Katsushika Oi - Người con gái tài năng đằng sau tác phẩm của Hokusai

Katsushika Hokusai nổi tiếng với nhiều bức tranh phong cảnh nổi tiếng, nhưng ít ai biết rằng con gái ông cũng là một họa sĩ có sự ảnh hưởng không kém.

Khác với người cha của mình, Katsushika Oi không có nhiều tác phẩm còn được lưu giữ lại. Chưa kể những thông tin về cuộc đời của cô cũng không có nhiều, tuy nhiên, người ta tin rằng cô là người đứng sau giúp đỡ cha mình thực hiện nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Tiểu sử về Katsushika Oi (khoảng 1800-1866)

Mặc dù di sản nghệ thuật của Hokusai được rất nhiều người biết đến, nhưng các thế hệ gia đình ông thì không. Các nhà sử học cho rằng cô con gái Katsushika Oi sinh vào khoảng năm 1800. Đây là người con của cuộc hôn nhân thứ hai của Hokusai, cô cũng có một anh trai và một chị gái, cộng thêm một anh trai và hai người chị gái của cuộc hôn nhân đầu tiên.

Nữ diễn viên Aoi Miyazaki vào vai Katsushika Oi trong bộ phim tài liệu Kurara: The Dazzling Life of Hokusai’s Daughter (2017)

Người ta nói rằng tên ‘Oi’ đôi khi được viết là ‘Oei’, và còn được gọi là Eijo (お い), tiếng Nhật có nghĩa là ‘này’ khi gọi ai đó. Mà một số nhà sử học cho rằng đây là cách mà Hokusai gọi con gái mình. Cách gọi ‘Oi’ trong tiếng Nhật khi đó giống như bây giờ, vừa thân mật và vừa có phần thiếu lịch sự. Cách gọi này có thể thấy mối quan hệ cha con rất tốt và củng cố cho mối quan hệ cộng sự của hai cha con trong tương lai.

Sự nghiệp của cô bị lu mờ bởi cái bóng của cha mình là một điều không thể tránh khỏi, nhưng cô chấp nhận điều này như là bổn phận làm con. Vì khi Hokusai về già, cô đã giúp đỡ và làm phụ tá cho cha mình trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, Hokusai lại là người đầu tiên thừa nhận tài năng nghệ thuật của con gái có phần vượt trội hơn ông. Ông từng nói rằng:

“Khi nói đến những bức tranh về vẻ đẹp phụ nữ, tôi không thể so bằng con gái mình. Nó là đứa rất tài năng và là chuyên gia trong các khía cạnh kỹ thuật của hội họa.” Trích lời Hokusai khen ngợi con gái.

Hokusai là người đầu tiên thừa nhận tài năng xuất chúng của con gái.
Ảnh trích từ phim tài liệu Kurara: The Dazzling Life of Hokusai’s Daughter (2017)
Oi hơn cha mình trong việc thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ.

Một trong những họa sĩ ukiyo-e huyền thoại Keisai Eisen (1790–1848) cũng từng hết lời ca ngợi Oi, nói rằng: “Cô ấy rất giỏi vẽ, và sẽ trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp cũng như nổi tiếng giống cha mình.”

Katsushika Oi từng có một cuộc hôn nhân với họa sĩ đồng nghiệp, nhưng cả hai đã ly hôn sau khi có những bất đồng nghệ thuật. Kể từ đó cô tập trung làm việc với cha mình, cả hai cha con nổi tiếng say mê công việc đến mức không quan tâm điều gì khác. Người ta nói rằng hai người không bao giờ nấu ăn hay dọn dẹp, chỉ cần nơi làm việc trở nên lộn xộn là họ sẽ chuyển nơi khác để vẽ tiếp.

Hai cha con vô cùng say mê trong công việc nghệ thuật.
Ảnh trích từ phim tài liệu Kurara: The Dazzling Life of Hokusai’s Daughter (2017)

Vào lúc Hokusai đến giai đoạn cuối đời và mắc chứng bại liệt, đây là giai đoạn mà Oi luôn túc trực cạnh cha mình và các tác phẩm vào giai đoạn này đã không được tiết lộ. Chỉ có khoảng 10 bức tranh rõ ràng nét vẽ của Oi, nhưng nhiều người cho rằng cô đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều trong cuộc đời và sự nghiệp của Hokusai hơn với những gì người đời biết. Sau khi cha cô qua đời, cô dường như cũng biến mất khỏi công chúng và nhiều giả thiết đã đưa ra về chuyện này.

Những tác phẩm tiêu biểu của Katsushika Oi

Vì không có nhiều tác phẩm của Oi được lưu giữ được nên rất khó để có cái nhìn toàn diện và trực quan về cuộc đời nghệ thuật của cô. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có được một số thông tin bên lề về các tác phẩm nhất định của cô.

Bức tranh “Hoa Đà phẫu thuật cánh tay Quan Vũ” (khoảng những năm 1840)

Được vẽ vào khoảng giữa những năm 1800, tác phẩm sống động này có tên “Hoa Đà phẫu thuật cánh tay của Quan Vũ” dựa trên một sự kiện nổi tiếng của lịch sử Tam Quốc Chí. Đây là một tác phẩm cực kỳ chi tiết và rất phóng khoáng với những màu sắc, có thể thấy Oi đã bỏ rất nhiều công sức trong việc thực hiện

Tác phẩm “Phòng trưng bày ban đêm tại Yoshiwara” (khoảng những năm 1840)

Kỹ năng bậc thầy của cô được thể hiện rõ qua tác phẩm “Phòng trưng bày ban đêm tại Yoshiwara.” Đây là tác phẩm mô tả về các khu nhà thổ cũ của Nhật Bản. Dựa trên những cuộc đời bị che khuất của các cung nữ Nhật Bản xưa, Oi đã vẽ những người phụ nữ này theo phong cách nghệ thuật bị che đi giống vậy. Người xem cũng đủ để biết công việc của các cô gái là gì, nhưng họ cũng không biết gì hơn điều đó.

Tác phẩm “Ba người phụ nữ đang chơi nhạc” (1850).

“Ba người phụ nữ đang chơi nhạc” là một ví dụ tuyệt vời khác về khả năng vẽ vẻ đẹp phụ nữ mà cha cô đã khen ngợi. Không bị ràng buộc bởi các chuẩn mực nghệ thuật, cô đã vẽ người phụ nữ trung tâm theo bố cục quay lưng lại với người xem, đây là một mô típ nghệ thuật rất khác thường.

Tác phẩm “Hoa anh đào vào ban đêm” (1850)

Bức “Hoa anh đào vào ban đêm” thể hiện một sự tiến bộ trong sự nghiệp của Oi trong việc sử dụng các họa tiết đặc trưng của Nhật Bản và áp dụng chúng dưới một ánh sáng khác. Giống như các geishas và nhạc công shamisen ở hai tác phẩm trên, cô cũng dùng một hình ảnh nổi tiếng trong nghệ thuật Nhật Bản là hoa anh đào và ẩn chúng trong bóng tối. Điều đó khiến người xem đặt câu hỏi liệu vẻ đẹp của hình ảnh có nằm ở việc nó được che khuất, hay còn một thông điệp nào khác của nữ họa sĩ?

Cuộn tranh “Người đẹp giặt đồ dưới ánh trăng” (1850)

Cuộn tranh “Người đẹp giặt đồ dưới ánh trăng” là một tác phẩm trang nhã theo phong cách bijin-ga (tranh vẽ những người phụ nữ xinh đẹp). Chúng ta có thể thấy khả năng kỳ lạ của Oi trong việc sử dụng màu khối đậm để thu hút ánh nhìn của người xem. Việc sử dụng bóng mờ tối hơn cho ánh trăng ở trên cùng giúp bức tranh không có cảm giác bị mất cân bằng.

Một bản in được thực hiện bởi hai cha con.

Mặc dù có nhiều ghi chép rằng hai cha con đã thực hiện nhiều tác phẩm cùng nhau, nhưng đây là tác phẩm duy nhất được tìm thấy là có dấu ấn cha-con trong một bức vẽ. Một cuộn tranh thể hiện sự hài hòa về nghệ thuật của hai cha con, Oi vẽ hoa bên ngoài và Hokusai vẽ phần giữa.

Có thể thấy tài năng của Katsushika Oi là không hề thua kém cha mình, đặc biệt trong việc miêu tả vẻ đẹp phụ nữ, trong khi đó cha cô lại là bậc thầy về vẽ phong cảnh.

Biên tập: Navi Nguyễn

Cùng tác giả

#Tag

Heirstory Họa sĩ Nhật Bản TK 20 hội họa Nhật Bản Japanese artist Katsushika Hokusai Katsushika Oi lịch sử mỹ thuật ukiyo-e

iDesign Must-try

Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Yoshitomo Nara sinh năm 1959 tại Aomori, là một trong những nghệ sĩ đương đại nổi tiếng nhất Nhật Bản. Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật và âm nhạc…
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Những nụ cười tỏa nắng của bông hoa nhỏ hồn nhiên đã được Saki ghi lại hoàn hảo, cảm giác chân thực đến người xem cũng đã không ít lần…
Hiroyuki Doi: ‘Bằng cách vẽ vòng tròn, tôi cảm thấy mình đang sống và hiện hữu trong vũ trụ.’
Hiroyuki Doi: ‘Bằng cách vẽ vòng tròn, tôi cảm thấy mình đang sống và hiện hữu trong vũ trụ.’
Hình tròn trong tác phẩm của Hiroyuki Doi ẩn chứa điều gì? Vì sao ông lại vẽ hình tròn cả đời mình?
Paul Binnie và những bức tranh ukiyo-e theo phong cách phương Tây
Paul Binnie và những bức tranh ukiyo-e theo phong cách phương Tây
Khám phá những bức tranh in khắc gỗ của Paul Binnie kết hợp với hội họa ukiyo-e của Nhật Bản.
/meo meo/ Câu chuyện đằng sau những bức tranh mèo độc đáo của Utagawa Kuniyoshi
/meo meo/ Câu chuyện đằng sau những bức tranh mèo độc đáo của Utagawa Kuniyoshi
Hình ảnh của loài mèo trong hội họa có ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu về Utagwa Kuniyoshi, vị họa sĩ có phong cách vẽ mèo độc đáo của Nhật…
Art Brut ở Nhật Bản: Tiếp tục phát triển theo dòng chảy riêng
Art Brut ở Nhật Bản: Tiếp tục phát triển theo dòng chảy riêng
Vì sao người ta dần bị quan tâm đến Art Brut? Xu hướng nghệ thuật này có gì thú vị tại Nhật Bản?