Black Beauty: Khi nhiếp ảnh đại diện cho bản sắc của cộng đồng người da đen

Khi tuần lễ thời trang đến gần, chúng tôi muốn đem đến cho người đọc thêm một góc nhìn về những người trẻ tuổi với công việc lưu giữ hình ảnh, mở ra lăng kính rộng hơn về cuộc sống của những người da đen, trong tất cả sự đa dạng của chính đối tượng này.

Nyaueth Riam, chụp bởi nhiếp ảnh gia người Anh-Nigeria – Ruth Ossai – ở London, 2017.
Studio chụp chân dung đầy sống động của Ossai là một phần trong quyển “The New Black Vanguard.”
Nguồn: Ruth Ossai; thông qua Aperture

Bài viết bởi Antwaun Sargent / xuất bản ngày 5.9/2019

Antwaun Sargent chỉnh sửa bài viết này từ quyển sách mới của anh, “The New Black Vanguard: Photography Between Art and Fashion,”sẽ được xuất bản vào tháng 10 bởi Aperture.


Năm 2018, Vogue Mỹ đã xuất bản hai trang bìa có biểu tượng toàn cầu Beyoncé trong số tháng 9. Mặc dù đây là lần thứ tư cô đứng trước ống kính cho tờ báo, đây lại là lần chụp gây chú ý trên khắp thế giới: Lần đầu tiên trong lịch sử của tạp chí này, một nhiếp ảnh gia người da đen, Tyler Mitchell, được giao nhiệm vụ thiết kế bìa báo.

Trên trang bìa, Beyoncé đem đến nét dịu dàng thoáng qua cùng không khí hiện đại trong chiếc váy Gucci xù trắng và mũ hoa Rebel Rebel; trên trang bìa khác, cô đứng giữa thiên nhiên, mặc một chiếc váy Alexander McQueen với màu sắc đại diện của chủ nghĩa Pan-Phi, mái tóc tết thành búi. Ánh mắt của cô ấy tự tin, là biểu tượng của tình mẫu tử, sắc đẹp và niềm tự hào.

*Chủ nghĩa Pan-Phi (Pan-Africanism) là một phong trào trên toàn thế giới nhằm khuyến khích và tăng cường tính đoàn kết giữa các nhóm dân tộc bản địa và di cư của người gốc Phi.

“Lan tỏa vẻ đẹp của người da màu là một hành động công lý”

Mitchell cho hay.
Anh chỉ mới 23 tuổi khi những bức ảnh được công bố.

Đối với Mitchell, chân dung của Beyoncé – một trong số đó gần đây đã được Phòng trưng bày chân dung quốc gia của Smithsonian mua lại – gợi mối quan tâm rộng lớn hơn để tạo ra ‘những bức ảnh có chứa yếu tố tự truyện nhất định‘. Mitchell hiện tại 25 tuổi, lớn lên tại Atlanta và bị mê hoặc bởi các hình ảnh nghệ thuật và thời trang mà anh biết qua Tumblr. “Thời trang đã luôn là một thứ xa vời đối với tôi“, anh nói.

Những hình ảnh của anh gợi lên thứ mà anh tự xưng là ‘black utopia‘ – nó như một bức điện báo reo vang, gọi lên hình ảnh người da đen đã lâu không tồn tại trong trí tưởng tượng của công chúng.


Mitchell là một phần của nhóm tiên phong các nhiếp ảnh gia da đen trẻ tuổi, bao gồm Daniel Obasi, Adrienne Raquel, Micaiah Carter, Nadine Ijewere, Renell MedranoDana Scruggs. Họ là những người đang làm việc để mở rộng hình ảnh đại diện cho cuộc sống của những người da đen trên khắp thế giới – hay nói cách khác, để nới rộng quan điểm về cộng đồng người da đen với tất cả sự đa dạng sắc tộc. Trong quá trình đó, họ đang thách thức một nền văn hóa đương đại vẫn dựa vào những khuôn mẫu quỷ quyệt trong cách mô tả về cuộc sống cộng đồng ấy.

Các tác phẩm chân dung sống động và hình ảnh mang tính khái niệm của những nghệ sĩ này hợp nhất các thể loại nghệ thuật và nhiếp ảnh thời trang bằng cách cách phá vỡ ranh giới đã tồn tại lâu dài. Chúng được thấy rộng rãi trên các tạp chí truyền thống về lối sống, các chiến dịch quảng cáo hay bảo tàng.

Nhưng vì lịch sử đã loại trừ các tác phẩm của người da đen khỏi trang thời trang chính thống và sự bảo thủ của những phòng trưng bày, nhiều nghệ sĩ đang phải tự quản lý các buổi triển lãm của riêng họ, tự triển khai các trang zine và trang web của riêng mình, sử dụng nền tảng truyền thông xã hội để thu hút trực tiếp với lượt theo dõi đang ngày càng gia tăng. Người bình luận là những cá nhân cho rằng mỗi bức ảnh của nghệ sĩ cộng đồng này phản ánh mạnh mẽ cuộc sống của chính họ.


Vào năm 2015, nhiếp ảnh gia người Nam Phi Jamal Nxedlana, 34 tuổi, đồng sáng lập Bubblegum Club, một nền tảng xuất bản với sứ mệnh tập hợp những tiếng nói bên lề và khác biệt ở Nam Phi, và để “xây dựng niềm tin về trí tuệ tài năng trong mảng âm nhạc, nghệ thuật và thời trang“. Hình ảnh mang tính Afrosurrealism của ông minh họa cho biết bao câu chuyện của các nghệ sĩ trẻ trong khắp cộng đồng người châu Phi. Anh xem công việc của mình như một hình thức của hoạt động thị giác đang tìm cách thách thức “quan điểm cho rằng người da đen đều như nhau.”

Hoạt động của họ được xây dựng dựa trên lịch sử lâu dài của chân dung nhiếp ảnh người da đen, có từ sự ra đời của phương tiện thị giác này vào giữa những năm 1800.

Những gì được hé lộ là sự tái thiết trong suy nghĩ đương đại về những khả năng của sự biểu trưng người châu Phi bởi nghệ sĩ, những người minh họa khao khát cá nhân và kiểm soát hình ảnh của chính họ. Trong không gian của cả thời trang và nghệ thuật, họ đang dùng nhiếp ảnh đối đầu với nhiếp ảnh.


Campbell Addy, London, 2016.
Bức ảnh King Owusu là một trong nhiều tác phẩm mà anh thể hiện
giới tính (gender) và sự nam tính (masculinity)
không hề có sự cứng nhắc mà vô cùng linh hoạt.
Nguồn: Campbell Addy; thông qua Aperture

Nhiếp ảnh thời trang rất quan trọng trong việc hình dung các nhóm thiểu số trong tình huống khác nhau so với những gì đã thấy trước đây trong lịch sử,”

Campbell Addy, 26 tuổi, một nhiếp ảnh gia người Anh gốc Ghana cho biết.

Các hình ảnh của Addy mang đến niềm tự hào về những biểu hiện tình dục và nam tính linh hoạt hơn bởi sự cách điệu – như bức chân dung không tên về một người đàn ông da đen cởi trần, khuôn mặt được che trong mặt nạ đỏ – trắng tạm bợ và cổ đính ngọc trai cùng một chuỗi tràng hạt.

Vui đùa cùng thời trang là việc rong chơi với sự đại diện của một cá nhân trên thế giới này”,

Addy thêm vào.

Anh cũng thành lập một công ty người mẫu và Niijournal, chuyên viết về tôn giáo, thơ ca, thời trang và xu hướng trong phóng sự ảnh. “Luôn có một ý thức về sự giáo dục người xem (trong hình ảnh)“, ông nói.


Cảm hứng cho những bức ảnh người đen của Arielle Bobb-Willis, những người có khuôn mặt thường bị che khuất khỏi tầm ngắm máy ảnh và cơ thể của họ được chụp lại trong những tư thế không tự nhiên, có thể được tìm thấy trong các tranh vẽ sống động của những họa sĩ người Mỹ gốc Phi hiện đại như Jacob LawrenceBenny Andrew.

Bobb-Willis quan tâm đến cách các nghệ sĩ này áp dụng một cảm giác trừu tượng lém lỉnh trong chân dung của họ, đẩy sự thể hiện vượt ra ngoài chủ nghĩa hiện thực và khuôn mẫu. Cô hiện tại 24 tuổi, tìm cách giãi bày những gì cô gọi là “căng thẳng” cá nhân, khao khát được hữu hình trong một nền văn hóa từ lâu đã bị xuyên tạc về thực tế cuộc sống của người da đen.


Với Quil Lemons, quan niệm về gia đình là mối quan tâm chính. Hiện nay 22 tuổi, anh cho biết loạt ảnh Purple (2018) của mình, với chân dung nổi bật của bà, mẹ và chị gái ở quê nhà Philadelphia, đem đến sự chú ý về bức ảnh đen trắng của người bà trong bộ váy kiểu biên cương. Bốn thế hệ phụ nữ trong những bức ảnh của anh mặc những chiếc váy in hoa Batsheva mà anh chọn để thể hiện cảm giác về ngôi nhà và sự thân mật.

“Những hình ảnh đang ủng hộ, soi sáng và gắn kết sự hiện hữu của những thân phận khác,” Lemons cho hay. “Nói chung, tôi cung cấp cái nhìn sâu rộng hơn hoặc chỉ đơn giản là cái nhìn thoáng qua về thế giới hoặc cuộc sống – những góc khuất thường bị bỏ qua.”


Stephen Tayo, Lagos, Nigeria, 2019.
Truyền thống thường giao thoa phong cách đương đại
trong ảnh của ông về đô thị ở Lagos, Nigeria.
Các chi tiết rất quan trọng“, anh nói.
Chúng cho biết nơi bạn sống ở đâu và bạn đến từ nơi nào“.
Nguồn: Stephen Tayo; thông qua Aperature

Bản chất các bức ảnh đường phố mang tính tư liệu của Stephen Tayo với các chủ cửa hàng, người lớn tuổi và thanh niên sành điệu ở Lagos là tiếng nói về mối quan tâm của thế hệ này trong việc ghi lại bản sắc da đen đương đại và sử dụng hình ảnh như một không gian cho sự sáng tạo mới.

Bộ ảnh không có tiêu đề vào năm 2019 của anh chụp những thanh niên ôn hòa dạo trên đường phố trong bộ đồ sặc sỡ, thể hiện các kỹ thuật dệt truyền thống của Nigeria và cùng lúc ám chỉ phong trào trẻ “youthquake” đang lan tỏa trong thành phố của chính anh. Tác phẩm của anh cũng làm gợi nhớ đến những bức ảnh đường phố của nghệ sĩ người Ghana James Barnor.

Hình ảnh cơ thể không phải là cách duy nhất những nhiếp ảnh gia này xem xét các khái niệm về bản sắc và di sản. Nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ -Guinea Namsa Leuba tập trung vào các vật dụng cụ thể được sử dụng trong nghi lễ của bộ lạc trên khắp cộng đồng người châu Phi để thăm dò (về mặt khái niệm) cách thức người da đen được định nghĩa trong trí tưởng tượng của phương Tây. Leuba hiện 36 tuổi, tạo ra thứ mà cô gọi là “những bộ phim tài liệu giả tưởng” (documentary fictions) sở hữu chất lượng mang tính nhân chủng học.

Namsa Leuba, “Untitled III”, Paris, 2012.
“Tôi có dòng máu của hai quốc gia và di sản kép đóng vai trò như nguồn cảm hứng của tôi,”
Namsa Leuba, người cho thấy cách thức thời trang gợi lên nghi thức văn hóa
trong tác phẩm của mình, cho hay.
Nguồn: Namsa Leuba; thông qua Aperature

Awol Erizku, “Asiatic Lilies”,2017. Ảnh tĩnh vật của anh chứa đầy những vật thể đi ngược lại phông nền đơn sắc,
với sự tham chiếu từ lịch sử nghệ thuật, âm nhạc của người da đen, văn hóa và thiên nhiên nhưng lại phá vỡ hệ thống phân cấp hiện có.
Nguồn: Awol Erizku; thông qua Aperature

Ở bức ảnh “Asiatic Lilies” (2017), một bàn tay của người châu Phi với một chiếc vòng bằng vàng đang trong tư thế cầm tấm thẻ Kodak Shirley bị hỏng. Thẻ này được lấy tên từ người mẫu da trắng mà chính tông màu da của cô được sử dụng để hiệu chỉnh tiêu chuẩn cho phim màu. Bàn tay đang so sánh thẻ với các đồ vật đã được quét trắng, bao gồm cả bức tượng bán thân của Nefertiti được sơn màu đen. Erizku, 31 tuổi, cũng đem vào trong bức ảnh của mình một tác phẩm điêu khắc nhỏ bằng vàng của vua Tut và những bông hoa huệ tươi, hoa của sự may mắn.

Thông điệp cho những người sáng tạo nên hình ảnh ở thế hệ của chính anh đã được thể hiện rõ:

“Tôi đang cố gắng tạo ra loại ngôn ngữ mới – nghệ thuật của người da đen mang tính toàn thể hơn tất thảy.”


Biên tập từ The New York Times

Cùng tác giả

#Tag

cộng đồng người da đen nhiếp ảnh thời trang văn hóa văn hóa bản địa đa sắc tộc

iDesign Must-try

ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
Ngày 07/12/2023 – ELLE Fashion Show 2023 chính thức công bố chủ đề GIAO LỘ THỜI TRANG & KIẾN TRÚC sẽ diễn ra vào ngày 20/12/2023 tại Dinh Độc Lập,…
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Những tấm vải tuyn thanh tao với chuyển động ma mị trên đồng cỏ và dưới những tán cây được ghi lại trong những bức ảnh mới nhất của Thomas…
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
Ngày 30/09/2023 tại Toong Hoàng Đạo Thuý, Tầng 2, Tòa 25T2, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội sẽ diển ra buổi thảo luận về chủ đề “Haiku thị giác” từ hai…
Làng lụa Mã Châu
Làng lụa Mã Châu
/Làng Thêu Làng Lụa/ là series giới thiệu các làng nghề thêu và lụa truyền thống của Việt Nam, qua đó truy tìm những đặc trưng trong từng sản phẩm,…
Làng thêu Văn Lâm
Làng thêu Văn Lâm
/Làng Thêu Làng Lụa/ là series giới thiệu các làng nghề thêu và lụa truyền thống của Việt Nam, qua đó truy tìm những đặc trưng trong từng sản phẩm,…
Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
/Làng Thêu Làng Lụa/ là series giới thiệu các làng nghề thêu và lụa truyền thống của Việt Nam, qua đó truy tìm những đặc trưng trong từng sản phẩm,…