Leeza Pritychenko - kẻ tham lam sự sáng tạo trong nghệ thuật đương đại

Buồn cười làm sao, khi mà chính những hạn hẹp về khả năng sáng tạo của bản thân – cuối cùng lại mang tôi đến với thế giới thiết kế đồ họa

Đây là những lời bộc bạch chân thật từ cô nàng Leeza Pritychenko – kẻ tham lam sự sáng tạo trong nghệ thuật đương đại đã để lại nhiều tác phẩm mang đậm dấu ấn riêng của mình.

Nền tảng nghệ thuật đến từ 3 nền văn hóa “đại thụ”

Sinh ra tại thủ đô Moscow nước Nga nhưng lại thừa hưởng phần lớn nền tảng kiến thức về thiết kế tại Amsterdam (Hà Lan), portfolio của Leeza là một sự hội tụ hài hòa của nhiều nền văn hóa, và đồng thời, của nhiều mảng thiết kế khác nhau: biên tập thiết kế, 3D graphics, hình ảnh động, media art,.. Hiện tại, cô nàng còn là 1 VJ chính hiệu.

(Nguồn ảnh: Glamcult)

Ở tuổi 18, Leeza rời khỏi Moscow và theo học ngành thiết kế đồ họa tại Milan (Ý); tiếp đó là Học viện Nghệ thuật hoàng gia tại thành phố Amsterdam (Hà Lan). “Tôi nhìn nhận nền tảng giáo dục của mình được tổng hợp từ 3 nền văn hóa khác nhau, và mỗi nền văn hóa lại bồi đắp và bổ sung lẫn nhau”. Nước Nga mang lại trong tiềm thức của Leeza những kiến thức nền vững chãi về nghệ thuật cổ điển truyền thống; trong khi đó, nước Ý lại giúp cô học hỏi những tinh hoa trong nghệ thuật đương đại và rèn luyện kĩ năng sử dụng bộ ứng dụng Adobe Creative Suite. Mảnh ghép văn hóa cuối cùng tại Học viện Nghệ thuật hoàng gia Hà Lan, đã ươm mầm sự sáng tạo trong Leeza Pritychenko, giúp cô phát triển những tố chất nghệ sĩ, và nuôi dưỡng cho đến tận bây giờ.

Phong cách sáng tạo đậm chất “Leeza”

Sự sáng tạo trong con người Leeza luôn chứa đựng những đặc trưng riêng biệt đậm chất “Leeza” – một cách hoàn toàn tự nhiên. Cô cho rằng đây là kết quả đến từ sự sáng tạo bên trong tiềm thức và trực giác của mình, chứ không theo tuân theo bất kì một quy tắc hợp lý nào. Sự kết hợp đầy ấn tượng giữa những hình ảnh mang tính biểu tượng đầy mạnh mẽ, cùng với những sáng tạo tinh tế trong việc xây dựng concept; kèm theo đó là việc vận dụng những yếu tố có phần “ngớ ngẩn” và bất hợp lý cùng với mặt tối của chủ nghĩa hiện sinh (sự hiện hữu có từ trước khi bản chất được hình thành), được vây quanh bởi những vấn đề phát sinh từ thói quen cố hữu của loài người”, đã giúp các tác phẩm của Leeza trở nên nổi bật giữa những nghệ sĩ đương đại.

How to Stop Being Human: Guidelines for Becoming a Squirrel (tạm dịch: “Thôi” làm con người: chỉ dẫn để trở thành một chú sóc ) là một trong những quyển sách mà cô sáng tác, và đồng tác giả là 1 fine-artist (nghệ sĩ chuyên về nghệ thuật thị giác) có tên Katerina Sidovora. Tác phẩm của 2 nghệ sĩ trẻ này thật sự thách thức trí tưởng tượng của tất cả mọi người với những góc nhìn sáng tạo hoàn toàn không có giới hạn. Với lời dẫn dắt vào mạch tác phẩm – theo đúng nghĩa đen – how to become a squirrel (tạm dịch: cách để trở thành một chú sóc), Leeza đã lột tả một cách chân thật nhưng cũng không kém phần trần trụi – về sức nặng của thế giới nhận thức trong tâm trí mỗi người – là những đặc tính chỉ duy nhất tồn tại trong thế giới loài người.

Lấy cảm hứng từ những tài liệu cũ của Xô Viết ngày trước, Leeza đã thiết kế quyển sách theo cách chân thật nhất có thể: hình ảnh một chú sóc đang di chuyển. Để tái hiện lại những gì muốn truyền tải được bằng hai thái cực đối lập: cảm xúc và logic, cô lựa chọn hình ảnh trắng đen cho phần trang bìa, và không hề lồng ghép những đường nét trang trí.

(…)

Xây dựng porfolio thiên về eclectic (phong cách triết chung – với sự kết hợp chéo giữa các thiết kế khác nhau), những tác phẩm của Leeza là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng thiết kế đồ họa thiên về tư duy hơn là kĩ năng. Duy trì những cá tính đặc thù trong cấu trúc và chất lượng của thiết kế, để có thể truyền tải trong bất kì hoàn cảnh nào chính là quy tắc của cô, và sẽ không thay đổi.

Tôi không thể nào hình dung ra được bản thân mình sẽ làm những thứ giống nhau cho đến hết cuộc đời này. Tôi tham lam sự sáng tạo, và không thể dừng lại.

Hãy cùng xem qua một vài tác phẩm ấn tượng của nàng nghệ sĩ đa tài Leeza Pritychenko ngay sau đây:

Leeza Pritychenko và Katerina Sidovora: How to stop being human

Leeza Pritychenko và Katerina Sidovora: How to stop being human

Leeza Pritychenko: Welcome to The Desert of The Real (tạm dịch: Chào mừng đến với hoang mạc của thực tại)

Leeza Pritychenko: Welcome to The Desert of The Real

Leeza Pritychenko: Again, Hero’s Journey (tạm dịch: Lại là chuyến hành trình của những anh hùng)

Leeza Pritychenko: Again, Hero’s Journey

Leeza Pritychenko: Again, Hero’s Journey

Leeza Pritychenko: G for Dag in de Branding (tạm dịch: Cẩm nang trong thiết kế thương hiệu)

Leeza Pritychenko: G for Dag in de Branding

Leeza Pritychenko: Itchy Tongue (tạm dịch: Lưỡi khô)

Leeza Pritychenko: Ugly and over-used fonts can also be used non-ironically (or can they?)

(tạm dịch: Liệu những font chữ xấu xí vẫn có còn hữu dụng?)

Leeza Pritychenko: Ugly and over-used fonts can also be used non-ironically (or can they?)

Tác giả: Ruby Boddington

Người dịch: Thụy

Nguồn: It’s Nice That

Cùng tác giả

#Tag

chủ nghĩa hiện sinh Hero’s Journey Itchy Tongue Nghệ thuật thị giác nghệ thuật Xô Viết

iDesign Must-try

Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
PLEXUS - Từ sợi chỉ mong manh đến nghệ thuật mê hoặc thị giác
PLEXUS - Từ sợi chỉ mong manh đến nghệ thuật mê hoặc thị giác
60 dặm tương đương gần 100 km, quãng đường đủ xa cho ta một chuyến hành trình liên tỉnh đáng nhớ. Nhưng con số đó cũng liên quan mật thiết…
Thay đổi nhận thức về thực tại với nghệ thuật sắp đặt của Refik Anadol
Thay đổi nhận thức về thực tại với nghệ thuật sắp đặt của Refik Anadol
Bằng việc sử dụng các thuật toán từ hình ảnh, âm thanh và chuyển động, Refik Anadol tạo ra những trải nghiệm kỳ ảo đưa người xem vào một thế…
Gây ấn tượng với vốn kiến thức ‘bỏ túi’ về 7 loại hình nghệ thuật cơ bản (Phần 1)
Gây ấn tượng với vốn kiến thức ‘bỏ túi’ về 7 loại hình nghệ thuật cơ bản (Phần 1)
Dù là ở dạng vật thể hay phi vật thể, nghệ thuật ở mọi thời đại đều chứa đựng những giá trị tư tưởng lớn, đề cao tính nhân văn…