Emily Dickinson cùng báu vật ở ngã giao giữa khoa học và thơ ca

Trong thời đại mà các thành tựu khoa học ngăn cấm cánh cửa mở ra cho phụ nữ, ngành thực vật học (botany) cho phép các cô gái thời Victoria tiếp cận khoa học qua cửa sau bởi sự tiếp sức của nghệ thuật.

Nổi tiếng nhất là bản vẽ khoa học về nấm của Beatrix Potter và phân loại rong biển được minh họa tuyệt đẹp của Margaret Gatty. Trên khắp Đại Tây Dương, cuộc phiêu lưu khoa học – nghệ thuật này của nhóm ngành thực vật học đã tìm thấy người học viên sáng giá giữa những nhà thơ nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất của nhân loại: Emily Dickinson (10 tháng 12 năm 1830 – 15 tháng 5 năm 1886).


*Bài viết thực hiện bởi Maria Popova


Trước khi bắt đầu làm thơ, Dickinson dấn vào một con đường khác nhưng lại song song với việc đó đến không ngờ: nghệ thuật sắp đặt và thiền định – thu lượm, nuôi giống, phân loại và ép hoa; quy trình mà cô cho là như cách thức biểu hiện của thi hứng chẳng khác gì với thơ ca. (Hơn một thế kỉ sau, Robert Penn Warren làm rõ điều này trong quan sát của ông, rằng “thơ ca, như khoa học, chẳng những thu hút người tạo ra chúng mà còn cả những người có thể hiểu thấu và biết trân trọng.”)


Emily Dickinson, ảnh daguerreotype, khoảng năm 1847.
(Lưu trữ tại trường Cao Đẳng Amherst College & Bộ Sưu Tập Đặc Biệt,
quà của Millicent Todd Bingham, 1956)

Dickinson bắt đầu tìm hiểu về ngành thực vật học vào năm lên 9 và giúp đỡ mẹ mình tại vườn lúc 12 tuổi. Nhưng chỉ đến khi vào trường cao đẳng Mount Holyoke ở cuối thời niên thiếu – quãng thời gian mà các hình ảnh của cô chứng thực được chụp bởi phương pháp xử lí ảnh daguerrotype – cô mới bắt đầu tiếp cận ngành này bằng nhiệt huyết với sự nghiêm túc trong khoa học.

Mary Lyon, người thành lập trường và hiệu trưởng đầu tiên, cũng là nhà thực vật học tâm huyết dưới sự chỉ dạy của nhà giáo và người làm vườn nổi tiếng – tiến sĩ Edward Hitchcook. Dù Lyon khuyến khích các cô gái của mình thu thập, học hỏi và gìn giữ những loài hoa địa phương tại phòng chứa mẫu cây khô, nơi cất giữ của Dickinson thì địa điểm mà người viết lần đầu bị mê hoặc là ở triển lãm của Emily Dickinson (thư viện Morgan).

Đấy là kiệt tác của vẻ đẹp lạ thường và thơ mộng: 424 bông hoa từ vùng Amherst, nơi Dickinson được ca tụng là “một trong những đứa trẻ xinh đẹp của mùa xuân”, sắp xếp bởi độ nhạy cảm đáng kể về quy mô và nhịp điệu thị giác trên 66 trang trong một album bìa da lớn. Nhãn giấy mỏng, nhấn mạnh các mẫu vật như dấu gạch ngang khổng lồ được ghi với tên của cây – đôi khi thông tục như văn nói, lúc thì dưới dạng hệ thống Linnaean* – bằng nét chữ viết tay của Dickinson.

Chúng toát lên một sự thanh lịch của thời gian, bao gồm sự kiên nhẫn đầy say mê cùng sự tỉnh táo về cái hữu hạn và nhạy cảm đã làm nên thơ ca của Dickinson.

*Linnaean: hệ thống phân loại động-thực vật của nhà bác học Carl Linnaeus (1707 – 1778) chủ yếu bằng hai tên, một chỉ giống và một chỉ loài.

Trang từ bộ sưu tập của Emily Dickinson (Thư Viện Houghton, ĐH Harvard)
Trang từ bộ sưu tập của Emily Dickinson (Thư Viện Houghton, ĐH Harvard)
Trang từ bộ sưu tập của Emily Dickinson (Thư Viện Houghton, ĐH Harvard)

Mặc dù phòng chứa mẫu cây khô nguyên bản vẫn tồn tại trong Phòng Emily Dickinson tại Thư Viện Sách Hiếm Houghton (ĐH Harvard), chúng mỏng manh đến nổi các học giả đều bị cấm kiểm tra; bản in mô phỏng không còn xuất bản thì đắt giá đến độ tác phẩm kì diệu ở ngã giao thơ ca và khoa học này đã biến mất khỏi trí tưởng tượng thông thường. Nhưng trong một minh chứng tuyệt vời ở thời đại kỹ thuật số nhân văn có vai trò là một lực lượng quản lý văn hóa, Harvard đã số hóa toàn bộ tác phẩm này của Dickinson.

Trang từ bộ sưu tập của Emily Dickinson (Thư Viện Houghton, ĐH Harvard)
Trang từ bộ sưu tập của Emily Dickinson (Thư Viện Houghton, ĐH Harvard)
Trang từ bộ sưu tập của Emily Dickinson (Thư Viện Houghton, ĐH Harvard)

Judith Farr đã bàn về bộ sưu tầm mẫu hoa này trong quyển sách có tên The Gardens of Emily Dickinson, trong đó cô viết:

Bức ảnh sao chép chính xác bộ sưu tập ấy
hiện đang đón chào độc giả tại Thư Viện Houghton,
nó cho thấy một cô gái tên Emily cuốn hút:
người vẫn có lỗi chính tả,
biết sắp xếp những bông hoa ép khô
theo các hình thức nghệ thuật,
người với sự dịu dàng như thơ ca của Wordsworth
đã cân nhắc thiên nhiên là người bạn của mình.

Một trong những trang có tính thẩm mĩ kịch tính nhất là sự xuất hiện của tám loại violet khác nhau, loài hoa mà Dickinson trân trọng hơn tất thảy bởi sự lộng lẫy “không chút nghi ngờ” mà nó sẽ phục kích bạn nếu đang tản bộ trên những cánh đồng.

Sự đa dạng của hoa violet từ bộ sách mẫu vật của Emily Dickinson
(Thư Viện Houghton, ĐH Harvard)

Một đặc trưng kì lạ trong tác phẩm của Dickinson là cách cô lựa chọn cho trang mở đầu: hoa nhài nhiệt đới – không phải là loài cây bản địa có nguồn gốc từ hệ thực vật truyền thống vào thời điểm và nơi cô sinh sống, mà là loài cây bản địa với sự hoang dã trong trí tưởng tượng của cô – trí tưởng tượng mà từ đó những vần thơ mới mẻ và tình cảm ngăn cấm nở hoa.

Trang đầu tiên trong bộ sưu tập (Thư Viện Houghton , ĐH Harvard)

Một số trang khác trong quyển sách sưu tầm của Dickinson:

66 trang bộ sưu tầm hoa khô của Dickinson có thể xem tại trang web của Thư Viện Harvard



Lược dịch: Lệ Lin
Nguồn: Brain Pickings

Cùng tác giả

#Tag

emily dickinson hoa lá thiên nhiên

iDesign Must-try

Những hình vẽ tái hiện hệ động thực vật đa dạng của Jo Brown
Những hình vẽ tái hiện hệ động thực vật đa dạng của Jo Brown
Năm 2018, nghệ sĩ kiêm hoạ sĩ minh hoạ Jo Brown bắt đầu lắp đầy cuốn nhật ký thiên nhiên của mình bằng nỗ lực ghi lại những kỳ quan…
Annemieke Mein - Yêu thương từ những điều nhỏ nhất của thiên nhiên
Annemieke Mein - Yêu thương từ những điều nhỏ nhất của thiên nhiên
Những tác phẩm điêu khắc phi thường của Annemieke Mein phóng to những điều nhỏ bé của thiên nhiên.
Những bức tranh đá cuội của Justin Bateman: vẻ đẹp của sự vô thường
Những bức tranh đá cuội của Justin Bateman: vẻ đẹp của sự vô thường
Tiếng sóng vỗ, bờ cát mịn, nắng trời và những hòn đá cuội - bản thân chúng đã là những hình ảnh đủ để gợi lên một khoảnh khắc thư…
Đắm chìm trong những bức ảnh thể hiện tình yêu đại dương của nghệ sĩ Rachael Talibart
Đắm chìm trong những bức ảnh thể hiện tình yêu đại dương của nghệ sĩ Rachael Talibart
Ở Việt Nam, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã dùng hình ảnh sóng biển và đại dương bao la để thể hiện những trăn trở và băn khoăn về tình…
/nhân vật/ Rohan Dahotre, hoạ sĩ đam mê thiên nhiên và muông thú
/nhân vật/ Rohan Dahotre, hoạ sĩ đam mê thiên nhiên và muông thú
Hoạ sĩ kiêm nhà thiết kế đồ hoạ người Ấn Độ Rohan Dahotre rất đam mê thiên nhiên và thế giới hoang dã. Những tác phẩm của anh thể hiện…
Nomadland - Lang thang để tìm lại điều đã mất và những sự thật thú vị về bộ phim
Nomadland - Lang thang để tìm lại điều đã mất và những sự thật thú vị về bộ phim
Những câu chuyện thú vị đến từ bộ phim Nomadland, một tác phẩm làm nên lịch sử tại LHP Oscar vừa rồi.