Thích thú với tranh nghệ thuật “ẩn mình” sau trang sách

Từ lâu, mọi người luôn biết rằng sách là nguồn truyền đạt kiến thức vô tận, thế nhưng nó còn là miền đất để các nhà họa sĩ thể hiện góc nhìn sáng tạo của mình.

Bằng kĩ thuật khéo léo, nghệ sĩ người Anh Martin Frost đã thổi hồn lên cạnh của những cuốn sách, biến chúng thành một cuốn sách nghệ thuật đầy bí ẩn.

Martin Frost được biết đến là một họa sĩ tiên phong vẽ tranh trên cạnh của những cuốn sách, ông vẽ những bức tranh “tàng hình”. Chúng ẩn mình sau những lớp giấy, và khi bạn biết cách khai phá, chúng sẽ là một tác phẩm tuyệt vời dành cho bạn.

Các nghệ sĩ người Anh vẽ chúng rất nhiều, nhưng không phải là hình thức nghệ thuật Anh quốc. Kỹ thuật vẽ tranh này có từ những năm 1660, và đến thế kỷ 18, nó bắt đầu quay lại và trở nên khá nổi tiếng.

Được biết, nguồn cảm hứng của nghệ sĩ Martin Frost là khi ông được một người bạn cho xem những cuốn sách đặc biệt với bức vẽ “ẩn mình”, và ông đã bắt đầu đi theo con đường nghệ thuật đầy sáng tạo này. Ông chia sẻ: “Chúng thật thú vị, và tôi cũng có thể làm điều đó“. Ông đã gắn bó với những tác phẩm này được 40 năm. Hầu hết những cuốn sách được sử dụng để vẽ là sách cổ.

Đây là một tác phẩm lớn của nhà văn Shakespeare, chúng được làm từ năm 1860 bằng một loại da hiếm, gồm hai bức tranh tách biệt trong cùng cuốn sách.

Bức vẽ này có tên “Desert Isles”, được vẽ vào năm 1920. Chúng được gọi là bức tranh hai chiều, vì mỗi bức xuất hiện vào mỗi hướng lật sách, cả hai sẽ cùng biến mất khi bạn gấp quyển sách lại.

Thời gian để hoàn thành một tác phẩm, đối với một cuốn sách nhỏ sẽ mất vài giờ. Còn với một cuốn sách trung bình, phụ thuộc vào kích thước mà thời gian sẽ dài ngắn khác nhau, một ngày, nửa ngày hoặc hai ngày. Hoặc nếu vẽ trên một quyển Kinh Thánh lớn, nó sẽ trong tầm một tuần.

Giá cả phụ thuộc vào thời gian làm nên tác phẩm, ví dụ cuốn Kinh Thánh càng lớn thì giá cũng tăng theo, khoảng 600 hoặc 700 bảng Anh.

Đối với Martin Frost, ông làm công việc này với tất cả niềm đam mê trong vai trò là một họa sĩ tiên phong. Ông chia sẻ: “Tôi là một người bố, là người ông và là một họa sĩ tiên phong. Miễn mắt tôi còn sáng, tay tôi còn khỏe, thì tôi vẫn sẽ tiếp tục“.

Xem thêm về các tác phẩm độc đáo của họa sĩ Martin Frost ở video dưới đây!

Biên tập: Thao Lee

Nguồn: Great Big Story


Cùng tác giả

#Tag

hidden art nghệ sĩ tiên phong nghệ thuật tranh ẩn tranh trên cạnh sách tranh vẽ

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 4)
Nghệ thuật đương đại chính thức cộng hưởng với sự tự tin sống động và sự bế tắc dễ chịu đi kèm với nó, tự coi mình là phong cách…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.