4 cách làm chủ màu sắc trong thiết kế logo

Ảnh bìa: Logo PIXTY bởi Ramotion ✪.

Bài viết bởi Nick Carson.

Vòng tuần hoàn màu sắc là yếu tố cơ bản giúp ta nhìn nhận màu sắc, đồng thời là một phương pháp hữu hiệu cho việc đánh giá sự hài hòa khi phối màu.

Màu sắc là ngôn ngữ chung trong thiết kế. Nó có thể giúp chúng ta truyền tải cá tính thương hiệu, tạo ra sự nổi bật hay khơi gợi những cảm xúc tiềm ẩn.

Nếu bạn dự định áp dụng lý thuyết màu sắc vào quá trình làm việc, sẽ tốn nhiều sức lực để rèn giũa khi làm việc thực tế. Bài viết này đề cập đến những điều cơ bản trong lý thuyết màu sắc và cách ứng với thiết kế logo, bao gồm cách để đạt được sự hài hòa khi sử dụng vòng tuần hoàn màu sắc.

Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Bản chất của màu sắc vượt xa những gì mắt ta nhìn thấy, chúng cũng có tính thực tế khi ứng dụng vào thiết kế logo cho những khách hàng hoặc thương hiệu khác nhau.

Hãy cùng khám phá 4 cách để làm việc hiệu quả hơn với màu sắc khi thiết kế logo.

1. Thấu hiểu lý thuyết màu sắc

Khi đề cập đến thiết kế logo hay nhận diện thương hiệu, việc chọn lựa màu sắc có thể đóng vai trò quan trọng và tính thẩm mỹ chưa hẳn là điều cần chú tâm nhất. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa bản chấttính tượng trưng của màu sắc là cần thiết, đây là điều khá khác biệt với những khái niệm màu sắc trước đây.

Hãy nghĩ về điều này khi tìm kiếm sự tương quan trong thiết kế. Bản chất màu sắc như một hàng rào để ta vượt qua hơn là một vật mang tính tham khảo, đặc biệt khi yêu cầu từ khách hàng đóng vai trò quan trọng.

Tính tượng trưng của màu sắc là bước tiếp theo và những điểm chạm về văn hóa là yếu tố đáng cân nhắc. Ví dụ, màu đỏ tượng trưng cho tài lộc và may mắn ở Trung Quốc trong khi màu trắng đại diện cho cái chết. Điều này rất hữu ích đối với những thương hiệu hoạt động trong nước hoặc vùng miền chứ không mang tính toàn cầu. Coca-Cola được bày bán tại Trung Quốc, nhưng nhãn mác màu đỏ và trắng được thiết kế nhằm truyền tải sự cân bằng giữa tiền tài và chết chóc là không được đúng cho lắm ở đất nước này.

Dự án của The Partners’ Investec Journal tận dụng sự liên kết của màu đỏ với tài lộc và may mắn theo quan niệm người Trung Hoa.

Tâm lí học màu sắc đào sâu vào nhiều khía cạnh của một vấn đề và chú trọng quá trình phản ứng của con người trong nhận thức. Nhìn chung, màu đỏ thể hiện bản năng và xúc cảm, có tính vật chất hơn khi so sánh với màu xanh dương có vẻ mát mẻ và mang tính trí tuệ. Màu vàng thể hiện sự sáng sủa, năng động và thiên về cảm quan, trong khi màu xanh lục có vẻ hài hòa, tự nhiên và cân bằng.

Tất cả những sự liên kết này đều không rõ ràng và chứa đựng những mặt tích cực lẫn tiêu cực. Sắc độ, sắc giai, sắc thái của màu có thể liên quan đến biểu tượng về văn hóa và cá nhân, nhưng bản chất của các hiệu ứng tâm lý đều mang tính phổ quát và được coi như một phần của quá trình thiết kế logo.

2. Hãy chọn một phương pháp tinh tế

Có nhiều phương pháp khi nói đến việc chọn lựa màu sắc cho một thương hiệu, hãy cân nhắc mọi thứ, từ vòng thuần sắc đến những liên kết văn hóa và tâm lý phức tạp.

Nhà tâm lý học màu sắc Angela Wright đã tìm ra hệ thống ảnh hưởng của màu sắc, điều này chỉ ra rằng tất cả các dãy màu, độ mờ và độ đậm nhạt có thể được xếp vào một trong bốn ‘nhóm tông màu’. Những màu cùng một nhóm nếu được phối hợp sẽ tạo nên sự hài hòa hơn.

Nhóm một: Việc sử dụng màu đỏ tươi trong logo của Virgin làm toát lên sự vui vẻ và tươi trẻ.

Nhóm màu đầu tiên mang tính rõ ràng, tinh tế, ấm áp và không chứa màu đen. Nhóm này bao gồm màu đỏ tươi, màu san hô – da cam ánh hồng, màu xanh da trời và màu quả đào. Chúng cho ta sự gần gũi, tươi trẻ và lạc quan nên sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các nhãn hàng trẻ trung, nhưng mặc khác cũng tạo ra cảm giác lúng túng hay thiếu đi sự trang trọng.

Nhóm hai: Màu xanh lơ (robin egg blue) trong logo của Tiffany & Co cho ta cảm giác vô cùng thời thượng.

Nhóm màu thứ hai có vẻ tối hơn, đồng thời cũng cho thấy sự tinh tế, điển hình là màu nâu sẫm, màu lá quế hoặc tím hoa oải hương. Những gam màu này thể hiện được phong cách, nét duyên dáng và sang trọng cho những thương hiệu cao cấp, đồng thời cũng thể hiện sự tách biệt, cô lập và không thường thấy khi thiết kế logo.

Nhóm ba: Nhãn hàng Shell sử dụng kết hợp màu đỏ cà chua và màu vàng đất nhằm thể hiện sức mạnh.

Nhóm màu thứ ba mang lại sự ấm áp, sâu sắc và nóng nảy, thường được phối chung với màu đen, chẳng hạn như màu đỏ cà, màu cam đậm, màu olive và màu tím cà. Gam màu này thể hiện sự gần gũi và chắc chắn, thường được sử dụng để truyền tải sức mạnh và sự chính trực, nhưng đồng thời cũng chịu nhiều rủi ro như mang tính lỗi thời hoặc dễ đoán.

Nhóm bốn: Apple sử dụng màu đen tuyền và trắng cho ta cảm giác thời thượng, mượt mà và tự tin.

Cuối cùng, nhóm màu thứ tư mang tính rõ ràng, mạnh mẽ và dân dã, gồm màu đen, trắng, đỏ tươi và vàng chanh. Chúng lan tỏa sự tự tin, tính hiệu quả và hiện đại, thường được sử dụng trong các nhãn hàng công nghệ nhưng có thể bị coi là mang tính đắt đỏ, thực dụng và lạnh lẽo.

3. Hãy đặt màu sắc vào ngữ cảnh thị trường

Việc chọn được màu sắc đúng đắn cho bất kì một nhãn hàng nào không chỉ liên quan đến sự liên kết văn hóa và tâm lý, mà còn là về tính cạnh tranh và bắt kịp những xu hướng tùy theo từng nhóm đối tượng.

Ví dụ, hai nhãn hàng hoàn toàn không liên quan gì nhau đều có thể sử dụng màu sắc để truyền tải sự đáng tin cậy, nét vui tươi hay tinh tế. Nhưng nếu đối thủ của họ sử dụng cùng một màu với mục đích giống nhau thì sự nổi bật và khác biệt là nhân tố quyết định.

Thật sự, sở hữu màu sắc riêng biệt cho thương hiệu là một việc khó khăn và không thể nào đạt được. Việc thiết kế logo để thể hiện sự nổi bật trên màn hình điện thoại cũng ngày càng quan trọng.

Trong khi các thương hiệu cùng phân khúc khác sử dụng màu đỏ, xanh lam và những màu đậm, easyJet mang đến sự bùng nổ của màu cam.

Nhiều nhãn hàng không theo lối mòn của những xu hướng trên thị trường mà tạo nên sự khác biệt bằng việc sử dụng màu sắc nổi bật truyền tải những giá trị đặc biệt chứ không hòa lẫn vào đám đông: easyJet mang sự tươi mới của những trái cam đến ngành hàng không, trong khi Tango sử dụng màu đen để tạo ra một cơn sốt cho nhãn hàng sản xuất nước hoa quả.

Dù Tango sử dụng những màu cơ bản để phân loại mùi vị, logo và thiết kế lon mang màu đen truyền thống.

Tuy nhiên những điều như trên không hẳn lúc nào cũng cần thiết. Việc sử dụng màu sắc chủ đạo bên cạnh những màu cơ bản là một cuộc tranh luận không có hồi kết trong thị trường nhộn nhịp ngày nay, nhưng bằng việc cân nhắc khi phối hợp các màu sắc, làm đa dạng cho vòng tuần hoàn màu khi thêm vào hàng triệu dãy màu khác hay độ đậm nhạt mà mắt người có thể nhìn thấy, quyền sở hữu trở nên khả thi hơn.

4. Cân nhắc khi trình bày màu sắc

Một khi nhãn hàng của bạn được chọn, việc ôn lại những quy luật phối màu là cần thiết, về cách tạo ra và trình bày cho những dự án thực tế – đặc biệt là khi nói đến việc nhận diện thương hiệu.

Hãy xem những điều bạn có thể đạt được khi sử dụng hệ màu phụ (RGB dành cho màn hình) và hệ màu trừ (CMYK cho việc in ấn), đồng thời vận dụng màu sắc khi sử dụng HSB (màu, độ bão hòa và độ sáng) hay LAB (cân bằng độ sáng giữa hai màu A và B, ‘A’ bao gồm từ màu xanh lá tới đỏ và ‘B’ từ màu xanh lam đến vàng).

Tương đồng với in ấn và kĩ thuật số theo thứ tự, bản màu CMYK và RGB đều rất quen thuộc đối với những nhà thiết kế.

RGB và CMYK phân loại màu dựa trên nguyên lý máy móc, và thực tế cách màu sắc được trình bày dựa trên một số lí do như là tính chất màu sắc của một thiết bị nào đó. HSB mang tính trực giác nhiều hơn, phân loại màu sắc một cách lý thuyết dựa vào vòng tuần hoàn màu.

Trong khi đó, LAB có sự chính xác gần như tuyệt đối, và không dựa vào máy móc vì chủ yếu là sự thể hiện của màu sắc chứ không chỉ theo sự tính toán. Điều này là vô cùng quan trọng khi nói đến sự phối màu thật chính xác trong các nền tảng đa nhiệm.

Bản màu HSB và LAB cho kết quả chính xác hơn, dựa vào cách mà màu sắc được mô tả và nhìn nhận.

Tất nhiên, nếu bạn chọn cách định hình thương hiệu trong in ấn sử dụng một hoặc nhiều bảng màu (Pantone), việc phối hợp màu chuẩn xác trên những thiết bị số sẽ khả thi hơn, vì thế hãy cân nhắc điều này nhé.

Nguồn: http://www.creativebloq.com/advice/4-ways-to-master-colour-in-logo-design
Dịch giả: Đáo.

Cùng tác giả

#Tag

design Kiến thức logo lý thuyết màu sắc màu sắc màu sắc trong logo sử dụng màu thiết kế logo

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Với mục tiêu giới thiệu đến đông đảo công chúng nói chúng và cộng đồng học & làm nghệ thuật nói riêng về một hang ổ của nhà thiết kế…
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Những chuyển động sáng tạo của vật thể được Hiếu Vũ lấy cảm hứng từ đời thường, đặc biệt là về âm nhạc. Tiếp sau đó là khoảnh khắc chủ…
Tại sao Vaporwave được coi là xu hướng thiết kế năm 2023
Tại sao Vaporwave được coi là xu hướng thiết kế năm 2023
 Vaporwave là phong trào nghệ thuật kỹ thuật số đang khuấy động nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, thiết kế, thời trang, video và hơn thế nữa. Trong bài viết…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
Màu sắc là yếu tố thị giác tạo ra hiệu ứng mạnh nhất tới cảm xúc của chúng ta. Chúng ta sử dụng màu sắc để tạo ra tâm trạng…