5 bộ phim tái hiện nét văn hoá Việt Nam xưa và nay

Bài viết này đương nhiên không đề cập đến thể loại phim tài liệu chiến tranh Việt Nam mà sẽ kể bạn nghe về những thước phim nhiều dư vị cảm xúc. Được quay vô cùng tỉ mỉ nhằm bắt trọn từng cảnh vật đẹp đến ngạt thở, mỗi bộ phim dưới đây đều đi sâu vào các ngõ văn hoá, các ngách lịch sử, từng vấn nạn xã hội ở dải đất hình chữ S này.

Cùng xem qua nhé!

1. Mùi đu đủ xanh (1993)

Mùi đu đủ xanh được đạo diễn bởi Trần Anh Hùng là bộ phim có bối cảnh trong khoảng đầu thập niên 50. Đây là câu chuyện về Mùi – cô bé 10 tuổi phải ở đợ cho một gia đình giàu có – đang dần khám phá cuộc sống mới. Bộ phim mang không khí yên bình, những cảnh quay ngoài trời chân thực cùng từng bản nhạc nền du dương phóng khoáng.

Phần thứ hai của bộ phim diễn ra vào khoảng 10 năm sau, khi Mùi đã lớn. Lúc này, Mùi tuy trong một hình hài khác – người giúp việc cho nhà soạn nhạc piano – nhưng vẫn bị giam cầm trong hoàn cảnh của chính mình. Mùi luôn cố gắng nỗ lực giải phóng bản thân và trong cô chưa khi nào ngừng khao khát.

Vượt trội hơn cả mạch truyện là những cảnh quay không gian và nhân vật xuất thần. Đạo diễn khéo léo nhấn chìm chúng ta vào đại dương xúc cảm qua từng thước phim. Đa phần người xem sẽ cảm thấy khó chịu vì nhịp phim tương đối chậm, tuy nhiên nếu bạn muốn tận hưởng vẻ đẹp của nghệ thuật quay phim, đây sẽ là lựa chọn không tồi.

2. Xích lô (1995)

Xích lô là câu chuyện về một chàng trai Việt 18 tuổi được đặt tên theo nghề nghiệp của mình: ‘Xích lô’. Cha mẹ anh mất sớm, mọi người trong nhà đều phải làm việc cật lực mới đủ ăn, từ đứa em gái nhỏ đến người ông lớn tuổi trong gia đình.

Ngày xe xích lô của anh bị trộm mất cũng chính là lúc chàng trai bị rơi vào cạm bẫy của thế giới ngầm Sài Gòn để có tiền trả nợ. Anh gây nhiều tội lỗi và nhập hội gia nhập giới côn đồ ở đây. Xích lô dành nhiều thời gian bên cạnh một người đàn ông thường gọi là ‘Nhà thơ’, người muốn đưa em Xích lô vào đường dây gái gọi. Xích lô sau đó quyết định quay lại trả thù bằng bạo lực.

Bộ phim cũng được đạo diễn bởi Trần Anh Hùng. Lần này ông đưa chúng ta đến Sài Gòn hiện đại những năm 90 và cho thấy mặt tối của Việt Nam không xót thương thời kỳ này. Ông mô tả cuộc đời của một người Sài Gòn không cha đã trót lâm vào con đường tội lỗi sâu hoắm rồi bị chính con đường đó nuốt chửng.

3. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015)

Thiều, 12 tuổi, và Tường, 7 tuổi, là 2 anh em sống ở nông thôn. Câu chuyện diễn ra vào những năm 80 ở một ngôi làng nơi cuộc sống vô cùng khổ cực. Tuy vậy, hai cậu bé này không ngừng khiến chúng ta bất ngờ. Tình cảm giữa chúng vô cùng gắn kết. Tường ngưỡng mộ và kính trọng anh mình hết mực. Nguyệt, một cô gái nhỏ cũng chia sẻ rất nhiều chuyến hành trình thú vị cùng hai anh em.

Những nhân vật rất sống động khơi dậy cảm xúc nơi người xem. Victor Vũ đã tạo ra cảm giác thần kỳ với những khung cảnh lộng gió nơi quê hương Việt Nam – nông thôn tỉnh Phú Yên. Một vài cảnh quay trên không xuất sắc đến nỗi khiến ta mong muốn đến tận nơi để chiêm ngưỡng tận mắt.

Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Nhật Ánh: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.

4. Mùa len trâu (2004)

Trong bộ phim này, bạn sẽ gặp Kìm, một thanh niên sống tại vùng quê. Gia đình anh sống nhờ đồng ruộng và hai con trâu nước. Mỗi mùa mưa, Kìm phải dẫn trâu đến vùng núi cao để tránh lũ.

Không may thay, một con trâu đã chết trong hành trình và cha Kìm gửi anh đến làm việc cho một địa chủ khác. Dần dần anh phát sinh tình cảm với Bân, một phụ nữ làm nông chịu thương chịu khó. Sau đó, cái chết của cha Kìm đã khiến cuộc đời anh rẽ sang một bước ngoặt hoàn toàn khác.

Võ Minh Nguyễn – đạo diễn bộ phim – đã quay những khung cảnh tuyệt vời cho câu chuyện diễn ra vào giữa thế kỷ 20 này. Vẻ đẹp ngoạn mục đối lập với thế giới thực tại trần trụi là điểm nhấn khiến bộ phim trở nên đặc sắc hơn cả.

5. Cha, con và…(2015)

Đây là hành trình giữa vùng sông nước đồng bằng sông Mê Kông. Ở đây, bạn sẽ thấy hình ảnh một Việt Nam ít khi được chứng kiến. Nhân vật và bối cảnh trong phim vừa ấm áp vừa dữ dội. Bạn sẽ đánh mất bản thân mình trong khung cảnh hùng vĩ giữa sự dịu dàng và bạo lực.

Bắt đầu với cuộc đời tiến thoái lưỡng nan của , là người sống nội tâm, anh không giống những người khác. Màn mở đầu của bộ phim, bạn có thể thấy chàng nhiếp ảnh gia trẻ này dành rất nhiều thời gian trong phòng tối để rửa ảnh. Bạn của anh là ThanhVân, những người trẻ đẹp mong muốn thực hiện ước mơ của riêng mình. Nhưng trớ trêu thay, ước mơ của họ diễn ra tại Việt Nam, một nơi xã hội đang biến chuyển. Họ sống trong môi trường nghèo đói, đổ nát và bạo lực khắp nơi.

Những nhân vật trong phim đều dành nhiều thời gian tương tác với thiên nhiên: bơi bên bờ sông và tắm bùn. Sự kết hợp giữa những con người tràn đầy sức sống và cảnh vật tươi đẹp đã đem đến xúc cảm khó tả cho người xem. Với lối kể song hành, bạn sẽ chứng kiến tuổi trẻ thăng trầm với những khoảnh khắc đen tối trong hộp đêm hay khi nhún nhảy theo điệu nhạc xập xình…

Đạo diễn Phan Đăng Di sử dụng những góc máy đặc trưng của mình để nâng tầm câu chuyện. Bộ phim thành công nhiều nhờ dàn diễn viên, từ chuyên nghiệp cho đến nghiệp dư, đã đem đến tính hiện thực cho mạch truyện, tái hiện một xã hội nơi tuổi trẻ mải mê tìm kiếm sự nâng đỡ, danh vọng cùng tương lai vô định.


Nguồn: vietcetera

Cùng tác giả

#Tag

hoa vàng cỏ xanh mùa len trâu phim văn hóa việt nam điện ảnh

iDesign Must-try

Làng lụa Mã Châu
Làng lụa Mã Châu
/Làng Thêu Làng Lụa/ là series giới thiệu các làng nghề thêu và lụa truyền thống của Việt Nam, qua đó truy tìm những đặc trưng trong từng sản phẩm,…
Làng thêu Văn Lâm
Làng thêu Văn Lâm
/Làng Thêu Làng Lụa/ là series giới thiệu các làng nghề thêu và lụa truyền thống của Việt Nam, qua đó truy tìm những đặc trưng trong từng sản phẩm,…
Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
/Làng Thêu Làng Lụa/ là series giới thiệu các làng nghề thêu và lụa truyền thống của Việt Nam, qua đó truy tìm những đặc trưng trong từng sản phẩm,…
‘Dyal Thak’ - cuộc sống trên cao nguyên Tây Tạng
‘Dyal Thak’ - cuộc sống trên cao nguyên Tây Tạng
Tây Tạng là một nơi xa xăm, rất xa sự hiểu biết của hầu hết mọi người. Truyền thông phương Tây chỉ nói về khu vực này khi nó dính…
Những bức ảnh chụp từ trên cao của Phạm Huy Trung tôn vinh vẻ đẹp của vùng nông thôn Việt Nam
Những bức ảnh chụp từ trên cao của Phạm Huy Trung tôn vinh vẻ đẹp của vùng nông thôn Việt Nam
Nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung đã sử dụng kỹ thuật của mình để làm nổi bật lịch sử văn hóa phong phú của Việt Nam. Thông qua việc chụp…
Xem Trung Võ làm mới các tác phẩm văn học trong Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân
Xem Trung Võ làm mới các tác phẩm văn học trong Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân
Yêu thích những tác phẩm đến từ tập truyện Vang bóng một thời, Trung Võ đã quyết định vẽ một bộ tranh minh hoạ cho 12 chương của sách với…