6 tính năng siêu hữu ích của Google Analytics dưới góc nhìn thiết kế UX (phần 1)

Google Analytics là công cụ trực tuyến giúp các nhà quảng cáo có thể theo dõi số liệu liên quan đến hoạt động của website. Nó mang đến cho bạn những thông tin chi tiết về Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) – một trong những ưu tiên hàng đầu đối với nhiều trang web marketing. Đồng thời công cụ này cũng có thể làm rõ các vấn đề khác đối với trải nghiệm người dùng.

Google Analytics là một công cụ để cải thiện sản phẩm, không chỉ là các trang web marketing. Nó cho bạn biết chính xác người dùng đang làm gì, họ đến từ đâu, họ đã tương tác trong bao lâu, v.v. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi), Retention rate (tỷ lệ duy trì), và một vài thống kê khác. Google Analytics có thể là một công cụ phức tạp, nhưng nó cung cấp một lượng lớn dữ liệu và thông tin chi tiết. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ nói về hai vấn đề phổ biến khi sử dụng Google Analytics với tư cách là một nhà thiết kế UX: hành vi của người dùng và mục đích của người dùng.


Xem xét hành vi người dùng với Google Analytics

Để cải thiện trải nghiệm người dùng, bạn cần hiểu các hành vi của người dùng. Họ đang làm gì trên trang web của bạn? Họ đang đi đến đâu? Họ đến từ đâu? Bằng cách tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của hành vi người dùng thông qua Google Analytics, bạn có thể khám phá các khu vực tiềm ẩn phát sinh khó khăn, từ đó có thể tối ưu và giải quyết những vấn đề đó.

1. Behavior Flow (Luồng hành vi)

Behavior Flow trong Google Analytics giúp xác định các trang, khối lượng lưu lượng truy cập và đường dẫn lưu lượng truy cập, chẳng hạn như các trang phổ biến nhất mà khách truy cập, hoặc các trang cụ thể mà người dùng hay vào hoặc thoát ra nhất. Bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về luồng lưu lượng truy cập của một trang, hành trình của khách hàng hoặc sale funnel (phễu bán hàng). Khi bạn so sánh Behavior Flow với thời gian người dùng dành cho trang web của mình, bạn có thể nhanh chóng xác định các trang cầu nối và các khu vực trung tâm chuyển đổi của trang.

Mọi người hoạt động trên trang web của bạn như thế nào?

Xem Behavior Flow là một cách tuyệt vời để phân tích hành trình người dùng hiện tại, từ đấy chúng ta có thể tối ưu hóa hơn nữa. Ví dụ: bạn có thể tối ưu hóa số lượng trang mà khách truy cập gặp vấn đề bằng những biểu mẫu đăng kí mua hàng hoặc một bài đăng trên blog. Bạn cũng có thể xem liệu khách truy cập có đang nhấp qua lại giữa nhiều trang hay không. Đây là một kim chỉ nam tuyệt vời giúp bạn phát hiện ra những điều hướng khó hiểu, thiết kế sai lệch hoặc văn bản gây nhầm lẫn.

Ngoài ra, các Behavior Flow còn giúp xác định các trang mà mọi người truy cập mong đợi. Ví dụ: điều này có thể cho thấy rằng những khó khăn mà người dùng gặp trong quá trình đến trang họ muốn đến, họ quan tâm đến những trang đó nhiều hơn bạn nghĩ hoặc mức độ quan trọng đối với hành trình của khách hàng nhiều hơn so với dự đoán ban đầu. Có nghĩa là bạn có thể hiểu sai những gì khách truy cập thực sự đang muốn làm.

Những nơi mà người dùng rời bỏ

Behavior Flow cung cấp nhiều thông tin chi tiết. Một ví dụ chúng ta có thể xem nơi mà khách truy cập rời khỏi trang web của bạn, đặc biệt là với số lượng lớn. Đây có thể là một điều tốt hoặc xấu. Ví dụ mọi người rời khỏi từ trang “Cảm ơn” đúng như ý định của bạn. Cũng có thể họ rời đi trước khi chuyển tiếp sang bước tiếp theo, điều này cho thấy hành trình trải nghiệm của khách hàng đang gặp vấn đề. Có nghĩa là đã có điều gì đó đang cản trở họ hoàn thành mục tiêu.

Các câu hỏi về Behavior Flow của người dùng

Behavior Flow của Google analytics trả lời nhiều câu hỏi, chẳng hạn như:

  • Khách truy cập vào những trang nào?
  • Họ thoát khỏi trang nào?
  • Hành trình của khách truy cập trông như thế nào trên trang web: họ truy cập trang nào và theo thứ tự nào?
  • Họ có chuyển đổi hay không?
  • Phân loại người dùng vào Sale Funnel?

“Bằng cách phân tích kỹ lưỡng luồng hành vi, các nhà thiết kế có thể tối ưu hóa hành trình của người dùng để tạo ra các bước hợp lý, có ý nghĩa và dễ dàng để khuyến khích họ hướng tới chuyển đổi”. – Al Gomez


2. Event tracking

Event tracking là một tính năng tuyệt vời khác trong Google Analytics, vì nó cho phép bạn theo dõi các hành động không thể nhìn thấy được. Event tracking cho phép bạn theo dõi các nhấp chuột cụ thể như vào các nút CTA , liên kết, điều hướng hoặc bất kỳ thứ gì khác tương tác. Nói một cách đơn giản, Event tracking cho phép bạn tìm ra liệu mọi người có đang tương tác tốt với các yếu tố tương tác đã được xác định cụ thể trên trang web của bạn hay không.

Bạn sẽ phải tự thiết lập chúng, điều này cực kỳ quan trọng để theo dõi dữ liệu. Ví dụ: bạn có thể kiểm tra xem nút CTA hoặc chiến lược mới có hoạt động tốt hay không. Đây cũng là một công cụ tuyệt vời để theo dõi mức độ tải xuống của các mục có thể tải xuống. Thật tuyệt khi chúng ta có thể theo dõi lượt phát video, lượt nhấp chuột vào quảng cáo và các pop-up tương tác.

Bạn có thể theo dõi bất kỳ thứ gì và mọi thứ mà khách truy cập hoặc người dùng có thể nhấp vào với Event tracking.

So sánh Event tracking với Behavior flow

Bạn có thể và nên so sánh dữ liệu giữa Event tracking với Behavior flow để có được hình dung tuyệt vời về cách người dùng của bạn di chuyển qua các kênh. Theo dõi hành trình hoặc luồng và những gì bên trong các luồng đó có thu hút sự chú ý của họ hay không.


3. Audience

Một số nhà thiết kế mô tả tính năng Audience của Google Analytics, là “người bạn tốt nhất của nhà thiết kế UX”, vì nó cung cấp cho bạn thông tin chi tiết và toàn diện về khách truy cập của bạn là ai, vị trí của khách truy cập, nhân khẩu học như giới tính và thậm chí cả thiết bị mà họ đã sử dụng để truy cập trang web của bạn.

Ngoài ra, không chỉ thiết bị, trình duyệt hoặc hệ điều hành mà khách truy cập của bạn đang sử dụng mà còn cả kích thước màn hình của trình duyệt của họ. Ví dụ, chỉ vì khách truy cập của bạn có màn hình 1200px x 1200px, không có nghĩa là họ sử dụng trình duyệt ở chế độ toàn màn hình. Đó là điều quan trọng trong việc thiết kế để có trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể.

Công cụ Audience có thể đi sâu vào nhiều chi tiết, cung cấp cho bạn thông tin cụ thể và giúp hiểu rõ hơn đối tượng của bạn là ai và cách họ muốn tương tác như thế nào.

Audience giúp tìm ra các vấn đề hữu ích

Audience có thể giúp xác định nhiều kiểu khách truy cập. Ví dụ: nó có thể cho thấy lượng khách truy cập tăng đột biến vào ban đêm hoặc sáng sớm. Đây là công cụ quan trọng vì nó giúp hình thành tâm lý của khách truy cập. Và có thể giúp bạn tạo ra trải nghiệm người dùng và các chiến dịch marketing tốt hơn. Ví dụ bạn nhận thấy hầu hết khách truy cập của mình chuyển đổi vào đầu giờ chiều hoặc có thể họ không bao giờ chuyển đổi vào cuối tuần. Sử dụng thông tin này để có thể sắp xếp thời gian tốt hơn cho chiến dịch marketing của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải nghiên cứu thêm tại sao các vấn đề đó tồn tại, nhưng tính năng Audience của Google Analytics là bước đầu tiên để xác định và phát hiện các vấn đề này.

Tìm cơ hội trong các vấn đề từ Audience

Tất cả các vấn đề này đều là cơ hội. Chúng sẽ cho phép bạn tạo trải nghiệm người dùng cụ thể hơn. Ví dụ: nếu bạn nhận thấy nhiều khách truy cập của mình đang sử dụng một thiết bị hoặc kích thước cửa sổ trình duyệt cụ thể, thì đó là cơ hội để thử nghiệm với bố cục hoặc nội dung dành riêng cho thiết bị đó. Hoặc, đây có thể là cơ hội để thử nghiệm các native app (ứng dụng gốc).

Một ý tưởng tuyệt vời khác là xác định xem người dùng truy cập của bạn có đến từ quốc gia hoặc khu vực mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính hay không. Đó cũng là cơ hội để viết lại nội dung bằng những thuật ngữ đơn giản nhất, hoặc thậm chí có thể xây dựng lại trang bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

So sánh Audience với các chỉ số

Không nghi ngờ gì nữa, Audience là một công cụ hữu ích. Nó cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các tập hợp con khác nhau và xác định các đối tượng phụ. So sánh thông tin và vấn đề của các Audience khác nhau, bạn sẽ tìm thấy các chỉ số như conversion rate, behavior flow, hay event tracking, từ đó bạn sẽ dễ dàng để hiểu sâu hơn về những gì mang lại hiệu quả cũng như khó khăn đối với người dùng.


Phần 2, chúng ta sẽ tiếp tục xem mục đích của người dùng trên trang web của bạn thông qua các tính năng hữu ích của Google Analytics!

Biên tập: Thao Lee
Theo: analytics.google; designmodo; designexperienceproject

Cùng tác giả

#Tag

Audience Behavior Flow công cụ Event tracking google Google Analytics marketing trải nghiệm sản phẩm ux ux design ux design và marketing ux tool ux/ui ux/ui design

iDesign Must-try

Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Bạn có nhớ sự ồn ào về logo của Google không? Đừng lo lắng nếu bạn bỏ lỡ câu chuyện này kể từ lần đầu tiên, bởi vì vấn đề…
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Giữa bức tranh muôn màu của thế giới sáng tạo, không khó để tìm kiếm sự liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau, nhưng làm thế nào để từ…
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Thời gian là một thứ vô cùng giá trị, điều này được nhắc nhiều và không cần phải bàn cãi thêm. Nhưng có vẻ như từ “giá trị” chưa đủ…
Những kỹ năng ngoài chuyên môn giúp bạn tốt hơn trong Design
Những kỹ năng ngoài chuyên môn giúp bạn tốt hơn trong Design
Vì sao một người học rất giỏi trong trường học, khi ra đời làm việc lại không suôn sẻ? Vì sao một người chăm chỉ làm việc, luôn cố gắng…