Monogram và những điều bạn chưa biết

Cùng tìm hiểu về thuật ngữ Monogram thường xuyên xuất hiện trong thiết kế các bạn nhé.

Monogram là gì?

Monogram – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy gần gũi hơn khi tôi gọi đây là chữ lồng – là một mô tuýp biểu tượng được thực hiện khi kết hợp hai hoặc nhiều chữ cái lại với nhau. Monogram có thể là sự lồng ghép từ những chữ cái đầu trong tên gọi của một cá nhân hoặc một thương hiệu…mà chúng ta hẳn là không mấy xa lạ như những ví dụ dưới đây:

Monogram gần như trở thành một nghi thức trên các thiệp cưới

Monogram có mặt từ khi nào?

Monogram có một lịch sử rất dài, kể từ khi những chữ lồng đầu tiên được tìm thấy trên tiền xu khoảng năm 350 Trước Công nguyên. Trong thời cổ đại, con người đã sử dụng chữ lồng như một phương tiện nhận dạng trước khi họ sử dụng ngôn ngữ bằng văn bản.

Đến thời kỳ trung cổ, Monogram lan truyền rộng rãi như một chữ ký. Các nghệ sĩ và thợ thủ công sử dụng Monogram trên các bức tranh, tác phẩm điêu khắc hoặc sản phẩm nội thất của mình để chống lại sự sao chép trái phép trong thương mại. Hoàng đế Bulgaria, Anh, Nga, Thụy Điển hoặc Đức…sử dụng chữ lồng thay thế cho tên riêng của họ, đồng thời biểu thị sự uy quyền và sức mạnh trên phù hiệu của vương quốc, vương miện và cờ hoàng gia. Tương tự ở các nước Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc…Từ thế kỉ XVIII, Monogram được dùng để thêu trên vải, trở thành một hình thức trang trí và nhanh chóng trở thành một biểu tượng của thương hiệu thương mại.

Một vài ví dụ khác về logo lồng chữ.

Aabridge
Logo Bảo tàng Victoria and Albert 
Logo GE
Logo Volkswagen – thiết kế VW trong lịch sử phát triển của hãng
Monogram có sự liên quan mật thiết đến Nghệ thuật Chữ (Typography)

Ứng dụng Monogram như thế nào trong thiết kế đương đại?

Luôn tồn tại quan niệm rằng, chữ cái đầu tiên trong tên của cặp đôi sắp thành hôn được lồng cạnh nhau chính là biểu trưng cho sự gắn kết. Monogram gần như trở thành một nghi thức trên các thiệp cưới. Xu hướng trang trí phổ biến là sử dụng font chữ Roman nhằm tạo ra cảm giác cổ điển mà thanh lịch hay các dạng chữ viết tay (hand-lettering) kết hợp với mô típ hoa cỏ (floral).

Thế kỉ XVIII tại Châu Âu, Monogram đã được sử dụng để đánh dấu tên chủ sở hữu trên khăn vải nhằm đảm bảo chúng không bị lẫn khi giặt giũ – thường là một công việc tập thể và nhiều gia đình cùng thực hiện với nhau. Các chữ cái đầu của tên được thêu bằng chỉ đỏ và phong cách chữ chủ yếu là Gothic hoặc Roman.

Đến thế kỉ XIX, giai cấp tư sản muốn chứng tỏ đẳng cấp qua việc thêu chữ lồng như một dấu hiệu của qui chế. Các hộ gia đình giàu có đòi hỏi sự tô điểm trên quần áo và đồ trang trí nội thất của họ. Bên cạnh đó, thêu thùa là kĩ năng cần thiết của phụ nữ trung lưu, thậm chí trẻ nhỏ cũng được dạy thêu. Các mẫu thiết kế Monogram trên vải dần tinh vi hơn và mang tính trang trí nhiều hơn. Cho đến ngày nay, thêu Monogram đã thực sự trở thành một nghệ thuật.

Các nhãn hiệu công nghiệp, đặc biệt ở ngành công nghiệp thời trang, bắt đầu áp dụng logo monogram trong những năm cuối của thế kỉ XIX. Logo được thể hiện bằng việc lồng ghép các chữ cái có trong tên của công ty, tạo thành một biểu tượng viết tắt dễ nhớ, truyền tải thông điệp cũng như phong cách của họ đến khách hàng. Monogram được ứng dụng liên tục trong thực tế thiết kế đồ họa đương đại. Và tôi dám chắc chắn rằng, bạn đã từng nghĩ đến Monogram như một giải pháp thiết kế trong những dự án logo của mình. Hãy cùng điểm mặt một số logo thương hiệu nổi tiếng như vậy nhé:

Louis Vuitton là một câu chuyện về biểu tượng thương hiệu mà chúng ta sẽ không thể bỏ qua. Khi mà dòng vải Damier của hãng bị ăn cắp ý tưởng và làm giả ngay từ lúc mới khai sinh, Georges Vuitton – con trai của người sáng lập Louis Vuitton – buộc phải bắt đầu nghiên cứu về một loại vải mới có thể bảo vệ bản quyền của sản phẩm tốt hơn.

Dòng vải Damie
Sản phẩm Louis Vuitton với dòng vải Monogram

Dòng vải nhựa Monogram được ra mắt năm 1896 – như một sự tưởng nhớ của Georges đối với người cha tuyệt vời của ông – nhanh chóng trở thành một huyền thoại trong ngành thiết kế mẫu vải. Vải được tạo ra từ bốn chi tiết trang trí: ba trong số đó là kiểu hoa văn cách điệu cộng với chữ viết tắt tên của người sáng lập, cũng là biểu tượng của hãng – Louis Vuitton lồng vào nhau. Vải vẫn có sự tiếp nối trong việc lựa chọn màu sắc là màu nâu và màu be, vốn là những màu đã từng được sử dụng ở những kiểu vải trước đây của Louis Vuitton. Chữ lồng LV có phong cách hình họa rõ nét, dựa trên nền tảng của sự kết hợp nhịp nhàng giữa các đường ngang và đường chéo tạo nên hai hình tam giác không hoàn chỉnh. Gần như giống nhau nhưng ngược nhau, chính vì thế mà chân của chữ L đỡ điểm giao nhau của chữ V.

Không chỉ giống như một biện pháp để bảo vệ thương hiệu, vải Monogram của Louis Vuitton đã thành công tạo nên xu hướng thời trang mới và giờ đây nó trở thành một điều hiển nhiên khi nói về Louis Vuitton.


Nguồn: designs.vn

Ảnh bìa: Joe White

Cùng tác giả

#Tag

chữ lịch sử thiết kế lồng chữ monogram nghệ thuật chữ tìm hiểu định nghĩa

iDesign Must-try

Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Có gì ở nghệ thuật truyền thống Kanban ở Nhật Bản? Vì sao nét đẹp này từng suýt bị quên lãng?
William Morris (Phần 1): Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
William Morris (Phần 1): Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
William Morris vẫn được coi là cha đẻ của Arts & Crafts, trào lưu thiết kế quan trọng đầu tiên của thời kỳ Hiện đại. Bên cạnh di sản sản…
Thiết kế bìa sách bỏ túi cho quân đội đã thay đổi lịch sử xuất bản thế nào?
Thiết kế bìa sách bỏ túi cho quân đội đã thay đổi lịch sử xuất bản thế nào?
Ngày nay, những cuốn sách bỏ túi đã trở nên thông dụng và nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đằng sau đó là cả một câu chuyện lịch sử.
Gustav Klimt (Phần 2) - Tiểu sử và thành tựu
Gustav Klimt (Phần 2) - Tiểu sử và thành tựu
Tiếp nối phần đầu tiên của loạt bài về Gustav Klimt, ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của thành tựu cũng như tiểu sử của ông. Cụ thể,…
Gustav Klimt (Phần 1) - Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
Gustav Klimt (Phần 1) - Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
Để hiểu rõ về các trào lưu nghệ thuật hay thiết kế thì ta cần tìm hiểu những nghệ sĩ xuất sắc thực hành những trào lưu ấy. Các loạt…
Art Nouveau (Phần 3): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
Art Nouveau (Phần 3): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
Trong phần 3 cũng là phần cuối cùng của loạt bài Art Nouveau, chúng ta tìm hiểu những tác phẩm quan trọng của trào lưu, cũng như tác giả của…