Bộ ảnh về rác ở HongKong khiến bạn không thể phớt lờ
Trên thực tế, dù nhiều tranh ảnh đã kêu gọi bảo vệ môi trường, thùng rác được thiết kế đẹp mắt để nhắc nhở mọi người không xả rác nhưng mấy ai thực hiện được. Thế nhưng, Mandy Barker, một nhiếp ảnh gia người Anh, đã gói gọn lời cầu cứu từ môi trường vào trong một bộ sưu tập ảnh sáng tạo.
Khi nhiếp ảnh gia người Anh Mandy Barker trở về nhà sau chuyến du lịch Hồng Kông, cô mang theo một chiếc vali chứa đầy rác. Cô cất trong nhà kính, hoặc để nó trong túi quần dưới tầng hầm, phân loại rõ ngày thu gom rác và bãi biển nơi cô tìm thấy chúng.
Thói quen nhặt rác của cô bắt đầu từ năm 2012, khi cô tham gia một cuộc thám hiểm đến Bãi Rác Lớn Trên Biển Thái Bình Dương, để thu gom các mảnh đổ nát sau thảm họa sóng thần tại Nhật năm 2011. Nhóm thám hiểm hội tụ những người dân bình dị và các nhà khoa học đang nghiên cứu về sự luân chuyển của rác thải quanh đại dương, cách chúng phân hủy và chiếm đóng cả một vùng biển lớn.
Trên tàu, một anh bạn trong nhóm thám hiểm kể cho cô nghe về vấn đề rác thải mang tính sử thi tại Hồng Kông – một tai họa trên bãi biển dường như không hồi kết. Câu chuyện đã tạo ấn tượng mạnh với Barker và cô quyết định khai thác đề tài rác thải cho dự án mới của mình.
Khi cô đến Hồng Kông để phát biểu trong một hội nghị về môi trường năm 2013, cô xuất hiện với tinh thần không ngại tay bẩn. Trong suốt 10 ngày trước đó, cô đã thu gom hết thảy những vật dụng cần để làm tranh – đống rác đang nằm trong kho nhà cô.
Barker đã tìm thấy những vật dụng trang trí bằng nhựa trên những bãi biển Hồng Kông một cách dễ dàng như cách bạn tìm thấy vỏ sò trên bãi biển. “Có một số vật thể rải rác trên mọi bãi biển: ví dụ, bật lửa polystyrene và thuốc lá.” cô nói. Cô bắt đầu chú ý đến họa tiết trên các mẫu rác — những thứ nói lên truyền thống, văn hóa và thói quen tiêu dùng ở Hồng Kông.
Lúc đầu, cô đã thử chụp ảnh thùng rác trên bờ, nơi cô tìm thấy nó. Nhưng mọi người có vẻ không quan tâm. Cô nói thêm “Trước đây, họ đã từng nhìn thấy những kiểu ảnh như vậy, nên nó không còn thu hút họ nữa.”
Cô quyết định sáng tạo đột phá hơn, phân loại các mảnh rác nhặt được thành nhiều nhóm: các mô hình đồ chơi, hoa giả và hàng loạt các túi đựng hạt nhựa. Từng vật thể trở thành tâm điểm của những tuyệt tác mà cô sắp đặt và chụp lại, toàn bộ là rác nhựa đều còn nguyên trạng thái, chưa được làm sạch, tương phản trên nền đen và với nhiều kích thước. Cô chia sẻ: “Bắt đầu từ những mảnh nhỏ, tiếp theo là các mảnh vừa, dần dần đến các vật thể lớn hơn.” Những lớp riêng biệt này sau đó được đính lại với nhau thành một tấm ảnh hoàn chỉnh bằng Photoshop.
Mục tiêu của cô là tạo ra nhiều tấm ảnh về rác, sao cho đẹp đến mức khi nhìn vào ai cũng phải khựng lại, tự hỏi chúng được làm từ những gì và ý nghĩa thật sự đằng sau.
Số liệu thống kê năm 2012 của Cục bảo vệ môi trường Hồng Kông cho thấy: “Năm mươi hai tấn mút xốp (polystyrene) được chuyển đến bãi rác mỗi ngày.” Tác phẩm “Polystyrene” của cô minh họa điều đó. Cô cho biết thêm: “Mảnh mút xốp hoặc rác nhỏ xuất hiện rải rác trên khắp các bãi biển.”
Hồng Kông đang thật sự gặp vấn đề về rác thải. Barker giải bày luận điểm của mình: “Ba bãi phế liệu của họ ước tính sẽ bị lấp đầy vào cuối thập kỷ này.” Nhưng lỗi không phải chỉ do họ. Rác thải đại dương ngày một tăng, đây quả là điều đáng lo ngại cho nguồn nước, thế giới biển và cho mỗi chúng ta.
Các sinh vật biển sẽ bị mắc kẹt, nghẹt thở và chết đói trong tình trạng bao tử lấp đầy các mảnh nhựa vụn. Các hạt nhựa có thể tồn tại đến 500 năm nữa, hút các hóa chất độc hại, rồi hòa vào chuỗi thức ăn của đại dương, sớm muộn cũng sẽ vào cơ thể chúng ta.
Đây quả là sự thật phũ phàng dưới hình ảnh vũ trụ màu sắc của Barker. Cô tuyên bố: “Tôi muốn mọi người cảm thấy sốc khi xem ảnh của tôi và nghĩ về cách họ dùng đồ nhựa, nếu mọi người nhận ra ẩn ý trong tác phẩm của tôi, hoặc mỗi tối khi họ đánh răng, họ đều nhớ đến hình ảnh một con hải âu chết vì một chiếc bàn chải bị mắc kẹt trong dạ dày, thì tôi mới thật sự đạt được mục đích.”
Có vẻ khó nghe, nhưng Barker nhận ra rằng, việc truyền cảm hứng cho một ai đó ngừng sử dụng bao nilon khi mua đồ ở tiệm tạp hóa là một hành động nhỏ, dần dần sẽ trở thành một thói quen, nếu ai cũng làm được điều này, mọi thứ sẽ được cải thiện rất nhiều.”
Cô cũng nhận ra rằng để tạo ảnh hưởng đến hành vi cộng đồng, đầu tiên bạn phải làm gì đó “đập vào mắt” họ, bằng cách thể hiện qua tranh, rù quến họ và làm cho họ cảm thấy tò mò.
Bạn có thể xem thêm nhiều hình ảnh khác của Mandy Barker trên website của cô ấy.
Nguồn: Nationalgeographic
Ảnh: Mandy Barker
Người dịch: Mingboong