhà sản xuất xây dựng các thiết bị di động với chi phí thấp hơn, từ đó cho phép nhiều người truy cập hơn vào công nghệ di động. 

Trong năm nay, Google đã ra mắt phiên bản mới nhất của thương hiệu Android, đánh dấu thiết kế chính thức thứ ba thay đổi kể từ năm 2014

Mục đích thay đổi logo thương hiệu Android của Google là muốn mọi người dễ truy cập hơn. Bên cạnh việc ra mắt các tính năng hỗ trợ mới, họ đã thêm màu xanh biển vào biểu tượng màu xanh lá cây nhằm giúp logo có cái nhìn thân thiện. Nhân vật robot nổi tiếng của Android cũng được đơn giản hóa nhưng không kém nổi bật khi chỉ còn phần đầu.

Kiểu chữ wordmark cũng được thiết kế lại được để phù hợp với bán kính của đầu Robot. Sự tương phản màu sắc mới trong logo đáp ứng các tiêu chuẩn tiếp cận web và dường như tích hợp tốt hơn so với thương hiệu Google.


4. Slack

Slack là công cụ và dịch vụ trực tuyến giúp quản lí làm việc nhóm dựa trên đám mây do Stewart Butterfield thành lập. Đây là công cụ đa nền tảng (máy tính, Android, iOS) nên mọi người có thể trao đổi nhóm với nhau trên những thiết bị bất kỳ. Bên cạnh đó, Slack có khả năng liên kết với các ứng dụng lưu trữ của những hãng khác, ví dụ như Dropbox, Google Drive, GitHub… để cùng nhau theo dõi tiến độ công việc ngay trong cửa sổ chat.

Năm nay, Slack cũng đã tiết lộ một logo mới khiến cộng đồng thiết kế xôn xao bàn tán. Theo nhóm thiết kế, lý do đằng sau việc làm mới thương hiệu là để tạo ra một logo linh hoạt hơn, mang đến cảm giác gắn kết hơn trên các sản phẩm và chế độ online của họ.

Logo mới của Slack đã loại bỏ biểu tượng hashtag của mình để thay thế bằng hình dạng octothorpe xác thực nổi bật, và gồm 4 màu thay vì 11 màu trước đó. Thiết kế mới cũng có kiểu chữ đen đậm hơn.


5. Yahoo!

Yahoo! và ứng dụng chat Yahoo Messenger từng là những ứng dụng độc chiếm thị trường nhắn tin online trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên cùng với sự bùng nổ của Internet, Yahoo mất dần đi vị thế của mình. Thế nhưng, trong năm vừa qua Yahoo đã bất ngờ đổi logo theo phong cách hiện đại và đón giản hơn, giúp tăng tính nhận diện và cũng nhằm nhắc người dùng về một thời “vàng son” của thương hiệu.

Được biết, logo này do Pentagram thực hiện. Hãng này là công ty từng thiết kế logo cho Citybank, OMNY hay bảo tàng Cooper Hewitt. Như vậy, sau 6 năm, kể từ 2013, Yahoo đã chính thức đổi logo của mình. So với kiểu dáng cũ, logo mới của Yahoo được làm cách điệu hơn, viết thường thay vì viết hoa như trước đây. Pentagram cho biết ký tự “y” và “!” trong logo mới được thiết kế theo góc nghiêng 22.2 độ về phía trước, đại diện cho động lực thúc đẩy, tiến về phía trước!


6. Warner Bros

Được thành lập vào năm 1923, Warner Bros là một trong những công ty giải trí nổi tiếng nhất với vai trò là nhà sản xuất, phân phối, cấp phép và tiếp thị nội dung cho các phim truyện, truyền hình, hoạt hình, truyện tranh, trò chơi video, và đài truyền hình. Trong năm qua, Warner Bros đã giới thiệu một logo mới cũng được thiết kế bởi đối tác Pentagram có trụ sở tại New York.

Logo xuất hiện với màu xanh đặc trưng của Warner Bros, được kết hợp với chữ trắng mang đến màu sắc hiện đại và tương phản hơn. Logo thương hiệu có hai phiên bản: phẳng và có khối, phiên bản có khối phù hợp cho các chương trình truyền hình và phim.

Logo vẫn giữ lại biểu tượng tấm khiên và được căn chỉnh theo tỷ lệ vàng. Các chữ cái bằng phẳng, gọn gàng nhấn mạnh vào sự thống nhất và kết nối.


7. Discovery

Kênh Discovery (được gọi là Kênh Discovery từ 1985 đến 1995, và thường được gọi đơn giản là Discovery) là một kênh truyền hình trả tiền của Mỹ và kênh hàng đầu thuộc sở hữu của Discovery, Inc. Kể từ tháng 6 năm 2012, Discovery Channel là kênh được xem nhiều thứ ba tại Hoa Kỳ, sau TBS và Kênh thời tiết; được phân bố trên 409 triệu hộ gia đình trên toàn thế giới với nhiều chương trình quốc tế đa dạng.

Discovery đã sử dụng logo sử dụng quả địa cầu thực trong thời gian dài, vì vậy sự thay đổi logo của kênh này là một điều bất ngờ. Logo cũ có một biểu tượng quả cầu render khá đẹp, nhưng kiểu chữ thì hơi tẻ nhạt. Thế nên kênh đã thay đổi quả địa cầu mới và lồng ghép vào chữ D trong cụm từ Discovery một cách khéo léo. Logo mới trông đơn giản và đỡ chật chội hơn.


8. FOX

Ra mắt vào năm 1986, FOX là một mạng truyền hình phát sóng miễn phí, trở thành đối thủ cạnh tranh của các mạng truyền hình như “Big Three” ở Mỹ, ABC, CBS và NBC… Với các chương trình ăn khách như The SimpsonsMarried… with Children và Beverly Hills 90210

Mặc dù bản cập nhật cho logo có vẻ không đáng kể, nhưng việc tối ưu hóa chính xác mà studio Trollbäck +Company mang lại giúp tăng thêm giá trị cho FOX.


9. Volkswagen

Volkswagen (viết tắt là VW) là hãng sản xuất xe hơi Đức, một trong những công ty sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới thuộc tập đoàn Volkswagen. Thị trường chủ yếu của hãng là châu Âu, những thương hiệu nổi tiếng trực thuộc hãng bao gồm Audi, Bentley, Skoda, Lamborghini, Bugatti, SEAT, Porsche và Volkswagen.

Nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đã chọn dịp Triển lãm ô tô Frankfurt 2019 để ra mắt logo mới thiết kế lại của mình. Mẫu logo mới của hãng xe có nét hoài cổ và trông đơn giản hơn logo trước đó. Logo có thiết kế 2D, nhìn thoáng hơn và chỉ còn những đường nét chi tiết cơ bản, không quá phức tạp. Dù logo này trông khá đơn giản nhưng quá trình thay đổi lại tương đối thiết kế rất phức tạp. Đặc biệt, Volkswagen cho biết họ phải huy động 19 nhóm nội bộ và thuê thêm 17 đơn vị ngoài để hoàn thành dự án đó.


10. Toyota

Toyota là một nhà sản xuất ô tô đa quốc gia của Nhật Bản có trụ sở tại Toyota, Aichi, Nhật Bản. Tập đoàn ô tô Toyota sản xuất xe dưới năm thương hiệu, bao gồm thương hiệu Toyota, Hino, Lexus, Ranz và Daihatsu.

Ngay khi Audi loại bỏ hiệu ứng 3D trong thiết kế logo vào năm ngoái, Toyota đã nói lời tạm biệt với biểu tượng kim loại sáng bóng của mình. Thiết kế phẳng hơn với một kiểu chữ màu đen kết hợp cùng hình vuông màu đỏ xung quanh biểu tượng màu trắng. Thiết kế mới này có hệ thống phân cấp thị giác tốt hơn logo trước vì mắt sẽ thấy tên thương hiệu trước biểu tượng.


11. Zara

Zara là một thương hiệu quần áo và phụ kiện của Tây Ban Nha có trụ sở tại Arteixo, Galicia. Công ty được thành lập năm 1975 bởi Amancio Ortega và Rosalía Mera. Nó là thương hiệu chính của tập đoàn Inditex – nhà bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới. Tập đoàn thời trang này cũng sở hữu những thương hiệu như Massimo Dutti, Pull and Bear, Bershka, Stradivarius, Oysho, Zara Home, và Uterqüe.

Lần thứ hai trong lịch sử 45 năm của mình, Zara đã thay đổi logo. Thật bất ngờ, nhà bán lẻ thời trang Tây Ban Nha đã thay thế logo thương hiệu dễ nhận biết hơn bằng một giao diện chồng chéo mới trên trang web và các tài khoản truyền thông xã hội.

Được thiết kế bởi công ty quảng cáo Baron & Baron, logo mới kết nối các chữ cái của Zara và thêm các đường cong nổi bật vào chữ “Z” và “R”. Đây là lần thứ hai nhà bán lẻ thay đổi logo, lần đầu tiên là vào năm 2010 với việc bổ sung khoảng cách các chữ. Giao diện chồng chéo mới là ý tưởng từ biên tập viên người Pháp, Giám đốc nghệ thuật và người sáng lập Baron & Baron.

Thiết kế mới gây khá nhiều tranh cãi, nhiều nhà thiết kế cho rằng chữ này gần như không thể đọc được. 


12. OPPO

Oppo Electronics Corp là nhà sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc, có trụ sở đặt tại Đông Hoản, Quảng Đông. OPPO cung cấp một số sản phẩm chính như máy nghe nhạc MP3, eBook, DVD/Blu-ray và điện thoại thông minh. Thành lập vào năm 2004, công ty đã đăng ký tên thương hiệu OPPO ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Mới đây OPPO đã bắt đầu quá trình chuyển đổi sang một logo mới và nó hiện đang được triển khai tại quê nhà Trung Quốc. Có thể thấy logo OPPO mới thanh thoát và hiện đại hơn. Các nét chữ đã được làm đều nhau, thân chữ cao hơn, và không còn các nét đứt nữa.

Hiện tại, logo OPPO mới chỉ mới áp dụng trên trang web chính thức ở Trung Quốc. Tất cả các trang web OPPO của khu vực khác như OPPO Ấn Độ, OPPO Global và cả OPPO Việt Nam vẫn còn đang sử dụng logo cũ.


13. Wattpad

Wattpad là một sân chơi cộng đồng có đến hơn 65 triệu người dùng, với thời lượng sử dụng trung bình lên đến 22 tỷ phút mỗi tháng. Công ty có trụ sở tại Toronto, Canada– được định hướng phải mang đến tính giải trí và kết nối thế giới thông qua những câu chuyện kể được người dùng viết nên. Trong năm 2019, Wattpad đã tái thiết kế lại logo với mục đích giúp thương hiệu xây dựng sự gắn kết sâu sắc với người tiêu dùng.

Logo mới mang phong thái tự do đầy ngẫu hứng, độ mỏng trong từng đường nét cũng tương phản rõ rệt khiến nó không giống một typeface geometric sans. Hình ảnh chữ ‘W’, ‘V’ được hình tượng hoá như một cổng thông tin —gần như là một cửa sổ—để chứa các hình vẽ minh họa hấp dẫn ẩn sâu bên trong, sau đó bung tỏa ra khắp lớp nền solid. Đây được xem là một bước phá cách độc đáo trong cách tiếp cận logo mô phỏng theo hình cửa sổ. Những nét vẽ đồ hoạ nguệch ngoạc là một yếu tố thị giác rất thú vị, chúng giúp toàn bộ hệ thống nhận dạng thương hiệu cùng chung tiếng nói.


14. Western Union Company

Western Union Company là một công ty đa quốc gia trong lĩnh vực chuyển tiền xuyên biên giới. Platform cùng tên của họ kết nối thế giới thực và kỹ thuật số và giúp các thương nhân và người dùng gửi và nhận tiền hoặc chi trả nhanh chóng, dễ dàng và đảm bảo.

Mới đây, thương hiệu đã có sự thay đổi lớn đối với logo lần đầu tiên kể từ khi Western Union bỏ đi phần wordmark đậm, chữ cách xa mà ta thường thấy. Trong lần tái thiết kế gần nhất, năm 2013, họ giới thiệu kiểu chữ lồng “WU”, phiên bản chiếm vị trí quan trọng hơn hẳn.

Biên tập: Thao Lee

Cùng tác giả

#Tag

logo logo android logo facebook logo firefox logo oppo logo slack logo toyota logo Warner Bros logo wattpad logo yahoo! logo zara thiết kế logo

iDesign Must-try

Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 2)
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 2)
Logo dáng cao, màu candy, outline phác thảo và logo serif là những xu hướng thiết kế logo trong phần 1 dự đoán sẽ thịnh hành và được sử dụng…
Ý nghĩa đằng sau biểu tượng Meta - cái tên mới toanh của Facebook là gì?
Ý nghĩa đằng sau biểu tượng Meta - cái tên mới toanh của Facebook là gì?
Biểu tượng có thể giống chữ M trong từ ‘Meta,’ và đôi khi là một dấu vô cực, tượng trưng cho những chân trời vô hạn trong metaverse. Ngày 28/10,…
Studio đứng sau sự nổi tiếng của các logo thương hiệu hàng đầu thế giới
Studio đứng sau sự nổi tiếng của các logo thương hiệu hàng đầu thế giới
Trong thập kỷ trước, rất nhiều công ty mới xuất hiện trên làn sóng công nghệ và xu hướng mới. Một trong số đó thậm chí còn thay thế những…
Bộ nhận diện thương hiệu cho không gian tối giản xanh mát của phòng học Green Study
Bộ nhận diện thương hiệu cho không gian tối giản xanh mát của phòng học Green Study
Green Study là thương hiệu phòng học cao cấp, thuộc một dự án hỗ trợ khởi nghiệp của Hyundai Card (Hàn Quốc). Với tông màu chính xanh lá cây, trắng…
10 thiết kế logo và tái xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đắt đỏ nhất
10 thiết kế logo và tái xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đắt đỏ nhất
Dù bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian và tiền bạc để tìm ra những từ ngữ phù hợp đại diện cho công ty và thu hút khách hàng mới,…
Siêu hình tròn - Công thức toán học mà Kenya Hara áp dụng để thực hiện logo mới của Xiaomi
Siêu hình tròn - Công thức toán học mà Kenya Hara áp dụng để thực hiện logo mới của Xiaomi
Chiếc logo mới của Xiaomi có thực sự đơn giản hay bạn chưa hiểu về ý nghĩa của nó?