NTK Nguyễn Hoàng Tú và nỗi mê đắm với chất liệu
Những kỹ thuật ráp nối, chi tiết thủ công tinh tế hay kỹ thuật xử lý chất liệu mà anh sử dụng trong các thiết kế của mình đều để tôn lên vẻ đẹp của vải. Tự nhận mình bị ám ảnh bởi sự trong suốt, Nguyễn Hoàng Tú rất ưu ái organza. Nhưng không chỉ mỗi organza, tâm trí anh giống như một thư viện vải vóc khổng lồ, chỉ cần nhìn một tấm ảnh, xem một đoạn video cũng nhận ra thiết kế đó được làm từ chất liệu gì.
Hẹn gặp anh tại cửa hàng ở số 42 Trần Quốc Thảo, nơi trú ngụ của những mẫu thiết kế sinh ra từ tình yêu với vải, trong một không gian giàu tính phản chiếu với những mặt gương lắp đầy trên tường, anh đã dành cho tôi những chia sẻ tượng hình về tình yêu chất liệu của mình.
Những ý tưởng luôn xuất hiện và không bao giờ cạn kiệt. Cho dù là chiếc lá vàng rơi, cái ghế nhựa, hay một mẫu nilon cũng có thể sáng tác được. Tôi cũng không cố gắng đi tìm nguồn cảm hứng nào hết. Tôi chỉ sợ mình không được đi đây đi đó, vì năng lượng cần được trao đổi và bổ sung để làm cho những ý tưởng mạnh mẽ và thành hiện thực. Bằng cách tận hưởng khí hậu trong lành, không tiếng ồn, không khói bụi, tôi được cân bằng trở lại. Nguồn năng lượng từ thiên nhiên đối với tôi là quan trọng nhất. Trước khi đến một nơi, cần tìm ra cái mà mình thích nhất ở đó, ví dụ như thiên nhiên, con người, khí hậu. Nếu như có vải vóc thì càng tốt. Khi tôi biết nơi đó có vải tôi sẽ đến cho bằng được.
Tôi có thói quen sưu tầm vải, rồi kết hợp ý tưởng mạnh nhất của một thời điểm để đưa ra sự phù hợp, nghĩa là “đi từ chất liệu đến kiểu dáng”. Tôi thấy mình là một người tự do sáng tạo. Khi chạm vào tấm vải, tôi biết nó sẽ phù hợp với kiểu dáng nào. Có những người sẽ lấy cảm hứng từ một sự vật, sự việc nào đó để làm bộ sưu tập. Từ một cái gì đó quá mạnh mẽ của ý tưởng dẫn đến sự tìm kiếm chất liệu vải phù hợp. Tuy vậy, để giữ sự cân bằng khi muốn theo đuổi nghề, mỗi một khoảnh khắc bắt đầu một bộ sưu tập, tôi sẽ lựa chọn quy trình phù hợp nhất.
Tôi chưa bao giờ gặp trường hợp như vậy. Tôi chỉ bị việc kinh doanh làm phân tâm. Sẽ luôn có một tấm vải khiến tôi có cảm hứng. Khi tìm ra, hoặc xử lý được một tấm vải mới, tôi sẽ rất hào hứng, nhanh nhanh để nó thành hình. Đó là một sự tìm kiếm liên tục, không ngừng được. Tôi tìm kiếm trong tận hưởng chứ không phải cố gắng.
Organza, organza waterproof, linen, silk, taffeta, supper light taffeta, cotton fineness, wool, cashmere,… Phần lớn là lụa Việt. Phần còn lại phải nhập khẩu và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tôi muốn người Việt mình hiểu được giá trị của vải cũng như lựa chọn hợp lý để bảo vệ được sức khoẻ – môi trường và chất xám.
Tôi sử dụng đa dạng các loại vải. Tôi muốn mỗi bộ sưu tập mình tạo ra đều sử dụng chất liệu phù hợp. Nhưng có một loại vải tôi tự nhận mình hơi ưu ái đó là organza. Từ lúc bắt đầu tôi đã bị ám ảnh bởi những thứ trong suốt, và organza đến như một sự phù hợp. Rồi trong mỗi bộ sự tập đều có sự xuất hiện của em ấy. Mặt khác, vì em ấy cũng xuất thân từ người Việt.
Mỗi loại vải đều có giá trị của nó, dù đắt hay rẻ. Để vải phát huy được giá trị trong phạm vi nhất định thì vải sẽ đẹp nhất. Ở đây tôi muốn nhắc đến ý niệm về một sản phẩm đắt giá. Sản phẩm sẽ trở nên đắt giá khi vải được phát huy đúng giá trị, đường may chỉn chu, sử dụng kỹ thuật phù hợp. Đâu phải ai cũng có thể mua vải đắt tiền. Vải đắt tiền với tôi là một lựa chọn.
Tôi sẽ soạn lại một loạt các tính chất vật lý và hoá học của vật chất trên trái đất.
Thư viện này hiện đang nằm trong bộ não tôi hết thảy. Giờ tôi nhìn một tấm ảnh hoặc một video ngắn có thể đoán gần như chính xác tên và gần đúng thành phần, nguyên liệu của loại vải ấy. Còn nơi lưu trữ thật sự các bạn có thể hình dung như một phần của chợ vải.
- Organza silk: Trong suốt, nhẹ.
- Cotton fineness: Như giấy, nhẹ, chắc, bề mặt nhăn tuyệt vời.
- Taffeta Italia: Như giấy, nhẹ, chắc, gãy, nhăn tuyệt vời, hơi ánh.
- Wool: ấm, ráp/mịn.
- Cotton/silk: nhẹ, mát.
Ngạc nhiên, yêu thích, thắc mắc, sở hữu.
Rất hiếm người hiểu và hầu như hiểu chưa đúng về vải vóc. Chúng ta có thể gọi tên dễ dàng cotton, lụa, tuyết mưa, nữ hoàng, bố…. nhưng sẽ ít người tự hỏi vì sao chúng có tên như thế; thành phần cấu tạo, tính chất vật lý như thế nào…?
Nếu nhận thức về vải vóc tốt hơn, hiểu được tính chất của vải thì sẽ biết cách sử dụng cho phù hợp với môi trường hơn. Hơn nữa, khi người tiêu dùng quan tâm đến chuyện nguồn gốc xuất xứ có rõ ràng không, nhân công làm ra có bị bóc lột hay không, có bị lạm dụng nguồn nước để sản xuất hay không… sẽ tạo thành một vòng tuần hoàn, thúc đẩy cả người tiêu cùng với người sản xuất sửa lỗi trong quá trình sản xuất.
Đối với những người am hiểu về thời trang trên thế giới, họ sẽ kiểm tra xem thương hiệu đó có bóc lột nhân công hay không, cùng những tiêu chí khác. Tôi cũng đang cố gắng đem thói quen này về cho người Việt. Tôi chưa tìm được cách truyền tải cho số đông. Tôi chỉ mới nói được với khách hàng của mình và mong mong họ sẽ truyền đạt đến những người khác.
Tôi thấy may mắn khi hiểu và biết mình mặc những gì, công dụng như thế nào. Tôi thấy khổ thứ nhất là vì còn nhiều thứ mình chưa biết và mong muốn được học hỏi, thấy khổ thứ hai là mất rất nhiều thời gian để chia sẻ và truyền đạt câu chuyện chất liệu đến nhiều người.
Không có. Chỉ có loại vải tôi chưa được biết hoặc học hỏi về nó. Vì tôi sẽ tìm cách sở hữu loại vải mà tôi muốn.
Tôi chắn chắn sẽ làm, bắt đầu từ những nguyên liệu thô mộc nhất. Tôi đang từng bước làm điều này bằng việc biến tấu những chất liệu có sẵn qua việc xử lý chất liệu.
Cách xử lý chất liệu đặc trưng của tôi là xử lý một màu trên một màu, tôi không thích làm nổi bật cách xử lý đó lên. Phong cách của tôi là monogram. Trước khi xử lý tôi phải tìm hiểu kỹ về vải. Tôi hay xử lý vải Việt Nam bởi nó yếu hơn vải nước ngoài, chất lượng và độ tinh khiết không tốt bằng. (Độ tinh khiết không tốt bằng có nghĩa là dùng ít nước, mà điều này lại đỡ tác động đến môi trường).
Tấm vải đầu tiên xử lý chất liệu, tấm vải hình chữ nhật được may ly mà thành. – NHT
Cách thứ nhất là vải thừa trong xưởng tôi đều để lại, để ứng dụng kỹ thuật vá vải cho những mùa sau. Cách thứ hai là tìm ra những kiểu rập ít cắt nhất, ít cắt thì sẽ ít thải ra. Bộ sưu tập mới nhất Spring Summer 2020 có những chiếc đầm được làm từ những mảnh vải hình chữ nhật thôi. May li và xếp theo đường nét cơ thể để tạo phom dáng thì hoàn toàn không có vải thừa.
Thị trường vải Việt Nam chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ cho người làm nghề cao cấp, do yêu cầu dành cho vải vóc chưa cao. Tơ tằm, tơ lụa với nhiều người là một chất liệu dễ nhăn, cầu kỳ trong cách giặt và bảo quản, họ sẽ để qua một bên. Thị trường cũng thích những chất liệu sặc sỡ. Tôi thì không theo đuổi những giá trị đó, tôi tìm về những giá trị nguyên bản nhất.
Việt Nam cũng có nhiều loại vải truyền thống thủ công như đũi, tơ tằm, lanh thô (bố lanh), cotton. Tôi có đi Vạn Phúc, hiện chỉ còn 1 – 2 nhà còn giữ nghề thôi. Vải truyền thống Việt Nam có giá cao, khó bảo quản. Điều này cũng khiến cho các làng nghề vải truyền thống khó phát triển được.
Giấy như vải – vải như giấy hoặc vải như nước.
Bạn nên tạo cho mình sự thích thú quan sát chất liệu trước. Sau đó dành giời gian giải phẩu từng thắc mắc một. Hãy tìm đến những tài liệu tiếng Anh vì ở Việt Nam chưa có tài liệu nào chính thống viết về vải.
Người thực hiện: Teo Non
Toàn bộ chú thích ảnh đều của Nguyễn Hoàng Tú
Ảnh do nhân vật cung cấp
Thiết kế: Tuyết Nhi