Tại sao đón nhận ‘lời chỉ trích’ là điều tốt cho thiết kế của bạn?

Minh họa: Alec Doherty

Tiếp nhận lời chỉ trích chưa bao giờ là điều dễ dàng.

Trong một thế giới nghệ thuật tạo dựng bởi góc nhìn và sự đánh giá, bạn sẽ liên tục gặp phải khách hàng, khán giả, hay thậm chí là nhà phê bình – những người luôn muốn cho bạn biết làm thế nào để thiết kế tốt hơn. Điều họ nói với bạn có thể khá khó nghe, bởi lẽ không ai thích bị nói rằng mình đã sai. Nhưng đây thật sự không phải là chuyện tồi tệ vì bạn biết đấy, ta hoàn toàn có thể sử dụng lời chỉ trích như một lợi thế cạnh tranh cho chính mình.


Phê bình cũng là một cách giao tiếp

Nếu ai đó có lời chỉ trích, điều đó có nghĩa là họ muốn cung cấp cho bạn feedback về công việc bạn đang làm cho họ mà thôi – đây cũng là cơ hội để tìm hiểu thêm về khách hàng của bạn và cách để giúp họ cảm thấy hài lòng.

Hãy dành chút thời gian để suy ngẫm trước khi trả lời những gì họ đang góp ý – trong kinh doanh, làm việc với một người kiên nhẫn và có thể tiếp nhận, sửa đổi từ sự chỉ trích sẽ giúp đôi bên đạt được kết quả tốt hơn. Hơn thế nữa, những lời phê bình còn là cơ hội để bạn tìm hiểu những gì khán giả thực sự yêu thích.


Feedback giúp sản phẩm của bạn hoàn thiện hơn

Minh họa: Alec Doherty

Nếu bạn luôn nghĩ mình đúng nhưng không nhận được phản hồi từ mọi người, làm sao bạn biết chắc chắn rằng những gì bạn đang làm là tốt? Dù là trong kinh doanh hay nghệ thuật biểu diễn, hay một sản phẩm dịch vụ, việc biết lắng nghe và rút kinh nghiệm từ những quan điểm thật lòng sẽ cho bạn biết chính xác điều gì chưa tốt và làm sao để nó trở nên hoàn thiện hơn. Hãy sử dụng thông tin đó để sửa đổi sản phẩm, dịch vụ, triển lãm hoặc sự kiện bạn đang làm – đôi khi bạn sẽ không thoải mái lắm khi lắng nghe nhưng feedback sẽ giúp cho sản phẩm của bạn trở nên hoàn thiện hơn.


Lời phê bình buộc bạn phải suy nghĩ về cách làm việc của bản thân

Lời phê bình mang tính xây dựng sẽ giúp bạn loại bỏ những thói quen xấu và hướng tới những điều tích cực hơn. Hãy trở nên khách quan và nhìn vào những gì bạn đang làm như thể nó không phải của bạn. Điều này có thể đặc biệt khó khăn khi bạn tham gia sâu vào một dự án, nhưng nếu có thể, hãy lùi lại một bước và quan sát tổng thể những thứ mình đang làm để có thể nhận ra được vấn đề mình đang gặp phải và giải quyết chúng. Hãy tập đặt câu hỏi như: Dự án này có cần một bản brief cụ thể hơn? Bạn có đang bỏ lỡ điều gì ở giai đoạn đầu của dự án? Có phải deadline của dự án này quá gấp rút?


Một lời phê bình tốt mang lại cho bạn nhiều lợi thế

Minh họa: Alec Doherty

Hãy thử suy nghĩ rằng nếu bạn có thể khiến khách hàng nói với bạn – chỉ một mình bạn – làm thế nào để cung cấp cho họ sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn hảo hơn, đó sẽ là thông tin mà chỉ mình bạn có. Điều này giúp bạn có lợi thế hơn bất kỳ ai khác trong lĩnh vực của mình và giúp bạn làm việc tốt hơn trong tương lai. Thế nên, hãy tìm cách thu thập những lời góp ý từ khách hàng hoặc khán giả để biết họ thực sự muốn gì.


Hãy phản hồi những lời phê bình một cách tích cực và đưa ra một giải pháp cho chúng

Hãy nhớ rằng, cách bạn đáp lại những lời chỉ trích là cực kỳ quan trọng. Cố gắng tránh đi vào một cuộc tranh cãi vô ích, thay vào đó, hãy biến nó thành một cuộc thảo luận về cách giải quyết vấn đề. Bằng cách này, bạn vẫn an tâm là mình sẽ được trả công và bớt lãng phí thời gian suy nghĩ làm sao để sửa đổi sai lầm. Hãy xem xét các câu hồi đáp như:
“OK, anh/chị thấy nó chưa ổn thì hãy cho tôi biết phần nào chưa tốt nhé?”
“Tôi có thể thấy lý do anh/chị phê bình nó. Nhưng trước hết hãy để tôi giải thích tại sao tôi làm như vậy nhé.”
“Tôi đã nghĩ về những gì anh/chị nói và những gì tôi sẽ làm để thay đổi là …”

Biến lời nói của bạn thành hành động để cho thấy rằng bạn đã lắng nghe lời feedback, phản hồi lại và hoàn thiện sản phẩm của mình một cách tốt nhất.


Đừng cá nhân hóa những lời phê bình

Đừng cảm thấy bực dọc nếu ai đó không thích sản phẩm của bạn ngay lập tức. Ngay cả khi bạn cảm thấy không công bằng khi bị chỉ trích, đừng trả đũa bằng những hành động quá khích, nó sẽ ảnh hưởng đến triển vọng làm việc với khách hàng đó và thậm chí có thể gây tổn hại đến danh tiếng của chính bạn.

Đôi khi bạn cảm thấy những lời chỉ trích mang tính cá nhân và có thể ngay lúc đó hoặc cả sau này, những gì bạn cảm nhận là đúng. Mọi người thường mắc sai lầm trong việc đánh giá và điều quan trọng là bạn đừng cảm thấy bị xúc phạm bởi nhận xét của ai đó. Một nhà thiết kế/họa sĩ chuyên nghiệp là người có thể nhận những lời phê bình và không phản ứng như thể đó là một lời công kích cá nhân. Người đó sẽ biến nó thành lợi thế của mình hoặc, nếu mọi nỗ lực đều thất bại, họ sẽ lịch sự dừng mối quan hệ với đối tác và rời đi với danh tiếng còn nguyên vẹn.

Biên dịch: Bầu
Minh họa: Alec Doherty
Nguồn: The Guardian

Cùng tác giả

#Tag

advice creative criticism human communication lời chỉ trích lời khuyên phê bình

iDesign Must-try

Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Hãy vững tin vào con đường mà mình đã chọn và đừng dành quá nhiều thời gian để so sánh bản thân với những freelancer khác. Trong thời đại khủng…
‘Lục địa thứ 8’ - Dự án độc đáo với mong muốn khôi phục lại hệ sinh thái vốn có của đại dương
‘Lục địa thứ 8’ - Dự án độc đáo với mong muốn khôi phục lại hệ sinh thái vốn có của đại dương
Ý tưởng đầy tham vọng của Lenka Petráková đề xuất để giải quyết một trong những vấn đề ô nhiễm lớn nhất thế giới: rác thải đại dương
Liệu AI có thay đổi những gì loài người định nghĩa về nghệ thuật?
Liệu AI có thay đổi những gì loài người định nghĩa về nghệ thuật?
Nghệ thuật là cách giúp chúng ta hình dung ra những phương thức mới để sử dụng trí tuệ nhân tạo, thứ có thể giúp chúng ta tồn tại, thậm…
Nâng cao kỹ năng thiết kế logo với 6 lời khuyên từ chuyên gia kinh nghiệm
Nâng cao kỹ năng thiết kế logo với 6 lời khuyên từ chuyên gia kinh nghiệm
Nếu bạn đang tìm cách để nâng cao kỹ năng thiết kế logo của mình, thì chắc chắn đây là bài viết hữu ích dành cho bạn. Bài viết này…
15 nhà phê bình nghệ thuật đã khiến chúng ta thay đổi cách nhìn về thế giới (P2)
15 nhà phê bình nghệ thuật đã khiến chúng ta thay đổi cách nhìn về thế giới (P2)
Hơn 1000 năm, con người đã cố gắng định nghĩa điều gì làm nên một tác phẩm nghệ thuật “tốt”. Những nhân tố quyết định, như tính thực tế, vẻ…
15 nhà phê bình nghệ thuật đã khiến chúng ta thay đổi cách nhìn về thế giới (P1)
15 nhà phê bình nghệ thuật đã khiến chúng ta thay đổi cách nhìn về thế giới (P1)
Hơn 1000 năm, con người đã cố gắng định nghĩa điều gì làm nên một tác phẩm nghệ thuật “tốt”. Những nhân tố quyết định, như tính thực tế, vẻ…