Bạn có biết sự khác nhau giữa bàn phím số trên di động và bảng tính?

Bàn phím số. Bạn thấy nó ở tất cả mọi nơi, từ trình gọi điện thoại (dialer), chiếc máy tính bỏ túi, cho đến mã pin ở màn hình mở khoá điện thoại.

Bạn thấy nó xuất hiện trên bàn phím máy tính, và bạn cũng thấy nó tại các máy ATM, máy đếm tiền, hệ thống an ninh và cả trên điện thoại bàn. Các con số có thể giống nhau… nhưng nếu để ý bạn sẽ thấy bố cục luôn có sự khác biệt.

Trình gọi điện thoại và máy ATM đều bắt đầu số 1 ở hàng đầu rồi giảm dần theo hàng đến số 9 và kết thúc là số 0 ở hàng cuối. Số 0 nằm giữa dấu hoa thị (*) và dấu thăng (#). Nhưng nếu bạn nhìn vào máy tính bỏ túi, máy tính tiền, hay bàn phím số ảo trên máy tính cá nhân, bố cục của nó hoàn toàn khác. Số 0 hay giá trị nhỏ nhất nằm vị trí cuối cùng và tăng dần ở phía trên, và số 9 sẽ nằm hàng cuối phía trên bên phải. Sự khác biệt này, đến nay vẫn làm tôi bối rối khi chúng ta có đến hai hệ thống riêng biệt cho từng cỗ máy khác nhau. Không có một lý do cụ thể nào cho sự khác biệt về cách bố trí sắp xếp, nhưng có vài giả thiết thú vị diễn giải cho vấn đề này.

Nào cùng quay ngược thời gian để các bạn mường tượng rõ hơn. Một trong những lí do khiến hai bàn phím này có bố cục khác nhau là vì chúng là hai sản phẩm hoàn toàn khác biệt, khác về công nghệ lẫn mục đích sử dụng. Trước đây khi chưa có các dòng điện thoại để bàn mới (touch-tone phone), điện thoại quay số (rotary phone) có các số từ 1 đến 10 được dùng để quay số luân phiên (*số 0 thực chất được coi là số 10. Điều này sẽ được giải thích rõ sau). Với sự ra đời của bàn phím vật lý ở điện thoại để bàn trong những năm thập niên 50, các công ty vẫn cố giữ nguyên bố cục này cho đến hiện tại, tức số 1 là số bắt đầu, số 9 và số 0 (còn được gọi là số 10) là những số cuối. Đối với bảng tính cũng được bố cục theo ma trận 3×3 từ 1 đến 9 (được sắp xếp từ trái sang phải). Số 0 được đặt ở cuối, giữa kí tự * và #.

Mặt khác, máy tính bỏ túi đã được thiết kế từ lâu trước khi điện thoại hiện đại phát minh, và được bố trí theo dạng 7,8,9 ở trên cùng (tức 3 số 7,8,9 ở hàng trên cùng của bảng tính). Bố cục của bảng tính được thiết kế dựa trên bố cục máy tính tiền. Không giống như cuộc cách mạng về thiết kế của điện thoại, bố cục của bảng tính được thiết kế theo chức năng sử dụng. Số 0 trong bảng tính được cố ý đặt ở vị trí cuối của máy tính tiền vì so với những con số khác, số 0 được sử dụng nhiều hơn những con số khác. Đó là lí do tại sao nó to hơn những số khác để thuận tiện cho việc bấm. Các con số còn lại được sắp xếp theo thứ tự 1,2,5,10,20,50,100 theo tần suất sử dụng và chúng cũng được sắp xếp một cách hợp lí dựa trên cơ sở này. Có thể thấy rằng để thuận tiện hơn cho việc tính tiền, số 1 và 2 được sắp xếp liền sau số 0. Bảng tính đơn giản được bố cục theo chức năng này.

*Trong những ngày đầu điện thoại quay số sử dụng hệ thống đánh tín hiệu xung hay còn gọi là ‘ngắt mạch vòng’ (loop-disconnect). Mỗi dãy số được gọi là một chuỗi ngắt mạch thời gian ngắn trong một vòng lặp chỉ khoảng vài millisecond. Quay số 1 tạo ra 1 lần ngắt mạch, quay số 2 tạo ra 2 lần ngắt mạch lần trong 1 vòng lặp. Và cứ thế tổng đài hay bưu điện có thể dò ra những lần ngắt mạch này và tiếp theo sẽ có một thiết bị chuyển mạch từ kết nối đến số bạn vừa gọi. Còn nếu bạn quay số 0, nó sẽ tạo ra 10 lần ngắt mạch trong một vòng lặp.

Điện thoại quay số (trái) và một chiếc máy tính sơ khai (phải)

Giả định thứ 2 cho sự khác nhau trên có vẻ thú vị hơn vì nó trái ngược hoàn toàn so với bố cục chữ số dựa trên mục đích sử dụng. Máy tính bỏ túi được phát minh từ lâu trước khi có điện thoại để bàn và nó được dùng cho việc nhập dữ liệu. Những chuyên gia nhập dữ liệu thời đó dùng máy tính nhập liệu đã quen việc bấm số với tốc độ đáng kinh ngạc. Nhưng khi chuyển qua dùng điện thoại để bàn, họ không thể kiểm soát tốc độ bấm và đôi lúc dẫn đến trường hợp bấm nhầm hoặc bấm thiếu số. Vì vậy, các công ty điện thoại đã quyết định thay đổi cách bố trí dễ làm rối người dùng này bằng một bố cục mới giúp người dùng dành thời gian để bấm chính xác số mà họ muốn gọi.

Cả hai lý do đều nghe hợp lý nhưng không có cái nào được cho là lý do chính xác vì sao ta lại có hai bàn phím khác biệt như vậy. Thật thú vị khi nhận ra cách bố trí con số trên điện thoại, số 0 nằm dưới số 9 khi đáng ra nó phải là số 10, và trên máy tính bỏ túi, tại sao số 0 lại ở đằng trước số 1 trong khi 0 được cho là con số không có giá trị. Ở cả hai định dạng, số 0 đều tìm được vị trí thích hợp của nó, tuỳ thuộc giá trị mà nó được gán ghép.

Người Dịch: Bobby
Theo Yanko Design

Cùng tác giả

#Tag

calculator mobile phone numberpad touch-tone phone UI ux

iDesign Must-try

Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Các hiệu ứng thị giác trong UI (User Interface)
Các hiệu ứng thị giác trong UI (User Interface)
Biết cách ứng dụng các hiệu ứng thị giác có thể dùng để cân bằng các icon, căn chỉnh lề các thành phần thiết kế một cách chính xác và…
Tìm hiểu về UX Writing - khi ngôn từ súc tích mang ‘linh hồn’ đến cho thiết kế
Tìm hiểu về UX Writing - khi ngôn từ súc tích mang ‘linh hồn’ đến cho thiết kế
UX Writing (Viết nội dung UX) là bất kỳ văn bản nào mà người dùng gặp phải trong quá trình tương tác với sản phẩm phần mềm. Có thể là tên…