Những nữ nghệ sĩ thời Victoria ở Anh đã nâng tầm photography bằng cách nào?
Bị “cách ly” khỏi dòng chảy nghệ thuật thế giới, các nữ nghệ sĩ thường đi tìm tiếng nói của riêng mình bằng các phương tiện mới. Ví dụ, nghệ thuật biểu diễn, đã mang đến cho Yoko Ono, Diane Torr, và Valie Export cơ hội tạo ra một hình thức nghệ thuật mới với chính cơ thể họ, không bị cản trở bởi chủ trương ôn hòa nam giới như vẽ tranh và điêu khắc. Khi các nữ nghệ sĩ bắt đầu ghi lại các buổi biểu diễn, họ đã thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật quay video.
Ở thế kỷ 19, khi nhiếp ảnh không được xem là một ngành nghệ thuật, đây trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho những người phụ nữ thời đó đánh dấu tên tuổi. Clarence Moore đã viết trong một bài báo của Cosmopolitan năm 1893 rằng: “Không giống như súng, vợt và mái chèo, với máy ảnh, phụ nữ có thể cạnh tranh với đàn ông một cách bình đẳng”. Nghề nhiếp ảnh không yêu cầu đào tạo học thuật; về mặt lý thuyết, bạn có thể học từ sách. Những người phụ nữ đã tìm thấy một hình thức nghệ thuật mà họ có thể gắn bó. Kết quả là họ đã tìm ra chân lý của đời mình – nhiếp ảnh – môn nghệ thuật được sáng tạo bởi nhiều người đàn ông cùng thời đại.
Ví như Lady Clementina Hawarden (1822–1865), với cuộc sống “giam cầm” chỉ quanh quẩn ở nhà như những người phụ nữ khác cùng thời, bà đã biến sự giam cầm này thành sức mạnh qua việc chụp lại những hình ảnh thân mật trong cuộc sống hàng ngày của gia đình. Hawarden đã kết hôn với một trong những người giàu nhất nước Anh và có tám người con, những đứa trẻ xuất hiện trong hàng trăm bức ảnh. Khi bà qua đời, một trong những người con đã để lại 775 bức ảnh cho Bảo tàng Victoria và Albert – Luân Đôn, hầu hết các bức ảnh đều chụp họ, cũng như những bức tường đầy sao và bàn gỗ khảm xà cừ. Những “nghiên cứu” không tên không tuổi này đã mở ra cả một thế giới giải trí và cung cấp những nét chân dung chân thực nhất về thời niên thiếu của bà.
Trong thời đại Victoria, nơi thời thơ ấu được “tôn sùng” còn tuổi vị thành niên hầu như không tồn tại; thì các tác phẩm về thời niên thiếu cũng không được “tạo ra” trong hàng thế kỷ. Nhưng Hawarden – người sở hữu bộ sưu tập hình ảnh đương đại – đã chú ý lột tả nét vô hồn, u ám của thời thiếu niên. Hình ảnh những đứa con gái của bà diện quần áo rồi lại thay quần áo. Họ chờ đợi tuổi trưởng thành. Chủ yếu là họ chỉ ngồi và trầm ngâm. Nổi bật trong bức chân dung của Hawarden là những sự vu vơ giàu trí tưởng tượng.
Hawarden đã trưng bày những tác phẩm của mình ở hai buổi triển lãm hội nhiếp ảnh Luân Đôn nhưng những bức ảnh đó không bao giờ được xuất bản. Mặc dù vậy, vào năm 1863, tờ báo The Photographic News đã khẳng định rằng “mọi nhiếp ảnh gia chân dung đều sở hữu và nghiên cứu” các bức ảnh tuyệt vời của bà. Ảnh hưởng của chúng đối với các nhiếp ảnh gia thời đại đó – trước khi biến mất vào quyển album gia đình trong gần một thế kỷ – là không rõ, mặc dù một số nhà phê bình tin rằng chúng đã truyền cảm hứng cho bức tranh “Symphony in White” (Bản hoà âm trong trẻo) nổi tiếng của James Abbot McNeill Whistler.
Ngày nay, các tác phẩm của Hawarden thường được so sánh với các tác phẩm nghệ thuật của Sally Mann. Những bức tranh về các cô con gái của Hawarden thường đa chiều hơn so với những đứa trẻ cùng thời Victoria khác – có một chút táo bạo hơn. Những sắc thái mơ hồ, gợi tình cũng khiến chúng trở nên thu hút một cách kỳ lạ, kích thích sự quan tâm của người xem đối với các tác phẩm của Hawarden.
Một nhiếp ảnh gia tiên phong trong thế kỷ 19 khác là Julia Margaret Cameron (1815–1879), người được tặng chiếc máy ảnh đầu tiên ở tuổi 48, đã cứu bà thoát khỏi sự u sầu khi chồng bà đang điều tra vụ mùa cà phê thất bại ở Sri Lanka. Lúc đó, Cameron chỉ là một người thợ phụ kiện tuyệt vời, bà chính là người đã phối phụ kiện cho những nhân vật quý tộc (bao gồm nhà thơ và họa sĩ Dante Gabriel Rossetti, tác giả Charles Dickens và William Makepeace Thackeray) khi họ đến tiệm của bà và em gái, Sarah Prinsep, hợp tác mở tại Luân Đôn. Tuy nhiên, Cameron đã trở thành một trong những nhiếp ảnh gia vĩ đại nhất mọi thời đại – chắc chắn là một trong những nghệ sĩ Anh vĩ đại nhất thế kỷ — và cho ra đời bộ ảnh tuyệt vời của nhà thơ Alfred Tennyson, người hàng xóm của cô.
Cameron mang trong mình dòng máu nghệ thuật và là một người cầu toàn, có niềm tin mãnh liệt trong công việc, bà không quan tâm đến những lời chỉ trích, điều khiến những nghệ sĩ nam đương thời tức giận. Cameron thích sử dụng những ống kính yêu cầu thời gian phơi sáng lâu, và đặc trưng lấy nét mềm (soft-focus) do các đối tượng mẫu thường di chuyển. Bà “đã chơi loại ống kính “dỏm” để không cho ra tấm ảnh quá sắc nét, dường như vẻ ngoài của chúng thường rất đặc biệt nhưng chất lượng ảnh lại không cao”, Beaumont Newhall viết trong “Lịch sử nhiếp ảnh: Từ năm 1839 đến nay“.
Không giống như Oscar Rejlander, Henry Peach Robinson, và Carroll – những người luôn đánh giá cao kỹ thuật đổ bóng và tính nhất quán trong màu sắc -Cameron không bao giờ thay đổi phong cách ảnh của mình. Bà thích hình nhiễu, hình chụp qua lỗ kim, và các hình màu kiểu cổ. Nghệ thuật của bà là sự mô tả “nét hỗn độn của cuộc sống” qua từng khung ảnh; thậm chí còn tính thêm tiền cho những tác phẩm ghi lại hình ảnh nạn nhân của những tai nạn độc nhất vô nhị. Trong khi bức tranh của thời kì Pre-Raphaelite đã “tô điểm” cho các quảng cáo xà phòng của thời kỳ này, thì nghệ thuật của Cameron lại hướng tới chủ nghĩa ấn tượng Pháp cả về mặt vẻ bề ngoài lẫn lý thuyết, với trải nghiệm chủ quan của người nghệ sĩ trong việc trực tiếp định hình đối tượng ảnh.
Cameron có thể được xem là một nhiếp ảnh gia quyết liệt khi trong thời gian đó, nhiếp ảnh vẫn còn ở giai đoạn trứng nước và không ai nghĩ đến việc đi ngược lại những quy tắc chụp ảnh cơ bản. Nhưng bà đã làm thế, đã làm khác đi những cách nghĩ thông thường về “nhiếp ảnh” và tạo nên điều tuyệt vời. Giống như những người “quyết liệt” khác, không nhiều người hoàn toàn thấu hiểu bà.
Thế hệ sau đó, Zaida Ben-Yusuf (1869–1933), một nhiếp ảnh gia người Anh lai hai dòng máu Angiêri và Đức, đã chuyển đến New York năm 1895 với tinh thần Cameron. Từ phòng tranh “Fifth Avenue” (Đại lộ số 5), Ben-Yusuf trở thành một trong những nhiếp ảnh gia “đắt giá” nhất thành phố. Giống như Cameron, những bức ảnh chân dung của bà đều toát lên nét sáng tạo và thần thái riêng: truyền tải được nội dung của chủ thể chứ không chỉ là một bức ảnh đơn thuần. Ben-Yusuf thậm chí còn nhận ra chân lý mà Cameron đã ấp ủ bấy lâu: Tạo ra nghệ thuật và tự hỗ trợ bản thân mình để làm điều đó.
Là một người phụ nữ da màu với cuộc sống khốn khó, không ổn định ở Anh, khi Ben-Yusuf qua Mỹ, bà đi với tư cách là công nhân nhà máy xay xát. Bà có chia sẻ với nhà phê bình Sadakichi Hartmann năm 1899 rằng: tham vọng của bà là trở thành “Cameron của nước Mỹ” bằng cách chụp ảnh càng nhiều nhân vật quý tộc càng tốt. Mẫu ảnh lừng lẫy một thời của bà bao gồm tiểu thuyết gia Edith Wharton và Theodore Roosevelt, trước khi ông trở thành tổng thống.
Ben-Yusuf cũng là một trong những người phụ nữ đầu tiên tự chụp mình, bà đã chụp được 10 bức chân dung, bắt đầu với “Chân dung của Cô Ben-Yusuf (1898)“. Vào thời điểm đó, không nhiều người làm điều này – chỉ có Alfred Stieglitz, đã nhờ các nhiếp ảnh gia khác chụp hình mình. Ben-Yusuf là người mở màn cho selfie ư? Có thể là một trường hợp.
Những người phụ nữ trên, trong số vô vàn những người khác, đã tạo ra những tác phẩm đáng kinh ngạc trong khoảng thời gian ngắn. Cameron hoạt động như một nhiếp ảnh gia chỉ trong 12 năm, trước khi gia đình cô rời khỏi nước Anh, và sau đó cô giải nghệ; Hawarden chết trẻ; còn Ben-Yusuf đóng cửa tiệm trước sinh nhật lần thứ 40 của bà. Tuy nhiên, họ đã thay đổi cách mà các nhiếp ảnh gia – và thậm chí cả các họa sĩ tương lai – nhìn vào chủ thể của ảnh.
Nhiếp ảnh là một trong số ít các đấu trường mà người phụ nữ có thể tạo ra sự “đổi mới”, và họ cũng sử dụng phương tiện này để thể hiện quan điểm độc đáo và đầy sắc thái của mình về thế giới.
Tác giả: Jonathan Mcaloon
Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn: artsy