Weishan Hu nhìn nhận bản sắc Trung Hoa qua góc nhìn văn hóa mới mẻ
Nhắm ống kính của mình vào xã hội đương đại Trung Quốc, nhiếp ảnh gia sống tại London Weishan Hu mong muốn thể nghiệm sự khác biệt giữa các thế hệ, thẩm mỹ và gu thưởng thức.
Trong portfolio của cô, bạn sẽ tìm thấy nhiều đơn đặt hàng cho các ấn phẩm như Sicky Mag, Punkt magazine, Nylon Japan và nhiều chiến dịch thời trang khác – nơi những chủ thể được ăn diện lộng lẫy, trang điểm với nhiều dụng cụ đa dạng trước phông nền in hoa văn truyền thống. Các bức ảnh vô cùng đa dạng, đậm đà tính kể và toát lên nét thẩm mỹ mới mà ở đó, tầm nhìn của người nghệ sĩ chiếu rọi vào thế giới một cách đầy nội lực.
Mặc dù tất cả đều diễn ra tự nhiên đằng sau camera, Weishan thừa nhận rằng nhiếp ảnh không hẳn là lựa chọn nghề nghiệp đầu tiên của cô. “Thú thật, năm đầu đại học tôi luôn muốn trở thành nhà thiết kế thời trang trong tương lai”, cô kể. “Nhưng sau đó tôi sớm nhận thấy mình thích tạo ra mối tương tác và kể chuyện bằng những nhân vật thú vị, thay vì dành nhiều giờ đồng hồ tại xưởng may quần áo”. Thời gian ngắn sau khi chọn nhiếp ảnh là con đường mình muốn đi, Weishan bắt đầu chụp ảnh mọi người xung quanh và tạo ra những bức ảnh kinh phí thấp với bạn của cô.
Khi nói về cảm hứng của mình, Weishan giải thích về cách cô thu nhận những trải nghiệm quá khứ: “Tôi có những kỷ niệm thời thơ ấu rất đẹp và mộng mơ khi lớn lên trong thời kỳ tái định hình hậu kinh tế ở Trung Quốc”, cô nói. “Trong thời gian này, đất nước đang trải qua những thay đổi to lớn mà nền văn hoá bản địa và thời trang luôn bị dội bom liên tục bởi những nét văn hoá Tây phương, và mọi người luôn có một thái độ cởi mở, tò mò đối với những thứ mới”.
Cách tiếp cận phản chiếu xã hội này có thể được thấy trong dự án gần đây của cô dành cho Punkt magazine, một loạt những bức ảnh tái hiện sự phân loại văn hoá, đặc biệt trong bối cảnh Trung Hoa. “Ý nghĩa đối lập của 雅’ và ‘俗’ trong bối cảnh văn hoá Trung Quốc rất gần với Avant-garde và Kistch được bàn luận bởi Clement Greenberg – cả hai ý tưởng đều cố gắng để hiểu và thể nghiệm qua những giả thuyết tương đối”, cô nói. “Tuy nhiên, tôi cảm thấy cách phân loại văn hoá, gu thưởng thức và phong cách có phần hơi cổ hủ, đặc biệt là trong xã hội Trung Quốc hậu hiện đại nơi chủ nghĩa thẩm mỹ đang trở nên vô cùng đa dạng và linh hoạt”.
Dự án này đã nhận phải nhiều ý kiến trái chiều sau khi ra mắt. Một vài người nói rằng các bức ảnh “tái hiện Trung Quốc trong một cách cũ kỹ, lạc hậu và thậm chí là xấu xí”, trong khi nhiều người “cảm thấy bị đả kích bởi những vật dụng thời trang – như mặt nạ với hình in kinh kịch Trung Quốc”, Weishan nói. “Tôi nghĩ rằng vài khán giả Trung Quốc thường quen với việc nhìn thấy hình chụp thời trang thể hiện bản sắc Trung Hoa và văn hoá một cách văn thơ và hiện đại.” Bằng cách sử dụng nhiếp ảnh như một ngôn ngữ để nói chuyện với người xem, Weishan nhắm đến mục tiêu phá vỡ những quy chuẩn hình ảnh này với sự trân trọng vô cùng, truyền tải một góc nhìn khác biệt và hậu hiện đại về một nền văn hoá không hẳn bằng phẳng như người ta vẫn nghĩ.
Nguồn: It’s Nice That