Vòng thuần sắc: Hành trình từ hang động đến bảng màu hiện đại

Từ xa xưa, loài người chúng ta vẫn không ngừng đi tìm ý nghĩa thực sự của màu sắc. Hệ thống bảng màu đầu tiên của nhân loại đã được người tiền sử khởi tạo bằng cách nghiền nát các quặng khoáng mà họ tìm được.

Alexandra Loske – một sử gia và lý thuyết gia về màu sắc nổi tiếng nhận định rằng: “Tự sắp xếp trật tự các sắc tố trên bảng màu là việc không thể thiếu đối với người nghệ sĩ. Như bạn thấy đó, những nghệ sĩ thời tiền sử cũng đã tự tạo cho mình trật tự các sắc tố qua việc thể hiện hình vẽ trên các vách hang động.”

Trong quyển sách mới nhất của mình – Color: A Visual History From Newton to Modern Color Matching Guides (tạm dịch: Thế giới quan về màu sắc: từ Newton đến Cách phối màu hiện đại), Loske đã chỉ ra cách mà con người thay đổi tư duy về màu sắc bằng cách tổng hợp những vòng tròn và sơ đồ màu được tạo ra bởi các nhà khoa học, nghệ sĩ và nhà thiết kế từ thế kỉ 18 cho đến nay.

Quyển sách còn tóm tắt một cách trực quan về thuyết màu sắc khi cung cấp tất cả mọi thứ từ chuyên luận gốc về màu sắc Opticks của Newton cho đến hệ thống màu mang tính thương mại Pantone ngày nay. Nhưng hơn thế nữa, sự phát triển của sơ đồ màu cho thấy mức độ hiểu biết của chúng ta về lĩnh vực này thực chất gắn liền với công nghệ, khoa học và xu hướng nghệ thuật dù ở bất kỳ thời điểm nào.“Chúng ta là con người và luôn tìm mọi cách để hiểu về thế giới. Màu sắc cũng không ngoại lệ”, Loske nói.

Để hiểu Loske đã lý giải thế giới màu sắc tác động đến tư duy của những nghệ sĩ và nhà thiết kế như thế nào, hãy cùng điểm qua một vài thông tin được chắt lọc sau đây.


1. Chuyên luận gốc Opticks của Isaac Newton

Hình ảnh từ Colour Reference Library, Royal College of Art

Cuối thế kỉ 17, nhà khoa học Isaac Newton bắt đầu say mê trong việc nghiên cứu sắc màu. Ông đặc biệt hứng thú với phổ quang thị giác của ánh sáng, điều mà ở thời điểm đó rất ít người hiểu được. Newton, một nhà toán học, vật lý học và thiên văn học đã mua lăng kính thủy tinh đầu tiên vào cuối thập niên 1660 và dùng nó thử nghiệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng trắng. Thông qua nghiên cứu của mình, ông đã xác định được bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím và sau đó sắp xếp chúng theo sơ đồ tròn rồi khắc trên một tấm kim loại.

Theo Loske, thực tế sơ đồ tròn này của Newton không hề có màu. Trong quyển Opticks, các phổ màu trong sơ đồ đã được Newton đặt tên và đơn giản hóa cách trình bày để dễ dàng phổ cập đến người đọc. Mặc dù sơ đồ nhìn có vẻ thô sơ, nhưng nó lại rất phức tạp về mặt khái niệm khi mà đây chính là mở đầu thành công cho giới khoa học tiếp tục nghiên cứu về màu sắc mà mắt người có thể nhìn thấy được. Loske chỉ ra rằng Newton không tạo ra sơ đồ màu cho các nghệ sĩ, mà thay vào đó, là cung cấp một nền tảng kiến thức cho các nhà khoa học khác. Loske nói thêm: “Mọi người cần phải hiểu sơ đồ màu của Newton là sơ đồ màu dành cho ánh sáng. Nếu chúng ta muốn sử dụng nó trong thiết kế, chúng ta phải phát triển nó thêm.”


2. Bánh xe màu sắc của Moses Harris

Hình ảnh từ Steve Creffield, được cho phép bởi Alexandra Loske

Opticks của Newton được xuất bản năm 1704 là khởi đầu cho làn sóng phát triển mạnh mẽ về nghiên cứu màu sắc. Dựa vào đó, nhà côn trùng học Moses Harris đã xây dựng một sơ đồ màu khác mang tên “Bánh xe màu sắc”, cả nghệ sĩ và nhà khoa học đều có thể ứng dụng sơ đồ này trong việc giải thích và minh họa lại thế giới tự nhiên.

“Giáo sư Harris quan tâm đến nghiên cứu về côn trùng”, Loske giải thích. Để vẽ côn trùng, bạn cần 50 sắc thái màu nâu. Trong Opticks, Newton chỉ tập trung vào ánh sáng nhìn được bằng mắt thường chứ không phải màu của vật chất, như sắc tố, thậm chí không tính đến màu nâu. Vì vậy, Harris bắt đầu kết hợp các lý thuyết Newton với những gì ông quan sát được trong thế giới tự nhiên và kết tinh suy nghĩ của mình trong một cuốn sách nhỏ 10 trang mang tên The Natural System of Colours (tạm dịch: Hệ thống màu sắc tự nhiên) bao gồm các bánh xe màu được vẽ bằng tay mô tả 660 sắc thái. Ông công bố bánh xe màu đó trong một quyển sách nói về côn trùng của mình.

Các bánh xe của Harris dựa trên ba màu cơ bản (đỏ, vàng và xanh) được kết hợp để tạo ra các màu thứ cấp (cam, xanh lá cây và tím) và hỗn hợp của các màu này. Mặc dù sơ đồ Harris là một sản phẩm của thời kỳ Khai sáng nhưng nó lại được tạo ra cho các nghệ sĩ. “Đây là một trong những bảng màu phức tạp đầu tiên mà giới nghệ sĩ có được.”, Loske nói.“Bánh xe màu sắc là chìa khóa quan trọng giúp chúng ta khai mở thế giới lý tính của màu sắc. Bước tiếp theo chính là tìm hiểu khía cạnh cảm xúc của màu.”


3. Đốm màu của Mary Gartside

Ảnh của Clive Boursnell, quyền sử dụng của Alexandra Loske

Vào đầu thế kỷ 19, họa sĩ Mary Gartside đã xuất bản một cuốn sách ít được biết đến có tên An Essay on Light and Shade, on Colours, and on Composition in General (tạm dịch: Một tiểu luận tổng hợp về Ánh sáng và Bóng râm, về Màu sắc và Các tác phẩm). Cuốn sách dành cho các nữ sinh viên giàu có Gartside, những người có sở thích vẽ bằng màu nước.

Quyển sách của Gartside là một hướng dẫn rất thực tế mà cũng đầy tính nghệ thuật. Thay vì phác thảo lý thuyết màu sắc trong một vòng tròn hoặc một thang đo, cô ấy đã vẽ những đốm màu tự do để chỉ ra các sắc thái tương tác với nhau như thế nào. Kết quả là, cô có một tập hợp những đốm màu lộn xộn. Không có một lập luận khoa học nào được cô kết luận sau những đốm màu mặc dù cô đã tham khảo nghiên cứu từ cả Harris và Newton. Thay vào đó, cô tập trung vào việc hệ thống hóa cảm giác về màu sắc, một ý tưởng mà Loske nói là rất hiếm vào thời điểm đó. “Hãy để tâm trí mình tự do và chỉ tập trung vào những cảm giác mà màu sắc mang lại”, cô nói.


4. Thuyết tương phản màu sắc của Michel Eugène Chevreul

Hình ảnh từ Colour Reference Library, Royal College of Art

Nhà hóa học người Pháp Michel Eugène Chevreul là một trong những lý thuyết gia màu sắc nổi tiếng nhất lịch sử. Nếu bạn chưa từng nghe qua cái tên này, khả năng cao là bạn vẫn biết về công trình được ứng dụng của anh ấy. Năm 1839, Chevreul, giáo sư hóa học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris, đã xuất bản một cuốn sách có tên The Laws of Simultaneous Contrast of Color (tạm dịch: Định luật tương phản đồng thời của màu sắc). Trong cuốn sách, Chevreul đã giải thích một cách khoa học về lý do tại sao màu sắc trông sáng hơn hoặc buồn tẻ hơn tùy thuộc vào những màu sắc nó đứng cạnh. “Anh ấy ghi nhận những kết quả nếu bạn chọn sai màu trên bánh xe màu. Theo đó, chúng sẽ triệt tiêu lẫn nhau nếu bạn đặt chúng gần nhau và sẽ tương hỗ để sáng hơn nếu bạn đặt chúng đối diện.”, Loske nói.

Vào thời điểm đó, phát hiện của Chevreul là một đột phá, bởi lý thuyết này vượt xa những gì hiểu biết đang tồn tại. Logic đằng sau lý thuyết tương phản của ông đã được ứng dụng trong in ấn, dệt may và nó vẫn đúng cho đến ngày nay với màu sắc được thể hiện bằng kỹ thuật số. Lý thuyết này đánh dấu sự khởi đầu của việc sử dụng màu sắc công nghiệp hóa hơn với in thạch bản. Chevreul đã trình bày lý thuyết của mình trong một cuốn sách có nội dung trải dài từ các mô tả tuyến tính của phổ màu đến các dải màu sắc đồ họa đẹp mắt làm nổi bật cách các màu sắc khi tương tác với nhau. Nói cách khác, công việc của Chevreul là nền tảng cho các nhà lý thuyết màu sắc sau này cũng quan tâm đến tính tương tác của màu sắc, như Josef Albers là một ví dụ.

Nguồn: eyeondesign
Người dịch: Thùy Vân

Cùng tác giả

#Tag

lịch sử màu sắc lịch sử nghệ thuật lịch sử thiết kế lý thuyết màu sắc màu sắc vòng thuần sắc

iDesign Must-try

7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
Màu sắc là yếu tố thị giác tạo ra hiệu ứng mạnh nhất tới cảm xúc của chúng ta. Chúng ta sử dụng màu sắc để tạo ra tâm trạng…
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Trong thế giới của những người mắc hội chứng Synesthesia, các giác quan thường dược liên kết chặt chẽ với nhau. Dự án Synesthetic Letters của Dasha Pears và Jane…
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Có gì ở nghệ thuật truyền thống Kanban ở Nhật Bản? Vì sao nét đẹp này từng suýt bị quên lãng?
Khi Arts & Crafts của Anh gặp gỡ tranh in khắc gỗ ukiyo-e của Nhật Bản
Khi Arts & Crafts của Anh gặp gỡ tranh in khắc gỗ ukiyo-e của Nhật Bản
Những cú bắt tay giữa hai họa sĩ thuộc hai nền văn hóa khác nhau luôn đem lại những tác phẩm thú vị. Cùng tìm hiểu xem Frank Brangwyn và…