Tâm lý học màu sắc lý giải sự thành công của các StartUp thời hiện đại

Để hiểu rõ hơn về đề tài này, iDesign xin mời các độc giả cùng theo dõi một bài viết của tác giả Larry Kim – một chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến và đồng thời, là nhà đồng sáng lập của WordStream (một công cụ trực tuyến giúp nghiên cứu từ khóa miễn phí).

Nguồn: ambiusvn.com
(Vui lòng click vào hình để xem rõ hơn)

*** Nội dung trong hình:

Lý thuyết màu sắc 101

HIỆU ỨNG TÂM LÝ HỌC MÀU SẮC TRONG NGÀNH QUẢNG CÁO

Màu sắc của các thương hiệu

Công ty JP Marketing: Năng lực và đam mê là hai từ mà chúng tôi sử dụng để mô tả agency của chúng tôi, vì thế chúng tôi chọn màu sắc chính là đỏ để phản ánh được điều này. Ngoài ra, việc sử dụng màu đen như một màu sắc nhấn mạnh sức mạnh, sự chuyên nghiệp và tiềm năng mà chúng tôi muốn mỗi khách hàng có thể cảm nhận được về chúng tôi.

Trường cao đẳng Mount Washington: Khi thành lập một trường cao đẳng online mới, chúng tôi cần phải xây dựng được niềm tin và sự chính trực cho một brand chưa được biết đến và màu xanh da trời là màu sắc rõ ràng nhất để truyền tải thông điệp này. Màu xanh lá được sử dụng để giao tiếp với những khoảng tiền tiết kiệm mà loại platform mới này đem lại mà không cần phải dùng ngôn ngữ để thể hiện.

Bánh mì The Frosted Pearl: sự vui tươi của công ty kinh doanh bánh cupcake cho thấy niềm vui và màu cam nổi bật, và hoàn toàn nổi bật trong sắc tím và hồng của cuộc cạnh tranh. Màu nâu đại diện cho sự chắc chắn mà khách hàng muốn: luôn là những chiếc bánh cupcake ngon nhất, dịch vụ khách hàng là trên hết và luôn order đúng thời gian.

Cicada cantina: đây là một nhà hàng Mexico đầy triển vọng và cần đến 1 logo cho thấy hình ảnh về những bữa ăn xa xỉ mà họ mang đến, và còn sự tươi mới, nguyên liệu tự nhiên được sử dụng trong menu – một vài thứ với màu xanh lá cây và bảng màu đen.

Các màu sắc được sử dụng phổ biến trong xây dựng thương hiệu các công ty

Từ việc hòa trộn các sắc màu khác nhau, rất nhiều sắc màu mới được sinh ra, nhưng chỉ có 4 sắc màu chủ đạo – cũng như 4 nhân tố.

***Nội dung bài viết: 

Nếu bạn từng nghe tôi thuyết trình trong một cuộc hội thảo, hoặc đọc các bài viết về marketing của tôi, hẳn bạn sẽ nhận ra rằng tôi luôn đề cập đến sự thành công của các Unicorn (Kỳ Lân – biệt danh của các công ty khởi nghiệp xuất sắc có giá trên 1 tỷ đô). Tôi thường dùng các ví dụ về Unicorn trong việc định hình và tư vấn chiến lược, cho một minh chứng rằng: không cần đến những nỗ lực quá sức lớn lao và vĩ đại, bạn vẫn hoàn toàn có thể giành chiến thắng và đánh bay các đối thủ cạnh tranh trong bất kì lĩnh vực nào. 

Bất kì ai cũng đều phải đấu tranh để giữ vững thứ hạng ở mức trung, nhưng sự thật là, bạn không hề muốn mình chỉ ở mức trung bình.

Bạn luôn muốn mình là một unicorn – độc đáo và nổi bật.

Trong bất kì lĩnh vực nào, thành công luôn dành cho những người thật sự nằm ở thế thượng phong trong cuộc cạnh tranh, và khoảng cách không phải chỉ được tính theo tỷ lệ phần trăm, mà là theo cấp số nhân.

Công ty Airbnb (sở hữu một thị trường cộng đồng cho việc đặt và cho thuê phòng, căn hộ, có trụ sở tại Silicon Valley, California được thành lập trong năm 2008, tương tự như một hệ thống đặt hàng trực tuyến) là một ví dụ cụ thể. Công ty này được là một Unicorn, thành công trong lĩnh vực dịch vụ đặt phòng du lịch. Trong tháng 5/2016, tổng doanh thu mà công ty này đạt được là khoảng 25 tỉ USD. Một con số “điên rồ”.

Logo của airbnb (Nguồn: Secret Flying)

Hay thử nghĩ về các công ty taxi xem nào, và thử làm một phép thống kê nho nhỏ. Bạn đoán xem, ngay cả đối với những hãng taxi lớn nhất thế giới hiện nay, thì tổng giá trị mà các hãng vận tải này đáng giá là bao nhiêu? Và so sánh với Uber (công ty kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải và công ty taxi dựa trên ứng dụng) – một công ty nổi tiếng trên khắp thế giới được thành lập từ năm 2009. Giá trị của Uber – xấp xỉ con số 62 tỉ USD.

Logo đơn giản của Uber (Nguồn: malaysiafreebies.com)

Bằng cách nào mà họ đạt được con số khủng khiếp này?

Một inforgraphic được phát triển bởi NowSourcing đã định hình những xu hướng màu sắc được sử dụng bởi các StartUp lừng lẫy kể trên, và khám phá ra mối liên quan với cách thức mà hiệu ứng tâm lý học dẫn dắt cảm xúc cũng như lựa chọn của người tiêu dùng.

Rất nhiều người biết được lý do tại sao các nhà hàng thường sử dụng màu đỏ trong xây dựng thương hiệu của họ. Màu đỏ kích thích các xúc cảm mạnh, và đồng thời còn kích thích dạ dày của bạn. Đây cũng là màu sắc được nhiều top brand sử dụng. 16% trong tổng số các Unicorn brand – bao gồm Lyft, Pinterest và Airbnb – đều sử dụng màu đỏ hoặc hồng. Một ví dụ khác về màu vàng chẳng hạn; ngoài việc tượng trưng cho sự chung vui và ấm áp, màu vàng là một trong những sắc tố gây mỏi mắt nhiều nhất? Ngoài ra, màu sắc này còn được biết đến như một nguyên nhân gây ra sự khó chịu cho trẻ sơ sinh và thậm chí, làm cho các thiên thần nhỏ bật khóc! Nhưng những tác động này lại không làm ảnh hưởng đến Snapchat, một ứng dụng tin nhắn trị giá vài tỉ đô, sử dụng màu vàng làm gam màu chủ đạo.

Ứng dụng Snapchat (Nguồn: Lifewire)

Thật ngạc nhiên khi màu sắc phổ biến nhất có thể lại là không màu. Các cuộc điều tra nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, có đến 38% các Unicorn brand – bao gồm WeWork, Theranos, Uber và Vice – sử dụng màu đen, xám hoặc trắng.

Hãy cùng khám phá thêm những ẩn số “mê hoặc” mà tâm lý học màu sắc đang cất giấu, qua bảng inforgraphic sau đây. Trong đó bao gồm các số liệu phân tích về top những màu sắc được sử dụng bởi các brand thành công nhất trên thế giới.

Nguồn: mastersinpsychologyguide.com

Hi vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn một ngày làm việc thật hứng khởi và tràn đầy sáng tạo!

Nguồn: Medium

Tác giả: Larry Kim

Dịch giả: Thụy

Cùng tác giả

#Tag

Airbnb Cà Phê - Trà Đá color psychology hiệu ứng màu sắc khởi nghiệp Kiến thức larry kim màu sắc NowSourcing.com startup tâm lý học màu sắc unicorn unicorn brand WordStream

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
Màu sắc là yếu tố thị giác tạo ra hiệu ứng mạnh nhất tới cảm xúc của chúng ta. Chúng ta sử dụng màu sắc để tạo ra tâm trạng…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Trong thế giới của những người mắc hội chứng Synesthesia, các giác quan thường dược liên kết chặt chẽ với nhau. Dự án Synesthetic Letters của Dasha Pears và Jane…
Nguyên tắc thiết kế giao diện Dark mode và những “mặt tối”
Nguyên tắc thiết kế giao diện Dark mode và những “mặt tối”
Thiết kế giao diện người dùng Dark Mode (Chế độ màn hình tối) đang rất phổ biến ngày nay, từ màn hình di động đến TV. Dark theme (Nền tối) thể…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…