Tắm rừng - Liệu pháp giảm stress của người Nhật

Thuật ngữ Shinrin-Yoku hay còn được gọi là “Forest Bathing” xuất hiện đầu tiên vào những năm 1980 tại Nhật Bản. Đây là một liệu pháp hỗ trợ sức khỏe thông qua việc đắm mình trong rừng cây hay các môi trường thiên nhiên khác. 

“Forest Bathing” – tắm rừng nhanh chóng trở nên phổ biến và sớm được đưa vào chương trình sức khỏe cộng đồng tại đất nước Mặt trời mọc – một quốc gia vốn có nhiều điều kiện để tiếp cận thiên nhiên khi rừng chiếm đến 67% diện tích. Chính phủ Nhật Bản công nhận một số khu rừng là Cơ sở cho liệu pháp tắm rừng và có kế hoạch chỉ định thêm 50 cơ sở nữa trong vòng 10 năm. Hơn nữa, người Nhật vốn rất yêu thiên nhiên cây cỏ, các hoạt động trong đời sống của người Nhật trước đó cũng đều gắn liền với rừng, chẳng hạn như picnic ngắm hoa anh đào nở hàng năm.

Giáo sư Qing Li, tác giả cuốn sách The Japanese Art of Forest Bathing

Liệu pháp tắm rừng khá đơn giản. Chỉ cần ở giữa những hàng cây. Không cần đi bộ đường dài, cũng không cần phải đếm đã đi được bao nhiêu bước. Bạn có thể ngồi yên hoặc đi dạo, vì điều quan trọng nhất là thư giãn chứ không phải hoàn thành bất cứ một mục tiêu nào cả.


Đi bộ trong rừng giúp phòng chống ung thư

Từ năm 2004 đến năm 2012, Nhật Bản đã chi khoảng 4 triệu USD để nghiên cứu các ảnh hưởng về sinh lý và tâm lý của liệu pháp “tắm rừng” đối với sức khỏe con người. Giáo sư Qing Li, trường Y khoa Nippon ở Tokyo đã đo hoạt động của những tế bào sát thủ tự nhiên NK trong hệ miễn dịch trước và sau khi tiếp xúc với rừng. NK là một loại tế bào Lympho thực hiện công việc quan trong của hệ miễn dịch là phát hiện và phá hủy các tế bào khối u và vi khuẩn, virus trước khi chúng sinh sản và phát tán, qua đó bảo vệ cơ thể không bị các bệnh mãn tính và thoái hóa, cũng như các khối u.

Trong một thí nghiệm vào năm 2006 và 2007, các đối tượng nghiên cứu của giáo sư Li cho thấy sự gia tăng đáng kể trong hoạt động của tế bào NK một tuần sau chuyến thăm rừng, và những ảnh hưởng tích cực kéo dài một tháng sau đó.

Nguyên nhân là do thực vật và cây cối tiết ra hợp chất thơm gọi là phytoncides. Khi được hít vào, hợp chất thơm này có thể thúc đẩy các thay đổi về sinh học và sức khỏe theo cách thức tương tự liệu pháp mùi hương (aromatherapy). Không khí trong rừng không chỉ có cảm giác trong lành và tốt hơn mà thực tế nó có chứa hoạt chất phytoncide có khả năng tăng cường chức năng hệ miễn dịch.

Khi hoạt động NK gia tăng, sức mạnh miễn dịch được cải thiện, từ đó tăng cường sức kháng cự với stress.”, GS Li nói, đồng thời cho biết liệu pháp rừng cây chủ trị cho các bệnh nhận thiếu sức đề kháng sẽ được phát triển trong vài năm tới.


Giúp giải tỏa căng thẳng, giảm huyết áp, ổn định nhịp tim

Yoshifumi Miyazaki, một chuyên gia về liệu pháp rừng cây tại Đại học Chiba, Nhật Bản đã khám phá ra rằng, những người dành 40 phút đi bộ trong một khu rừng tuyết tùng có nồng độ hormone gây stress cortisol thấp hơn so với khi họ dành 40 phút đi bộ trong phòng thí nghiệm. Chính mùi hương của cây cối, thanh âm của con suối và cảm giác từ ánh nắng mặt trời thông qua những tán lá cây có tác dụng trấn an, xoa dịu căng thẳng hiệu quả, mang đến cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng.

Một nghiên cứu khác ở trung tâm ScienceDirect hồi năm 2007 đã khảo sát trên 498 người cho thấy: sự thù địch và trầm cảm của các đối tượng giảm đáng kể sau khi được tiếp xúc với cây cối. Các kết quả đo được từ thí nghiệm, bao gồm mức độ dao động nhịp tim và huyết áp, cũng củng cố cho kết luận này.


Khi tiếp xúc với thiên nhiên, cơ thể chúng ta trở lại trạng thái cân bằng vốn có!

Những người dân thành phố có thể hưởng lợi từ tác dụng của cây cối chỉ với một lần đi tới công viên. Việc tiếp xúc ngắn với cây xanh trong môi trường đô thị có thể giảm mức độ căng thẳng, và những chuyên gia đã gợi ý “một liều lượng thiên nhiên” nhất định như một phần trong việc điều trị các rối loạn tập trung của trẻ em.

Chúng ta không cần tiếp xúc nhiều với thiên nhiên thì mới nhận được những lợi ích từ thiên nhiên, nhưng việc tiếp xúc thường xuyên sẽ giúp cải thiện chức năng hệ miễn dịch và trạng thái tinh thần.

Ngoài Nhật Bản, tắm rừng cũng ngày càng phổ biến ở một số quốc gia khác như Hàn Quốc (với tên gọi salim yok), Đài Loan, Phần Lan, Trung Quốc và Mỹ. Ngoài việc đi dạo, thả mình trong thiên nhiên, du khách và người dân địa phương có thể được cung cấp các dịch vụ được tích hợp với tắm rừng như khách sạn và spa với suối nước nóng.

Nguồn: welcomepresence & youtube
Người dịch: Cải


Cùng tác giả

#Tag

cây thành thị forest bathing nhật bản shinrinyoku stress tắm rừng

iDesign Must-try

Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Noh là loại hình nghệ thuật sân khấu sớm nhất ở Nhật Bản và vẫn được biểu diễn cho đến ngày nay. Được phát triển vào thế kỷ 14, Noh…
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
Những gò cỏ nhấp nhô ở Cánh đồng Kurkku đã ngụy trang thành một khu vực thiền định để đọc sách và nghỉ ngơi. Được khai trương vào tháng trước…
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Nghệ sĩ người Nhật Bản đồng thời là một cựu thợ làm bánh – Yukiko Morita đã đưa tình yêu bánh mì vào công việc sáng tạo của mình bằng…
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Vì sao heta-uma lại có nghĩa là 'xấu mà đẹp'? Phong cách thẩm mỹ này nhằm ám chỉ điều gì?
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Đạo diễn Akira Kurosawa là cái tên đằng sau hàng loạt bộ phim kinh điển của điện ảnh Nhật Bản thời hoàng kim. Nhưng không chỉ làm phim, ông còn…
Paul Binnie và những bức tranh ukiyo-e theo phong cách phương Tây
Paul Binnie và những bức tranh ukiyo-e theo phong cách phương Tây
Khám phá những bức tranh in khắc gỗ của Paul Binnie kết hợp với hội họa ukiyo-e của Nhật Bản.