Những người đấu tranh cho một kì nguyệt san không rác thải

Nói chuyện một cách cởi mở về nguyệt san đã là một điều khó khăn, vậy thì bàn luận về rác thải kinh nguyệt thậm chí còn khó khăn hơn. Trong khi chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề quen thuộc như ống hút và các loại túi đựng thì các nhóm hoạt động xã hội và môi trường cho rằng các sản phẩm nguyệt san sử dụng một lần cũng là một phần của vấn đề.

Băng vệ sinh, sản phẩm rất được ưa chuộng trên thế giới, trong nhiều trường hợp được làm từ 90% nhựa – nhiều hơn gấp 4 lần so với các loại túi đựng. Dù băng vệ sinh chủ yếu được làm từ bông và sợi rayon nhưng vẫn chứa hợp chất từ các loại nhựa tổng hợp. Nhiều loại băng còn được gói bằng bao bì có thành phần chứa nhựa. Trung bình cả đời một người phụ nữ ước tính sử dụng và bỏ đi hơn 10,000 miếng băng.

Vào các buổi cuối tuần dọn dẹp thường niên trong năm 2017, Hiệp hội Bảo tồn Biển đã tìm thấy trong nước thải ở các bãi biển nước Anh – một số lượng lớn mảnh vụn từ hàng trăm miếng băng vệ sinh, tampon và bao bì. Bên cạnh đó, mặc cho những cảnh báo trên bao bì rằng các sản phẩm như khăn giấy và băng vệ sinh không thể trôi qua đường cống, chị em phụ nữ vẫn tiếp tục ném chúng vào đó, khiến cho các công ty xử lý nước thải phải chi một số tiền lớn để thông những nơi bị nghẹt. Đối với các nước không có hệ thống xử lý nghiêm ngặt tại chỗ, những món rác thải này sẽ được xử lý bằng tay trên đường phố bởi các công nhân nghèo, gây nên nguy cơ sức khỏe rất lớn đối với họ. Vấn đề này đã truyền cảm hứng cho City to Sea, một nhóm hoạt động chống ô nhiễm đại dương, bắt đầu chiến dịch #PlasticFreePeriod. 

Đoạn video quảng bá chiến dịch Plastic Free Periods.

Cũng may, nhờ những cuộc vận động từ phụ nữ đến phụ nữ và truyền miệng, những sản phẩm có thể tái sử dụng như cốc nguyệt san, bọt biển nguyệt san và quần thấm hút đang dần trở nên phổ biến toàn cầu và Internet để vượt qua những thách thức về văn hoá. 

Những người vượt qua rào cản văn hóa

Những rào cản tương tự xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới khi mà băng vệ sinh rất được ưa chuộng tại Mỹ và các nước châu Âu, đó chẳng qua vì nó hợp văn hóa và băng vệ sinh vốn đã chiếm hết thị phần trên thị trường toàn cầu.

Put A Cub In It – Phổ cập giáo dục cốc nguyệt san

Hai phụ nữ giúp đẩy mạnh hoạt động giới thiệu cốc nguyệt san trên internet là Kim Rosas và Amanda Hearn từ kênh Youtube Put A Cup In It. Họ mong muốn phá vỡ những điều cấm kỵ và có những cuộc trao đổi cởi mở hơn về các sản phẩm có thể tái sử dụng tại Mỹ.

Những đoạn video bổ ích về cốc nguyệt san trên kênh Put A Cup in It.

Komal Khulbe – Fashion blogger ở Delhi

Tại Ấn Độ, Komal Khulbe, được biết đến là một blogger thời trang Delhi, được người hâm mộ khen ngợi vì đã dám đứng lên phá bỏ các luật lệ bằng cách làm một video về cốc nguyệt san trên youtube.

Blogger Komal Khulbe trong một video nói về cốc nguyệt san.

“Hầu hết các bình luận tôi nhận được đều là “Tôi không có hoạt động tình dục.” hay “Nó có làm tổn hại gì màng trinh không đó?”. “Nó cũng như những loại băng vệ sinh được quảng cáo thôi bởi vì nó cũng được mặc trên người mà. Chẳng qua là do mấy lời truyền miêng tiêu cực thôi.

Ruby Cup – mua 1 tặng 1 

Cốc nguyệt san có thể là một giải pháp làm thay đổi cuộc sống ở các nước đang phát triển. Tại đây, những điều cấm kỵ về văn hóa và sự thiếu hụt y tế mãi là một trở ngại lớn với giáo dục phụ nữ. Thương hiệu Ruby Cup đi đầu trong chương trình “Mua 1 tặng 1” nhằm cung cấp sự lựa chọn bền vững đến hơn 50.000 phụ nữ ở 10 quốc gia có tỷ lệ đói nghèo cao. Nhà đồng sáng lập thương hiệu Julie Weigaard Kjaer phát biểu “Khi mọi người thấy cốc nguyệt san lần đầu, họ đã rất ngạc nhiên – kiểu như, vật này sẽ được đặt vào trong người tôi hả?”. Nhưng đã có một vài cô gái đã can đảm thử nó. Và khi họ có một trải nghiệm tốt họ sẽ nói với bạn của mình.

Những chiếc cốc nguyệt san Ruby Cup được phân phối đến các nước Malawai, Uganda và Nepal. Ảnh: Ruby Cup.

Grace Cup – dành cho phụ nữ Kenyan

Diễn viên – người mẫu Ebby Weyime người Kenyan đã cho ra mắt thương hiệu cốc nguyệt san của chính mình – Grace Cup. Giờ thì cô đang sản xuất và bán chúng tại địa phương. Cô chia sẻ: “Phần lớn mọi người sống dưới mức đói nghèo, nên ngay cả băng vệ sinh cũng được xem là đắt đỏ với nhiều người.Dĩ nhiên tôi có thể giúp một cô gái vào tháng Một và Hai nhưng đến tháng Ba và Tư thì sao? Sau khi phát hiện loại cốc này, tôi biết nó sẽ là giải pháp lâu dài cho các cô gái này trong hàng năm trời.” Cô phát hiện ra việc thiếu nhận thức về sức khỏe giới tính và những điều cấm kỵ về văn hóa sẽ là rào cản lớn để những chiếc cốc này phổ biến tại châu Phi. “Thật trớ trêu khi nhiều người phụ nữ không hề có chút kiến thức gì về cơ thể của họ.” – cô chia sẻ. “Họ chưa từng nhìn thấy chính âm hộ của mình. Việc đưa cốc vào đó chính là vấn đề, nên bạn chỉ cần một cô gái quên đi nỗi lo sợ việc đó.

Ebby Weyime và Grace Cup của mình. 

Ease & More – thuyết phục nhà nước 

Hàn Quốc cung cấp giáo dục và sản phẩm cho thiếu niên có thu nhập thấp.

Ease & More, một nhóm dự án xã hội, đã thành công trong nỗ lực thúc đẩy Bộ an toàn thực phẩm và dược phẩm của Hàn Quốc phê chuẩn việc bán chiếc cốc nguyệt san đầu tiên. 

Những người đi tìm giải pháp khác

Thời xưa, rất nhiều phụ nữ đã sử dụng vải sạch trong kỳ kinh. Một phiên bản khác của nó là một loại băng vệ sinh có thể tái sử dụng được. Loại này không chứa nhựa và đang được bán bởi nhiều nhà bán lẻ online.

Saathi – Băng vệ sinh phân huỷ sinh học từ sợi chuối 

Saathi là một loại băng được làm hoàn toàn từ vải sợi hữu cơ có nguồn gốc thực vật (chuối) có thể phân hủy.

Băng vệ sinh được làm từ sợi lá chuối có thể phân huỷ được.

Thinx – Nội y thấm hút 

Tiến bộ trong trong công nghệ đã khiến nội y có khả năng thấm hút nổi lên như một giải pháp. Trong đó Thinx là thương hiệu nổi tiếng nhất, một phần nhờ vào những quảng cáo đầy tính kích thích ở các ga điện ngầm New York. Sản phẩm của họ được thiết kế để thấm hút những ngày có vừa và ít, hoặc dùng để phòng hờ.

Sản phẩm nội y dành cho những ngày có vừa và ít. Ảnh: Thinx

Chủ tịch của công ty, Maria Molland Selby, cho biết ý tưởng này sẽ làm trì trệ sự phát triển của các đại gia trong ngành bán lẻ những sản phẩm dùng một lần. “Họ đã chẳng cải tiến gì trong hàng chục năm qua. Họ là những công ty lớn và đoàn kết. Họ đã có mặt lâu rồi và chẳng bao giờ có ý nghĩ sẽ cải tiến sản phẩm của mình và kết quả là phụ nữ phải sử dụng những sản phẩm không phải là tốt nhất dành cho họ.

Dame – Tampon bền vững

Dame, một công ty băng vệ sinh hữu cơ của Anh, đã nhận được vô số những phản hồi từ chiến dịch gây quỹ trực tuyến trên Kickstarter mà họ bắt đầu vào đầu năm nay nhằm giúp phát triển các loại băng vệ sinh có thể tái sử dụng.

Celia Pool, nhà sáng lập công ty cho hay “Chúng tôi thích những chiếc cốc nguyệt san, chúng tôi thích những sản phẩm có thể giặt sạch được nhưng đáng buồn thay chúng lại không được sử dụng rộng rãi.” “Chúng tôi nhìn ra một cơ hội cho phép phụ nữ dùng một loại sản phẩm mà họ cảm thấy thoải mái nhưng vẫn bền vững.

Sản phẩm của Dame thu hút hàng triệu phản hồi trên Internet.

Mỗi tháng, như một chiếc đồng hồ vậy, những người phụ nữ trở lại đây. Họ thậm chí chẳng biết tên của sản phẩm, họ chỉ biết nó sẽ có màu xanh dương hoặc xanh lục.” “Bạn có thể hiểu tại sao họ [những công ty lớn] chẳng thay đổi – là để những doanh nghiệp nhỏ sẽ là người đem đến sự lựa chọn khác cho mọi người.” Công ty đã gây quỹ trực truyến cho chiến dịch của họ được hơn 300% và những video về sản phẩm của họ khiến cư dân mạng “dậy sóng”.

*Dành cho những bạn chưa biết gì về cốc nguyệt san. 

Cốc nguyệt san chủ yếu được làm từ cao su y tế, nó sẽ được đặt vào âm hộ và sẽ giữ lại chứ không thấm hút kinh nguyệt. Lượng kinh nguyệt sau đó sẽ được đổ ra ngoài, bạn chỉ cần làm sạch chiếc cốc là có thể tái sử dụng nó. Cốc nguyệt san có giá từ 30 – 40 đô la (700.000 ~ 800.000 VND), nhưng có thể sử dụng đến 10 năm. Tuy nhiên, suy nghĩ về việc tiếp xúc gần với chính lượng kinh nguyệt của mình lại khiến một số phụ nữ thấy ái ngại. Các nhà hoạt động xã hội cho rằng vấn đề này phần lớn là do những quảng cáo xem chu kỳ nguyệt san như là một vấn đề về vệ sinh. Có thể thấy các quảng cáo băng vệ sinh chỉ tập trung vào nhận thức về sản phẩm trong đó kinh nguyệt được thể hiện là thứ chất lỏng mang màu xanh bí hiểm.

Nguồn: BBC
Illustration: Katie Horwich
Người dịch: Jane


Cùng tác giả

#Tag

Cốc Nguyệt San Kỳ kinh nguyệt PLastic Free Period Tampon

iDesign Must-try

Blume - Trang web giúp những cô gái trẻ tự hào về chính mình để trưởng thành
Blume - Trang web giúp những cô gái trẻ tự hào về chính mình để trưởng thành
Thương hiệu Blume đem đến những sản phẩm chăm sóc dành cho những người phụ nữ tin vào sức mạnh của lựa chọn. Họ mang đến một không gian an…
Aisle chăm sóc kỳ kinh nguyệt của bạn bằng sản phẩm thân thiện môi trường
Aisle chăm sóc kỳ kinh nguyệt của bạn bằng sản phẩm thân thiện môi trường
Aisle tạo ra những sản phẩm chăm sóc kỳ kinh nguyệt một cách hữu hiệu, mang lại cảm giác dễ chịu và thân thiện môi trường. Họ đã yêu cầu…
Beije chăm sóc kỳ kinh nguyệt của bạn bằng sản phẩm làm từ tre
Beije chăm sóc kỳ kinh nguyệt của bạn bằng sản phẩm làm từ tre
Thương hiệu chăm sóc kỳ kinh nguyệt Beije vừa mới tậu cho mình một vẻ ngoài tươi mới nhờ vào sự sáng tạo của nhà thiết kế của Sila Özyildiz.…
Period Game - Trò chơi giáo dục về kinh nguyệt cho trẻ nhỏ
Period Game - Trò chơi giáo dục về kinh nguyệt cho trẻ nhỏ
Ngày nay, chúng ta vẫn sống trong thế giới mà những từ ngữ như ‘tampon’ (băng vệ sinh dạng ống) hay ‘âm hộ’ luôn là điều gì đó kiêng kị. Để khuyến khích mọi người thích…