Designer chuyên nghiệp thực hiện một dự án như thế nào?

Tham khảo và tìm hiểu quy trình làm việc của các designer chuyên nghiệp, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh và sâu sắc hơn khi bắt đầu một dự án thiết kế.

Tất nhiên là mỗi người sẽ không ai giống ai rồi, nhưng tụ chung lại thì quy trình làm việc của họ gồm mấy bước cơ bản sau đây: Xác định mục tiêu, thu thập thông tin, tạo bản mẫu, và liên tục hoàn thiện.


Bước đầu của dự án

Đối với tôi, khoảng thời gian trước khi bắt đầu một dự án là rất quan trọng. Đây là lúc lắng nghe để xem coi khách hàng của chúng ta sẽ cần những thứ gì, và bạn nên hỏi thật kĩ về những phần được họ nhấn mạnh đến. Điều này rất chi là cần thiết, nó giúp bạn thực sự biết được khách hàng của bạn muốn một sản phẩm như thế nào, và kiểm tra xem họ có thực sự hiểu những mong muốn của chính họ không.

Cuốn sách Design Thinking Process and Methods 3rd Edition tổng hợp rất nhiều ví dụ hay mà bạn nên áp dụng với khách hàng của mình, dựa trên các yêu cầu đưa ra từ dự án.

Image result for design thinking process and methods manual robert curedale
Sách Design Thinking Process and Methods 3rd Edition

Xác định mục tiêu

Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất khi làm việc với khách hàng của chúng ta. Sau khi đã thu thập những thông tin thiết yếu về dự án, hai bên (designer và khách hàng) cần phải đưa ra những mục tiêu thật cụ thể, để tiến trình công việc luôn đi đúng hướng và việc đánh giá trở nên dễ dàng hơn.

Thu thập thông tin

Đây là bước mà tôi nghĩ các bạn sẽ cảm thấy rất thú vị, vì chúng ta sẽ có cơ hội được học hỏi khá nhiều thứ mới mẻ, hay ho. Thông thường, tôi sẽ tập trung đi sâu vào những khía cạnh sau đây: hành vi người dùng (user behavior), đối thủ cạnh tranh (competitor), cảm hứng thiết kế (inspiration), thị trường (market), văn hóa tập tục (ethnography), cách thức thực hiện (methodology), và những tài liệu, sách báo liên quan khác (materials).

Các ghi chép, hình vẽ, và các bức ảnh chụp khi thu thập thông cho một dự án gần đây.

Viết viết và viết

Lúc mà tôi mới học thiết kế như các bạn, tôi không nghĩ viết là một công việc mà mình phải làm trong quá trình thiết kế đâu. Nhưng trải qua nhiều dự án, tôi mới nhận thấy là nó có đóng góp khá quan trọng trong việc đưa ra các ý tưởng rõ ràng và mạch lạc. 

Thường thì tôi sẽ viết về thương hiệu mà mình đang thực hiện. Thương hiệu này đang làm trong lĩnh vực gì? Khách hàng của họ là những ai? Và câu chuyện họ muốn kể với khách hàng như thế nào?

Đừng quá quan trọng việc bạn viết dở như thế nào. Đối với tôi, các bạn nên trong tâm thế thật thoải mái, cứ tự nhiên diễn đạt những ý tưởng trong đầu mình ra những con chữ. Một người bạn của tôi khuyên “người viết tốt là người chỉnh sửa tốt”. Không ai có thể hoàn hảo ngay từ những lần đầu thực hiện, bạn luôn có thể quay lại và chỉnh sửa cho chúng.

Nhiệm vụ của tôi ở bước này là làm sao phát triển một giọng văn có thể biến nó thành hình ảnh đồ họa. Một câu chuyện với ý tưởng rành mạch giúp khách hàng cảm thấy hứng thú, và làm cảm hứng sáng tạo tốt hơn.

Tìm Mood Board cho dự án

Giờ bắt đầu thu thập các hình ảnh tạo cảm hứng sáng tác thôi nào. Bất kì thứ gì, mà tôi nghĩ là có liên quan đến dự án đang thực hiện. Xin chia sẻ với mấy bạn, những hình ảnh độc đáo, phá cách thường gây cho tôi nhiều cảm xúc thú vị nhất.

Và nhớ là đừng chỉ lấy xuống những hình ảnh bắt mắt từ Pinterest thôi nhé. Cố gắng khai thác thêm từ các từ khóa mà bạn đã ghi chú lại ở bước trên.

Khi đã cóp nhặt xong những hình ảnh gợi sức sáng tạo cho dự án, tôi dùng Adobe Illustrator nhóm chúng lại, để tạo một bảng Mood Board cho riêng mình. Tiếp đến, tôi bắt đầu tìm ra các mối tương quan, sự liên kết, và ý tưởng chung giữa các hình ảnh, sau đó phân bổ chúng thành những nhóm chủ đề riêng biệt.

Một bảng Mood Board trước khi chia chúng thành những chủ đề nhỏ hơn.
Từng chủ đề được phân loại thành từng bảng riêng biệt theo concept và ý tưởng.

Tạo Stylescape

Stylescapes là một bộ sưu tập gồm các yếu tố đồ họa của một thương hiệu (brand) như: màu sắc, phong cách typography, ảnh chụp (photography), hay pattern,… Stylescape khá cần thiết trong việc tạo dựng nên các phong cách mẫu ban đầu cho thương hiệu. Tôi có thể lấy một cái hình ở chỗ này, kết hợp với hoa văn ở chỗ khác, và gộp chung chúng lại với một cái hình khác nữa. Bạn hãy để sức sáng tạo được tự do bay bổng, chúng ta đang dần phát triển một ngữ điệu thị giác (visual tone)cho thương hiệu.

Tiếp theo, tôi chỉ giữ lại những stylescape, mà tôi có thể sử dụng hình ảnh, hay pattern trong đó để phát triển cho thương hiệu. Trường hợp những thứ đó do tôi tự tạo thì không sao, tránh tuyệt đối dùng những thiết kế mà bạn không được cấp phép sử dụng (license). Một điều cần lưu ý là bước này vẫn cần sự hoàn thiện liên tục nhé. Tôi thử khá nhiều phong cách khác nhau, để ý tưởng tuôn trào một cách thoải mái, không nhất thiết phải giữ cứng concept lúc ban đầu.

Đây là Stylescape phiên bản đầu tiên của tôi. Dùng Photoshop để kết hợp kiểu chữ, pattern, hình ảnh… lại với nhau. Những bản mẫu đầu tiên này sẽ định hình phong cách mà tôi muốn phát triển cho thương hiệu.
Còn đây là Stylescape phiên bản sau khi tự tạo cho mình những kiểu chữ, pattern ‘chính chủ’, và sử dụng những hình ảnh không bị vấn đề bản quyền. Có thể bạn sẽ nhận ra phiên bản đầu tiên và phiên bản này khác nhau quá xa. Là vì tôi đã liên tục hoàn thiện và chỉnh sửa nó đấy.

Tạo bản mẫu (Draft Asset)

Tôi xin phép dừng lại một tí để chia sẻ với bạn điều này. Là tôi đã rất khó khăn vất vả mới có thể đến được bước này. Mặc dù quy trình làm việc khá chặt chẽ và có hệ thống, nhưng tôi vẫn cảm thấy khó kiềm chế mình khỏi việc đốt cháy giai đoạn. Tôi luôn bị những concept, ý tưởng ban đầu, thôi thúc mình đi thẳng đến bước này luôn.

Các stylescape ở phía trên như là một kim chỉ nam giúp tôi định hướng nghệ thuật (Art Direction) cho thương hiệu của khách hàng. Những quyết định khiến bạn đau đầu như lựa chọn màu sắc, font chữ, pattern, chất liệu (texture),… đã được giải quyết từ mấy bước trên. Bởi vậy lúc này, bạn chỉ cần sử dụng lại chúng, và kết hợp lại thành nhiều bản mẫu khác nhau mà thôi.

Những icon, pattern, hình ảnh đều đã được tìm hiểu và lựa chọn từ trước. Giờ chỉ việc kết hợp chúng lại với nhau sao cho đẹp là được.
Phần trang trí bằng chữ viết tay và hình ảnh dãy núi đã xuất hiện từ Stylescape phiên bản đầu tiên đó.

Liên tục hoàn thiện

Vâng thưa các bạn, chỉnh nữa chỉnh mãi! Phần này thì tôi không còn gì để nói thêm nữa. Chỉ mong các bạn nhớ, đừng dừng lại với những ý tưởng ban đầu. Nó không bao giờ là cuối cùng. Nếu bạn có thêm bất kỳ một sáng kiến thú vị nào đấy, hãy cố gắng thực hiện và phát triển nó.

Trình bày cho khách hàng

Những thứ bạn chuẩn bị đem đi trình bày cho khách hàng xem, có đúng với mục tiêu ban đầu mà hai bên đã đề ra không? Nếu không, loại bỏ nó ngay lập tức. Đừng nuối tiếc gì cả. Hãy giữ lại những gì thật gọn gàng và sạch sẽ khi đem đến cho khách hàng.

Và một điều quan trọng nữa là, bạn hãy kể lại các tác phẩm thiết kế của mình, bằng một lời dẫn truyện (narrative) tạo được mối liên kết xúc cảm đến khách hàng hay người nghe.


Người dịch: Đông Đông
Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

art direction asset design process draft graphic design moodboard stylescape visual communication visual tone

iDesign Must-try

Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Năm 2022 sắp đến gần và nhiều chuyên gia dự đoán đây là một năm phá vỡ mọi quy tắc về thiết kế đồ họa. Mọi thứ đều phá vỡ và…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm những xu hướng thiết kế đồ họa nào sẽ là lựa chọn hoàn hảo để xây…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng đổi mới nào trong thiết kế sẽ thống trị lĩnh vực thiết kế đồ họa vào năm 2022? Cùng chúng mình xem qua các xu hướng thiết…
Top 10 công cụ online hữu ích dành cho dân thiết kế
Top 10 công cụ online hữu ích dành cho dân thiết kế
Trong bài viết này, iDesign sẽ chia sẻ đến các bạn những công cụ trực tuyến hữu ích trong việc thiết kế đồ họa & thiết kế web. 1. Gingersauce:  Tạo…
‘Emotion Recovery Project’: Thí nghiệm phục hồi cảm xúc con người ở thì tương lai của Khang Ng.
‘Emotion Recovery Project’: Thí nghiệm phục hồi cảm xúc con người ở thì tương lai của Khang Ng.
Ngày 27/06/2058, trích từ bản tin The World Times: “Phòng thí nghiệm THE EMOTION LAB (gọi tắt là T.E.L) được thành lập với mục đích khôi phục lại ‘tài sản’…