Bí kíp tái tạo chiều sâu trong Hội hoạ và Nhiếp ảnh

Có 8 phương pháp để tạo chiều sâu trong hội hoạ, nhiếp ảnh và điện ảnh. Bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn cụ thể với từng phương pháp. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài khó khăn và mẹo hữu ích trong quá trình tạo chiều sâu trong một tác phẩm nghệ thuật.

Công nghệ hiện đại ngày nay giúp cho việc dựng hình 3D ngày càng trở nên chân thực. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều mảng thiết kế sáng tạo sử dụng hình ảnh 2D, đi kèm với nó là các phương pháp tạo chiều sâu cho tác phẩm như phối cảnh, đổ bóng, độ sâu không gian và những thứ tương tự. Điều này hoàn toàn đúng với thiết kế đồ hoạ, tài liệu in ấn, ảnh chụp, video và trong hầu hết các bộ phim. Sau đây là 8 phương pháp tạo chiều sâu cho một tác phẩm nghệ thuật:

  • Tạo chiều sâu bằng Không gian
  • Tạo chiều sâu bằng Màu sắc
  • Tạo chiều sâu bằng Phối cảnh tuyến tính
  • Tạo chiều sâu bằng Ánh sáng
  • Tạo chiều sâu bằng Đổ bóng
  • Tạo chiều sâu bằng Nền tảng
  • Tạo chiều sâu bằng Tiêu điểm
  • Tạo chiều sâu bằng Chuyển động

Sau đây chúng ta sẽ cùng điểm qua chi tiết từng phương pháp nhé.

Tạo chiều sâu bằng Không gian

Việc cân bằng không gian làm giảm khả năng hiển thị của các vật thể ở đằng xa so với người xem / máy ảnh.

Đây là một ví dụ:

Bạn có thể thấy những chi tiết ở hậu cảnh đã được gia giảm đi, những ngọn núi cùng những vật thể khác chỉ như những chiếc bóng. Ở tiền cảnh, phần màu sắc được tô điểm khá rõ ràng (bãi đáp máy bay với màu sắc hoen gỉ, khu nhà kho sử dụng một chút gam màu nóng), đối lập với phần hậu cảnh chỉ được phủ một màu xanh thép mờ ảo.

Cách sử dụng chi tiết và độ tương phản ở tiền cảnh so với hình ảnh hậu cảnh mập mờ là một minh chứng rõ ràng. Đây là một tác phẩm của Craig Mullins, một hoạ sĩ rất tuyệt vời. Bạn có thể nghía qua những tác phẩm của anh ấy tại goodbrush.com. Anh ấy là bậc thầy trong mảng chiều sâu không gian này đấy.

Chiều sâu không gian là một công cụ đắc lực khi bạn muốn tạo ra matte painting hoặc bất cứ loại hình nghệ thuật nào đòi hỏi sự tương phản sắc nét giữa tiền và hậu cảnh.

(Matte painting: là kỹ thuật được sử dụng để vẽ ra những cảnh nền viễn tưởng hoặc những cảnh nền khó có thể tạo ra ngoài thực tế cho những bộ phim. Thời kỳ đầu, Matte painting thường được vẽ tay trên những tấm kính, và dần dà được phát triển trong lĩnh vực kỹ thuật số 3D – người dịch)

Tạo chiều sâu bằng màu sắc

Sau đây sẽ là khái niệm tạo chiều sâu thông qua cách phối màu sắc. Những gam màu nóng thường xuất hiện gần người xem hơn trong khi những gam màu lạnh sẽ xuất hiện ở phía xa. Nếu bạn sử dụng nền màu trắng thì sẽ ngược lại (lạnh gần, nóng xa).

Dưới đây là bảng độ sâu của màu sắc:

Một mẹo để sử dụng bảng màu trên hiệu quả đó là phải xác định xem phông nền bạn đang sử dụng là trắng hay đen. Ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp khác nữa, nhưng phương pháp mà tôi thấy đơn giản nhất đó chính là xác định màu sắc chủ đạo trong thiết kế (hoặc bức ảnh, cảnh phim) và sau đó điều chỉnh màu sắc tiền – hậu cảnh cho phù hợp. Ví dụ, nếu bạn đang vẽ người, da người sẽ thường mang gam màu nóng. Từ đó, bạn sẽ điều chỉnh màu sắc của phông nền và hậu cảnh thành gam màu lạnh. Mặt khác, nếu bạn đang vẽ một ly nước (thường thì sẽ là màu xanh dương – gam màu lạnh), có lẽ bạn sẽ muốn phông nền của bạn có gam màu nóng hơn một chút.

Ngoài ra, bạn không cần phải sử dụng đầy đủ các màu sắc trong thiết kế của bạn. Sử dụng ba (hoặc thậm chí chỉ có hai) màu sắc sẽ giúp cho kết cấu hình ảnh chặt chẽ hơn. Ví dụ: với chủ đề khoa học viễn tưởng, bạn có thể sử dụng hầu hết là xanh dương để tạo chiều sâu cũng được – phần tiền cảnh bạn có thể sử dụng tông màu xanh dương – xanh lá và hậu cảnh có thể hướng theo gam màu tím – xanh dương.

Dưới đây là một số ví dụ về độ sâu màu trên nền đen (công bằng mà nói thì nền đen khá phổ biến):

Và đây là một vài ví dụ về độ sâu màu trên nền trắng:

(Đây là một tác phẩm tuyệt vời của Daniel Dociu – người mà tôi rất may mắn được làm việc cùng)

Tạo chiều sâu bằng Phối cảnh tuyến tính

Đây thường là điều đầu tiên mà chúng ta được học trong bất kì lớp hội hoạ nào. Trong thực tế, chúng ta gọi đây là “luật xa gần”. Nó tạo cảm giác vật thể đang di chuyển xa dần so với tầm mắt người xem thông qua một đường thẳng hội tụ ở một điểm vô cực. Bạn có thể thử nhìn vào các đường ray, bạn có thể nhận thấy điều tương tự – mặc dù đường ray lúc nào cũng nằm song song, nhưng khi càng về xa, bạn sẽ có cảm giác như hai bên đường ray càng lúc càng gần nhau hơn vậy. Đây cũng là lý do tại sao mà Mặt trời (bự gấp hàng triệu lần so với Trái đất) lại nhìn bé tẹo như một đồng xu nhỏ vậy.

Ở các ví dụ dưới đây, bạn có thể thấy được các đường thẳng tuyến tính phủ bên trên các bức hình:

Và đây là các ví dụ cho ta thấy rõ được ứng dụng của Phối cảnh tuyến tính:

Tạo chiều sâu bằng Ánh sáng

Sau đây là cách khởi tạo nhận thức về chiều sâu bằng Ánh sáng. Bất kì hình ảnh nào được đổ bóng cũng đều tuân theo phương pháp này – bề mặt nào tiếp xúc với nguồn sáng trong một khung cảnh sẽ được làm nổi bật lên. Trong điều kiện ánh sáng nằm xung quanh, nơi mà cả khung cảnh được chiếu sáng bởi bầu trời, thì những vật thể nằm gần với người xem sẽ tối màu hơn so với các vật thể ở xa.

Dưới đây bạn có thể thấy một số vật thể cơ bản không có chiều sâu. Bức hình tương tự bên phải được thêm nguồn sáng vào – ngay lập tức, bạn có thể nhận thấy chiều sâu được khắc hoạ rất rõ ràng:

Dưới đây là một vài ví dụ về việc sử dụng ánh sáng để khắc hoạ chiều sâu:

Tạo chiều sâu bằng cách Đổ bóng

Bạn sẽ thấy được sự hiện hữu của phương pháp này với những vật thể nằm đối diện với ánh sáng, hoặc những hình ảnh được đổ bóng mờ. Những khu vực không được tiếp cận với nguồn sáng sẽ được đổ bóng.

Dưới đây là một số ví dụ về các vật thể đơn giản trước và sau khi được đổ bóng:

Và kèm theo đó, dưới đây là một ví dụ về tấm hình tương tự sau khi được đổ bóng và thêm nguồn sáng vào:

Một vài ví dụ về việc tạo chiều sâu bằng cách đổ bóng:

Tạo chiều sâu bằng Nền tảng

Phương pháp này thường được sử dụng chủ yếu trong mỹ thuật và hội hoạ. Những vật thể ở xa thường sẽ được phác hoạ ít chi tiết hơn so với những vật thể ở tiền cảnh. Phương pháp này cực kỳ phổ biến với các bộ phim hoạt hình cổ điển.

Sau đây là một vài ví dụ:

Tạo chiều sâu bằng Tiêu điểm

Phương pháp này thường hay bị nhầm lẫn và gọi sai với cái tên Depth of Field (DoF) – Độ sâu trường ảnh. Với phương pháp này, những vật thể ở gần người xem sẽ được khắc hoạ rõ nét, trong khi những vật thể ở xa sẽ mờ dần đi. Phương pháp này có thể được đảo ngược lại, vật thể ở gần mờ mịt và tiêu điểm tập trung vào vật thể ở xa, khiến nó trở nên sắc nét hơn.

Một vài ví dụ về việc sử dụng Tiêu điểm để tái tạo chiều sâu:

Tạo chiều sâu bằng Chuyển động

Chúng ta có thể nhận ra hiệu quả của phương pháp này khi đang ở trên một vật thể chuyển động (ví dụ như tàu hoả, xe buýt,…), những vật thể ở gần di chuyển rất nhanh trong khi những vật thể ở xa di chuyển một cách chậm rãi.

Do phương pháp này liên quan đến chuyển động, nên nó thường được sử dụng chủ yếu trong các cảnh phim. Mặc dù vậy, bạn có thể sử dụng phương pháp này một cách khéo léo vào hình ảnh bằng cách làm mờ chuyển động ở tiền và hậu cảnh.

Kết bài

Một nhà thiết kế cần phải nắm rõ cách vận dụng của từng phương pháp. Những thứ đó vốn dĩ luôn tồn tại trong cách chúng ta nhìn vào thế giới thực. Hai phương pháp tái tạo chiều sâu sử dụng màu sắc và không gian thường được sử dụng nhiều bởi các hoạ sĩ và các nhà thiết kế. Vậy nên lời khuyên của tôi là hãy nắm bắt tốt hai phương pháp này trước tiên, đồng thời cũng phải nhớ rõ các phương pháp còn lại.

Tái tạo chiều sâu đóng một vai trò quan trọng trong bất cứ loại hình nghệ thuật nào. Hi vọng bài viết thực sự bổ ích với bạn.

Nguồn: zevendesign
Người dịch: Hà Đình Nhân

Cùng tác giả

#Tag

art chiều sâu depth dof Hướng dẫn Kiến thức photography

iDesign Must-try

Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Với tạo hình mũm mĩm, chú ếch của Ding Hu tự tin thả dáng với nhiều động tác yoga, từ cơ bản đến khó nhằn. Tuy thoạt nhìn, các khung…
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Những nụ cười tỏa nắng của bông hoa nhỏ hồn nhiên đã được Saki ghi lại hoàn hảo, cảm giác chân thực đến người xem cũng đã không ít lần…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…