5 tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng của David Hockney
Nổi tiếng với những bức tranh về hồ bơi sống động và là họa sĩ có tác phẩm đạt mức giá cao kỷ lục, David Hockney được coi là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Họa sĩ 83 tuổi người Anh là người soạn thảo, thợ in, nhà thiết kế sân khấu và nhiếp ảnh gia đã có đóng góp to lớn cho phong trào Pop Art của những năm 1960, ông vẫn tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật và có nhiều triển lãm cho đến ngày nay. Từ những bức tranh trừu tượng thuở mới vào nghề cho đến những bức ảnh ghép nổi tiếng sau này.
Hôm nay hãy cùng iDesign khám phá 5 bức họa nổi tiếng gắn liền với tên tuổi danh họa đại tài này nhé!
1. We Two Boys Together Clinging – 1961
Được vẽ từ rất sớm, tác phẩm có tựa đề We Two Boys Together Clinging (Tạm dịch: Hai chàng trai quấn lấy nhau) là một trong những tác phẩm nghệ thuật đầu tiên thể hiện sự đồng cảm với người đồng tính của Hockney. Thời điểm bấy giờ đồng tính là bất hợp pháp ở cả Mỹ và Anh, việc thể hiện hai người đàn ông ôm nhau là một lựa chọn mạo hiểm cho người nghệ sĩ dũng cảm. Phong cách nhân vật và bảng màu lặng của tác phẩm khác xa với các tác phẩm đầy màu sắc, bóng bẩy của Hockney mà hiện nay ông được biết đến. Tuy nhiên, cách tiếp cận trừu tượng này là một sự lựa chọn hợp lý khi ông không để lộ danh tính của các nhân vật.
Hockney đã vẽ We Two Boys Together Clinging vào cuối năm thứ hai tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia. Bức tranh bắt nguồn từ một bài thơ cùng tên của nhà văn người Mỹ Walt Whitman vào thế kỷ 19. Hai dòng thơ được viết nguệch ngoạc ở phía bên phải như một cách tự sự về bức tranh của ông.
2. A bigger splash – 1967
Hockney đã vẽ A Bigger Splash (Tạm dịch: Một vũng nước lớn) trong thời gian học tại Đại học California ở Berkeley. Các bể bơi ở LA là một trong những môn học yêu thích của ông, và cũng là nguồn cảm hứng dồi dào giúp ông tạo nên nhiều tác phẩm lớn, mang tính biểu tượng theo phong cách hiện thực, sống động. Bức tranh đặc biệt có kích thước 94×94 inch này là kết quả của hai bức tranh nhỏ hơn được ghép lại: A Little Splash (1966) và The Splash (1966). Bigger Splash được vẽ bằng sơn acrylic, một phương tiện nghệ thuật tương đối mới vào thời đó. Về mặt ý tưởng, Hockney cảm thấy chất màu khô nhanh thích hợp để miêu tả cái nắng nóng của bầu trời California hơn là sơn dầu truyền thống.
3. American Collectors (Fred và Marcia Weisman) – 1968
Những bức tranh chân dung của Hockney vào cuối những năm 60 mang đến một cái nhìn sâu sắc về tâm trạng và văn hóa của Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Trong American Collectors (Tạm dịch: Những nhà sưu tập Mỹ), Hockney mô tả những người bạn của mình Fred và Marcia Weisman bên ngoài ngôi nhà ở Los Angeles của họ. Xung quanh hai nhân vật là các tài sản nghệ thuật được đánh giá cao của họ, chẳng hạn như tác phẩm điêu khắc theo trường phái hiện đại và một cột vật tổ của Henry Moore.
Bảng màu pastel mang đến một khung cảnh thơ mộng với bầu trời Nam California đầy nắng ấm. Cặp đôi đứng vững chãi như những bức tượng trong vườn mang lại cảm giác siêu thực và pha chút một nét hóm hỉnh. Trong bức tranh, Marcia là một người phụ nữ có thân hình đầy đặn trong chiếc áo choàng, cười nhẹ và tạo dáng vừa thanh lịch vừa mạnh mẽ. Fred, người đàn ông của ngôi nhà, đứng ở phía ngoài bên trái của bức tranh với hai bàn tay nắm chặt, đối diện vị trí của cột vật tổ như thể cả hai đều có tầm quan trọng như nhau.
4. A Bigger Grand Canyon – 1998
Lấy cảm hứng từ quy mô hoành tráng vườn quốc gia Grand Canyon, Hockney bắt đầu chụp ảnh kỳ quan thiên nhiên vào năm 1982.
Họa sĩ thế kỷ 19 Thomas Moran là một trong số ít nghệ sĩ đã thành công trong việc nắm bắt quy mô và chi tiết của Grand Canyon trong nghệ thuật của mình. Phiên bản của Moran được nhiều người coi là nổi tiếng nhất, nhưng Hockney muốn thử thách bản thân và muốn vẽ lại phong cảnh nơi đây. Ông đã tạo ra bức tranh A Bigger Grand Canyon (Tạm dịch: Một hẻm núi lớn) có kích thước 106 × 275 inch lớn hơn so với bức vẽ của Moran. Bức họa bao gồm 60 bức tranh nhỏ ghép lại với nhau để tạo ra một khung cảnh lớn, chỉ đại diện cho một phần của hẻm núi. Tác phẩm nghệ thuật sống động gợi lên cảm giác chân thật giống như khi tham quan phong cảnh hùng vĩ nơi đây.
5. Billy + Audrey Wilder – 1981-1982
Vào đầu những năm 80, như một phần của việc tìm hiểu về Chủ nghĩa Lập thể, Hockney bắt đầu thử nghiệm với những bức ảnh ghép. Ông đã kết hợp hàng chục bức ảnh Polaroid, được chụp từ nhiều góc độ khác nhau, để tạo ra một hình ảnh hoàn chỉnh, hay những gì ông ấy mô tả là “những cầu nối”. Trong Billy + Audrey Wilder, Hockney đã tạo ra một hiệu ứng phức tạp từ các đối tượng với nhiều góc nhìn khác nhau.
Biên tập: Thao Lee