“Inception”: Chuyện về những kẻ lang thang trong giấc mơ

Bạn có thấy tâm trí mình bùng nổ khi bước chân vào thế giới li kì của những câu chuyện? Nhất là chuyện về … những giấc mơ.

Thi thoảng, bạn sẽ tìm được một bộ phim nói về thiện ác nhưng mang nhiều lớp nghĩa hơn việc chỉ đơn giản là đi đấu tranh và tiêu diệt kẻ xấu, như “Inception” chẳng hạn. Khác biệt với phần lớn các bộ phim trên thị trường, “Inception” khai thác nhiều góc nhìn mới lạ và mang đến cho khán giả những trải nghiệm mà họ không thể có được trong cuộc sống thường ngày.

Câu chuyện về những kẻ lang thang trong giấc mơ

“Inception” ra mắt năm 2010, là bộ phim hành động viễn tưởng được biên kịch và đạo diễn bởi Christopher Nolan – vị đạo diễn tài năng với gia tài phim đồ sộ bao gồm Interstellar, 3 phần The Dark Knight hay Dunkirk. Phim lấy cảm hứng từ công nghệ “đánh cắp giấc mơ” và kể câu chuyện về một nhóm “đạo chích thông tin” có khả năng xâm nhập vào tiềm thức của con người.

Poster chính thức của phim “Inception” (Nguồn: bol.com)

Gặt hái được doanh thu kỉ lục và vô số giải thưởng uy tín, cho đến nay “Inception” vẫn nằm trong top những phim hay nhất mọi thời đại. Ắt hẳn những ai đã từng theo dõi bộ phim sẽ biết được lý do tại sao bộ phim của đạo diễn Christopher Nolan lại gặt hái được nhiều thành công đến vậy.

Protagonist và Main Charater

Protagonist là những nhân vật đi xuyên suốt chiều dài của câu chuyện; và đến kết phim khán giả sẽ nhìn ra được sự thay đổi của nhân vật trong tính cách, hành động và sự trưởng thành trong suy nghĩ – theo cả nghĩa đen hoặc nghĩa bóng. Còn Main Character, hiển nhiên là nhân vật chính trong câu chuyện mà chúng ta đang theo dõi. Trong “Inception”, Dom Cobb đóng vai trò là Protagonist và cả Main Character của bộ phim.

Một mặt, Cobb đóng vai trò là một Protagonist – nhân vật đi theo diễn biến câu chuyện một cách khách quan – như một kẻ ngoài cuộc vô tình tác động đến những nhân vật khác và cả cốt truyện. Mặt khác, Cobb còn là Main Character – một người đàn ông quay cuồng trong những vòng xoáy tội lỗi về cái chết của vợ anh, khi cô tự tử.

Liệu cái kết của bộ phim có đơn giản như những gì mà bạn thấy được: Cobb trở về nhà và vui vầy bên các con? Hay mục đích thật sự ẩn giấu đằng sau một “happy ending” là thứ gì đó được xếp đặt kĩ lưỡng để câu chuyện cứ tiếp diễn không hồi kết? Phép ẩn dụ mà đạo diễn Nolan lồng ghép trong “Inception” cho đến nay vẫn khiến nhiều người tranh cãi. Nhưng sự thật vẫn chưa bao giờ được Nolan hé lộ.

Sự thiếu cân bằng được tạo ra bởi những tình huống giật gân

Những tình tiết gay cấn trong câu chuyện dẫn dắt đến sự thiếu cân bằng, chạy theo diễn biến của nhân vật trong câu chuyện. Trong “Inception”, khoảnh khắc này xảy ra khi Cobb chấp nhận công việc từ Saito, thế cân bằng bị phá vỡ để rồi dẫn đến những xung đột và bộ phim cứ dựa trên đó mà tiếp diễn. Liệu sự khởi đầu như thế có khả thi không? Trả lời câu hỏi này giúp bạn thực sự thâm nhập vào những tầng lớp nghĩa dày đặc trong câu chuyện.

Một vài phân cảnh trong “Inception” (Nguồn: Pinterest)

Đó là lý do tại sao mà mục tiêu trong câu chuyện của Inception không chỉ đơn giản là việc Cobb trở về nhà bên cạnh gia đình của mình. Đó là một tình huống cần thiết trong vai trò Main Character của anh ta để kết thúc câu chuyện, nhưng nếu xét trên khía cạnh của Protagonist và cốt truyện ban đầu, phải chăng mục đích mà Cobb thực sự theo đuổi đó là có được tất cả mọi thứ mà anh ta khao khát – bất kể là trong thực tại hay ảo ảnh. Liệu cả bộ phim có phải là chuyến hành trình mà Cobb “gieo trồng” những ý tưởng của anh ta vào đầu của Fischer và kết phim là khoảnh khắc mà anh gặt được quả ngọt cho mình?

Tính chặt chẽ được duy trì trong tuyến hành động của các nhân vật

Plot Point (Tình huống cao trào gây ảnh hưởng đến cốt truyện) có thể là 1 trong 2 thứ – “hành động” hoặc “quyết định”. Trong một câu chuyện được đầu tư về chất lượng, sẽ có một yếu tố sẽ mang tính quyết định và dẫn dắt những yếu tố còn lại. Các sự kiện diễn ra có nhiều ý nghĩa. Bạn cần phải học để trở thành một kẻ trộm kim cương lão luyện, và rồi sự giàu có sẽ đến với bạn – sẽ mang một ý nghĩa khác với việc bạn đã trở nên thật giàu có để rồi sau đó, nỗ lực để học hỏi và trở thành một kẻ cắp kim cương. Hơn nữa, các Plot Point cần phải được duy trì chặt chẽ và liên kết vào mạch câu chuyện.

Nếu quan sát bộ phim, bạn sẽ nhận ra các tình tiết giật gân xuất hiện nhằm xây dựng tính cao trào, còn điểm kết truyện (đoạn cao trào nhằm mở ra cái kết cho bộ phim) luôn đi cùng một mạch cảm xúc và cùng một cách dẫn dắt. Chấp thuận lời đề nghị của Saito là một “quyết định”. Trở về nhà cùng những đứa trẻ là một “hành động”. Cả hai tình tiết này hoàn toàn là hai loại sự kiện khác nhau.

Nhân vật Saito trong Inception (Nguồn: looper)

Tuyệt vời làm sao, “Inception” thực sự đã làm rất tốt việc duy trì tính chặt chẽ trong hành động của các nhân vật!

Cobb quyết định đồng ý với những lời mặc cả của Saito và Fischer quyết định phá vỡ đế chế của cha anh ta. Tình huống đầu tiên tạo nên sự mất cân bằng và đưa ra một đề toán khó cho câu chuyện. Tình huống thứ hai (và cũng là cuối cùng) đã tìm ra lời giải và tháo gỡ nút thắt của câu chuyện.

Tại sao “Inception” lại là một bộ phim đặc biệt?

Điều gì làm cho người xem vẫn luôn bị ám ảnh bởi bộ phim? Dường như có gì đó khiến họ luôn muốn tiếp tục theo dõi “Inception” không dưới vài lần, có thể các tầng lớp nghĩa được đan xen dày đặc trong mỗi cảnh phim chính là một trong những lý do.

Một phân cảnh trong “Inception” (Nguồn: Urban Honking)

“Inception” mang đến cho khán giả một ví dụ hoàn hảo về cách mà sức mạnh tinh thần có thể giúp chúng ta giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Theo tuyến truyện chính (Tuyến truyện khách quan), chúng ta thấy việc Fischer tự nhận thức vị trí bản thân trong thế giới của cha mình đã giúp phi vụ thành công như thế nào. Sự “tự nhận thức” của Saito khi bị xen lẫn giữa thực và ảo cũng được cột chặt vào tuyến truyện này.

Với truyến truyện “cá nhân” (Tuyến truyện chủ quan), chúng ta thấy cách Cobb tự nhận ra rằng hình bóng của vợ anh có thể sẽ không bao giờ tồn tại trong thực tại, và việc giải quyết những mặc cảm tội lỗi này luôn đi theo anh suốt từ đầu câu chuyện. Người ta gọi đó là “catharsis” – nghĩa là cảm giác giải tỏa sau cùng. Khi Cobb vơi đi những gánh nặng về cảm xúc, anh cũng thoát khỏi nỗi đau – nó giống với cách mà quyết định của Fischer đã giải thoát cho mọi người khỏi thế mất cân bằng ở tuyến truyện chính. Đó là lý do tại sao Cobb có thể ôm ấp con mình mà không cần biết con quay có ngã hay không. Đây cũng chính là ý nghĩa của cái kết mở trong “Inception”, dù là thực tại hay ảo ảnh, giờ đây Cobb đã tìm được yên bình – thứ yên bình duy nhất và chân thật với riêng anh.

Cảnh kết phim gây tranh cãi trong “Inception”

Cách thức mà bộ phim vận hành, thật ấn tượng; họ đã kết hợp được tuyến truyện khách quan và chủ quan của các nhân vật một cách hài hòa khiến chúng ta phải xem đi xem lại nhiều lần.

Những câu chuyện mang nhiều lớp nghĩa

Bằng việc mang đến nhiều quan điểm cùng lúc, đạo diễn Christopher Nolan tặng cho chúng ta những trải nghiệm không thể nào có được trong cuộc sống hằng ngày – ấy là khả năng về cả sức mạnh bên trong và bên ngoài của mỗi người. Hãy thử cố gắng vượt qua giới hạn của bản thân và nỗ lực để đạt được những mục tiêu ngay lúc này xem.

Con quay giúp Cobb nhận thức được thực tại và ảo ảnh (Nguồn: The Independent)

Nếu không thể, bạn có thể nhìn vào mục tiêu của người khác và đánh giá hành động, quyết định của họ từ một khoảng cách nhất định. Vì khi trong tư thế chủ quan, bạn không bao giờ có thể đánh giá khách quan bản thân được và ngược lại. Chỉ có thể là 1 trong 2 thứ, chủ quan hoặc khách quan. 

Câu chuyện trong “Inception” lại làm được cả hai. Đó là lý do tại sao chúng ta bị hấp dẫn bởi một câu chuyện viễn tưởng, không ngừng quay lại và theo dõi bộ phim hoài hoài. Ý nghĩa trong câu chuyện thật sự rất mạnh. Đó là những điều mà chúng ta khao khát trong cuộc sống, và một khi vẫn chưa chinh phục được mục tiêu của mình, chúng ta vẫn sẽ không ngừng khát khao.

Cảnh phim gây ám ảnh trong bộ phim (Nguồn: Pinterest)

Nếu bạn đang tìm cho mình một bộ phim ý nghĩa, giàu tính nhân văn và khiến bạn phải tư duy thật nhiều thì chắc chắn “Inception” sẽ là một lựa chọn không thể tuyệt vời hơn!

Nguồn: Narrative First

Tác giả: James R. Hull

Biên tập: Thụy

Cùng tác giả

#Tag

Christopher Nolan inception leonardo dicaprio phân tích phim ảnh tua phim

iDesign Must-try

Tầm quan trọng của việc thực hiện nghiên cứu trong thiết kế
Tầm quan trọng của việc thực hiện nghiên cứu trong thiết kế
Việc nghiên cứu trong thiết kế là một phần vô giá của quá trình phát triển sản phẩm. Mặc dù nhiều dự án đã đốt cháy giai đoạn bỏ qua…
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Trong khi hầu hết các phim hoạt hình cố gắng mang lại vẻ ngoài chân thực cho các nhân vật và bối cảnh, mục tiêu của những người đứng sau…
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Isy và Leigh Anderson là một cặp đôi làm việc ở Manchester với cái tên “Photography by Anderson.” Bộ đôi từng đoạt giải thưởng chuyên về chụp ảnh chân dung…
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Sau khi liên hoan phim năm 2020 bị huỷ bỏ vì đại dịch, ngày hội điện ảnh sẽ trở lại vào tháng 7 này tại Cannes. Hãy cùng tìm hiểu…
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
Tàn Thể: Tiền truyện là phim hoạt hình ngắn được DeeDee Annimation Studio phát hành vào đầu năm 2019. Tàn thể được giới thiệu với tham vọng thiết lập một…
The Devil Wears Prada tròn 15 tuổi: Khám phá 15 bộ phim tiêu biểu về giới thời trang
The Devil Wears Prada tròn 15 tuổi: Khám phá 15 bộ phim tiêu biểu về giới thời trang
Thấm thoắt đã 15 năm trôi qua từ ngày The Devil Wears Prada ra mắt và trở thành tượng đài của những bộ phim mang đề tài thời trang. Hãy…