Phân tích The Lion King bản remake 2019 và bản gốc: Phần nào hay hơn?

Dù phim The Lion King bản remake không phải là một phiên bản toàn diện, nó vẫn có vài điểm tốt hơn bản gốc khi xét ở nhiều khía cạnh.

Năm 1994, Disney đã tung ra một bộ phim hoạt hình lấy bối cảnh và cảm hứng từ các tác phẩm của Shakespeare. Chủ đề của bộ phim là về sự kế thừa, chế độ quân chủ, tình dục, cái chết và chế độ vô chính phủ. Với cái tên The Lion King, bộ phim trở thành một trong những tác phẩm hoạt họa được yêu thích nhất mọi thời đại.

Nhân vật Simba trong The Lion King bản remake 2019.

Sau 25 năm, Disney đã thực hiện bản remake cho tác phẩm kinh điển này với tầm nhìn: Định hướng làm phim bản remake cho một bộ phim và thu lợi nhuận từ yếu tố hồi tưởng.

Dù bản The Lion King được cho là sẽ phá đảo phòng vé với doanh thu cao ngất ngưởng (nhờ vào chiến dịch marketing, lượng fan hùng hậu và sự góp mặt của ngôi sao Beyoncé), việc tạo ra một bộ phim vượt qua cái bóng quá rộng lúc xưa là không hề dễ dàng. Theo như những lời phê bình, Disney đã không thể thực hiện được điều này – đợt công chiếu The Lion King năm 2019 đã nhận về những đánh giá không mấy tích cực.

The Lion King đã không bắt kịp tiêu chuẩn của phiên bản tiền nhiệm ở nhiều góc độ khác nhau. Dù vậy, bản remake này vẫn có nhiều điểm nổi trội hơn phần phim cũ. Dưới đây là 9 tiêu chí cơ bản nhất trong The Lion King, dựa vào đó chúng ta sẽ phân tích xem phiên bản nào đạt yêu cầu tốt hơn.


1. Simba

Image result for simba The Lion King 2019

Đây có thể là yếu tố gây tranh cãi nhưng Simba, nhân vật chính diện, là yếu tố ít gây thu hút nhất trong The Lion King. Ở hầu hết các phân cảnh, anh chỉ tuân theo lời của các nhân vật khác – Mufasa, Scar, Timon, Pumbaa, Nala, Rafiki. Bên cạnh đó, anh cũng chỉ thuận theo lời chỉ dẫn của người cha anh truyền lại.

Có lẽ đó là lý do mà diễn viên thủ vai Simba Matthew Broderick (từ bản phim 1994) không thành công bằng Jeremy Irons thủ vai nhân vật Scar hoặc James Earl Jones trong vai Mufasa. Đó cũng có thể là lý do mà Donald Glover trong vai Simba bản remake 2019 không để lại nhiều ấn tượng trong lòng người hâm mộ. Ở cả hai phiên bản, các nhân vật khác đều chiếm spotlight, đặc biệt là Timon và Pumbaa, hai diễn viên thủ vai Glover và Broderick không thể làm nổi bật lên hai nhân vật này. Có lẽ Glover phù hợp hơn trong “Can You Feel”. Tuy nhiên điều này mang tính hơi miễn cưỡng.


2. Timon và Pumbaa

Related image

Rõ ràng sự liên kết giữa Timon và Pumbaa đã không còn khắng khít như xưa, cũng là điểm khác biệt giữa bản 1994 và 2019. Những trò đùa của Pumbaa đã được đẩy lên cao trào hơn một chút, tạo nên một hiệu ứng không hề hay ho và khiến cho mọi thứ bớt vui tươi hơn. Trong khi triết lý sống “hakuna matata – sống đi không cần lo lắng chi” của cặp nhân vật này khiến tạo hình của cả hai trở nên vô cùng duyên dáng ở bản phim 1994. Tuy nhiên cặp đôi này ở bản remake lại giống như những kẻ theo chủ nghĩa tự tôn tự tại vì cả hai cho rằng điều này sẽ ít can thiệp đến cuộc sống riêng tư nhất. Bạn cũng nên nhớ rằng Lion King là một bộ phim mang yếu tố chính trị.

Tuy nhiên, tôi cảm thấy vô cùng thư thái khi thấy cả hai nhân vật Timon và Pumbaa xuất hiện cùng nhau trong suốt nửa bộ phim Lion King. Cặp đôi đột nhiên cho thấy sự vô thường, khiến bộ phim mang màu sắc tối tăm hơn. Mufasa vừa mất, Simba chìm đắm trong tuyệt vọng. Giọng của Seth Rogen là một lựa chọn hoàn hảo cho nhân vật chú heo mọi rừng, còn Billy Eichner trong vai Simon là yếu tố tạo điểm nhấn quan trọng. Các yếu tố về nhịp âm nhạc được trau chuốt kĩ lưỡng trong tác phẩm Difficult People và Billy on the Street, trở nên thật hoàn hảo cho tạo hình nhân vật chú cầy mangut. Mọi thứ thật lộng lẫy và huy hoàng. Xin gửi lời cảm ơn tới Billy.


3. Scar và Mufasa

Related image

Nhân vật Mufasa do James Earl Jones thủ vai và người anh trai Scar được Irons đóng trong bản gốc 1994 và Chiwetel Ejiofor trong bản remake, là những nhân vật xuất sắc nhất cho hai phiên bản The Lion King.

Mufasa là một nhân vật mang những yếu tố giống bản gốc, còn nhân vật Scar do Ejiofor là một phiên bản rất khác so với do Iron. Nhân vật Scar của Iron có nét hòa nhã cộng với một chút tinh ranh. Còn phiên bản nhân vật do Ejiofor đóng thì có hơi dữ tợn hơn và câu chuyện gốc đã bị thay đổi một chút để anh ấy tin rằng mình không phải là một vị vua xứng đáng dù anh đã một lần thách thức Mufasa và thua trận. Nhân vật do Ejiofor đóng thì hung hãng, nham hiểm và dữ tợn hơn so với phiên bản nhân vật của Iron với nhân vật Scar đầy quyền năng lãnh đạo và có tư tưởng lớn. Dù mang nhiều điểm khác nhau, cả hai đều có một điểm chung: họ đều là điểm sáng nhất trong hai phiên bản phim.


4. Về hiệu ứng hình ảnh

The Lion King bản remake là một trong những bộ phim hoàn hảo về hình ảnh được ra mắt trong năm 2019 đến giờ. Nó tựa như một thước phim tư liệu tự nhiên tuyệt đẹp, khắc họa mỗi con vật với vẻ đẹp vốn có. Dù vậy, phong cách này không phải lúc nào cũng thích hợp trong bối cảnh phim ảnh bởi nó có thể gây ra hiệu ứng mất kết nối khi những chú sư tử siêu thực chợt cất tiếng hát nội lực như Beyoncé. Ấn tượng nhất là khi các nhân vật có thể tỏa sáng mà không cần đến những bài hát của Disney đẩy lên cao trào, chẳng hạn như cảnh một đàn linh dương chạy tán loạn hay khi nhân vật linh cẩu Shenzi chuyển từ nụ cười sang đôi hàm răng nhai thịt.


5. “The Circle of Life”

Video chủ đề “The Circle of Life” mở đầu cho cả hai phiên bản với hình ảnh cả vùng Xavan tụ họp lại bên nhau để chứng kiến giây phút Simba được Rafiki xướng danh và phong làm đức vua kế vị. Mọi thứ cứ diễn ra thật sôi nổi với nền nhạc được soạn bởi Tim Rice và Elton John. Ca khúc là sự mở màn cho cho hành trình trong The Lion King.

Disney đã quyết định không thay đổi các yếu tố tích cực. Bản “Circle of Life” (được thể hiện bởi Lindiwe Mkhize, cũng là người đóng vai Rafiki trên sân khấu Luân Đôn phiên bản The Lion King 13 tuổi) là bản remake khớp từng cảnh một của bản gốc. Một vài phân cảnh và hình ảnh đẹp nhất trong bộ phim (cảnh mặt trời lặn và cảnh các con thú chạy khắp nơi) nằm trong đoạn này và bài hát vẫn hùng hồn như bản gốc.


6. “Be Prepared”

Có tin đồn vào đầu năm là Disney sẽ bỏ bài hát vai phản diện kinh điển “Be Prepared,” của Scar để nhường chỗ cho ít nhất một bài hát mới của Beyoncé. Sau đó, gần đến ngày ra mắt bộ phim thì bộ nhạc nền có thêm bài hát “Be Prepared (2019). Tuy nhiên, mọi thứ có lẽ đã tốt hơn nếu bài hát “Be Prepared (2019)” được loại bỏ ra.

Disney và giám đốc Jon Favreau muốn tạo hình của Scar trở nên hiểm ác hơn và họ đã làm điều ấy bằng việc sử dụng giọng nói trầm rung của Ejiofor. Việc xây dựng hình ảnh solo cho nhân vật Scar bản 2019 sẽ không hợp lý, vì thế Disney đã thay đổi bài hát bằng cách bỏ đi các yếu tố sân khấu và hài hước, khiến mọi thứ giống như một trận chiến. Kết quả là một bản nhạc không bám sát quá nhiều vào giai điệu cũ, cũng chẳng quá hung tợn mà là một bài hát lơ lửng dễ bị lãng quên.

Bài hát “Be Prepared” gốc được Jeremy Irons đảm nhận, hòa giọng chung với
Goldberg và Cheech Marin là yếu tố thành công vang dội. Giọng hát của Irons mang tính cá nhân thuần túy với các giây phút đanh thép cần có. Giọng hát của Iron là nhân tố thể hiện rõ vai trò làm sáng tỏ tham vọng to lớn của Scar. Mọi hành động phi thường, sự kiện tiếp nối và bất công đều có lý do riêng.

Scar là một kiểu nhân vật đam mê quyền lực làm chủ cũng như hành động. Bài hát “Be Prepared” với hình ảnh những con linh cẩu đi theo từng đàn khiến cho người thủ lĩnh trở nên vui vẻ và hài lòng.


7. “Can you feel the love tonight?”

Nói thực tế thì bài hát này là về những chú sư tử đang yêu. Simba và Nala vừa trải qua tuổi dậy thì và giờ đây trở thành những chú sư tử trưởng thành. Sau khi dò tìm ra nhau nhau trên một ốc đảo, họ hát vang lên bài này vào một buổi chiều yên ả và sự hấp dẫn về giới tính chợt nảy nở giữa hai nhân vật.

Xét về bài hát và không tính đến hình ảnh những chú sư tử rối loạn hooc-môn tuổi dậy thì, sự thể hiện của Donald Glover và Beyoncé là rất thành công. Tuy nhiên nếu đặt trong bối cảnh một bộ phim thì bản gốc thành công hơn nhiều.

Phần hình ảnh siêu thực của bản remake 2019 mang lại cảm giác bạn đang xem cuộc vui ca của những chú sư tử “thật” đang hát hò cùng nhau. Điều này thật sự không hay ho gì bởi chúng ta không bao giờ quen với hình ảnh chú sư tử yêu thích việc ca hát. Phiên bản remake đã thành công trong việc khiến bạn hoài nghi sự thật. Điều này giúp chúng ta trân trọng hình ảnh những chú sư tử trần thịt trao nhau các giai điệu bắt tay.


8. Yếu tố hài kịch

Có rất nhiều khoảnh khắc vui nhộn trong phần The Lion King mới. Tuy nhiên ngoài việc tận hưởng giọng nói của Billy Eichner trong vai Timon, phần hài kịch được lấy chủ yếu từ script của phiên bản gốc. Khán giả sẽ ít thấy ngạc nhiên hơn khi đã quá quen với cốt truyện cũ. Cảm giác giống như là ôn lại cốt truyện mà khán giả đã vốn quen thuộc và những trò hề cứ lặp đi lặp lại nhàm chán.

Yếu tố gây hài không phải là mục đích chính của The Lion King (trái ngược với những bộ phim như The Little Mermaid hay thậm chí là Aladin), những yếu tố này không xuất hiện nhiều trong hầu hết các phân cảnh chính. Tuy nhiên bất cứ khi nào Timon và Pumbaa xuất hiện, tiếng cười lại rộn vang. Ở khúc cuối phim, sự hài hước của Lion King mới hiện diện.


9. Tổng thể bộ phim: Phiên bản gốc The Lion King vẫn tốt hơn

Phiên bản remake của The Lion King không phải là một bộ phim hoàn toàn khác so với bản gốc. Thật thú vị khi thấy Disney ứng dụng các công nghệ mới (thậm chí dường như cả phim trường đang cố gắng để tạo nên những hiệu ứng hoạt họa chân thực để tránh mời những diễn viên thực ở giai đoạn sau này). Một vài phân cảnh lồng tiếng rất hay, các chi tiết rất thu hút và gần như trở thành yếu tố kinh điển.

Nhìn chung thì bản phim gốc 1994 vẫn có phần vượt trội hơn so với bản remake. Nó mang hơi thở nguyên bản và giàu trí tưởng tượng hơn. Các bài hát được soạn riêng cho bộ phim và các hiệu ứng hoạt họa đi kèm rất sáng tạo, được tạo tác bằng tay khiến cho trí tưởng tượng của khán giả bay thật xa. Điều này là vô cùng quan trọng trong một bộ phim có các con vật nói chuyện và hát hò.

Tất nhiên nhiều khán giả, nhất là đối với người hâm mộ The Lion King sẽ thấy bản remake vô cùng uyển chuyển và duyên dáng tự như một quyển album chỉn chu bao gồm các tác phẩm yêu thích. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi Disney lại không thể giữ được ánh hào quang của ngày cũ huy hoàng. Suy cho cùng không ai cần một phần phim tài liệu kể về những chú sư tử với khả năng hát nhép.

Tác giả: Alex Abad-Santos và Alissa Wilkinson
Người dịch: Đáo
Nguồn: VOX

Cùng tác giả

#Tag

Disney phân tích phim remake The Lion King tua phim

iDesign Must-try

Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Câu chuyện đằng sau việc nữ giới luôn bị lép vế trong ngành công nghiệp phim hoạt hình.
Gặp gỡ Vinni Pukh - phiên bản gấu Pooh dí dỏm của Liên Xô
Gặp gỡ Vinni Pukh - phiên bản gấu Pooh dí dỏm của Liên Xô
Khác với hình tượng gấu vàng áo đỏ mũm mĩm của Disney, Winnie the Pooh (tiếng Nga: Vinni Pukh) phiên bản Liên Xô là chú gấu con màu nâu nhỏ…
Sleeping Beauty: Từ đột phá nghệ thuật đến câu chuyện hậu cảnh đầy tranh cãi
Sleeping Beauty: Từ đột phá nghệ thuật đến câu chuyện hậu cảnh đầy tranh cãi
Sleeping Beauty (Công chúa ngủ trong rừng) là phim dài thứ 16 của Walt Disney Studio. Tác phẩm được công chiếu vào ngày 29/11/1959 và là một trong những bộ…
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Trong khi hầu hết các phim hoạt hình cố gắng mang lại vẻ ngoài chân thực cho các nhân vật và bối cảnh, mục tiêu của những người đứng sau…
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Isy và Leigh Anderson là một cặp đôi làm việc ở Manchester với cái tên “Photography by Anderson.” Bộ đôi từng đoạt giải thưởng chuyên về chụp ảnh chân dung…
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Sau khi liên hoan phim năm 2020 bị huỷ bỏ vì đại dịch, ngày hội điện ảnh sẽ trở lại vào tháng 7 này tại Cannes. Hãy cùng tìm hiểu…