4 yếu tố quan trọng mà các designer nhất định phải nắm khi làm nghề

Công nghệ, bối cảnh xã hội và cách làm việc sẽ liên tục thay đổi. Để bắt kịp với các thay đổi đó, các nhà thiết kế phải không ngừng học hỏi và trau dồi các khái niệm cơ bản, phương pháp, lý thuyết và kỹ thuật trong công việc.

Nhưng sự thật là chẳng ai có đủ ”ba đầu sáu tay” để có thể nắm bắt hết các điều trên, vì vậy các nhà thiết kế thường chỉ tập trung vào một khía cạnh tại một thời điểm cụ thể. Điều quan trọng hơn hết là các nhà thiết kế phải hiểu rõ nguồn gốc và cách vận hành của thiết kế và nghệ thuật, cách chúng được áp dụng về nhiều mặt như chính trị, kinh tế và tiến bộ trong công nghệ.

Hình minh hoạ: Able Parris

Có khá nhiều nhánh của ”nghệ thuật hữu dụng” – thiết kế đồ hoạ, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất – được sinh ra ở các khu đô thị vào đầu thế kỷ XX nhằm giúp những công nhân trong nền kinh tế công nghiệp mới có cơ hội được thể hiện bản thân mình. Do không được đào tạo bài bản, các công nhân phải cạnh tranh hết sức mình để hoàn thành công việc nhanh hơn với giá rẻ hơn. Ngày nay tình hình tương tự vẫn tồn tại: các nhà thiết kế vững chuyên môn và nắm bắt được xu thế sẽ có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp lâu dài của mình, trái ngược với việc thiết kế theo thời vụ, bởi vì kỹ năng và yêu cầu công việc ngành thiết kế thường xuyên thay đổi liên tục và các công việc hiện nay thường được tự động hoá khá nhiều.

Nhưng nguồn gốc của lĩnh vực này là gì? Đối với đồ họa và thiết kế truyền thông, sẽ có nhiều hơn một nguồn gốc xuất xứ. Ví dụ, một nhà thiết kế web sẽ thiết kế trang web của mình dựa vào những khuôn khổ và ý tưởng khác nhau từ thuở sơ khai của Internet, và có thể đó là cách mà chúng ta có giao diện web như ngày nay.

Một nhà thiết kế sản phẩm số có thể tìm thấy cảm hứng cho thiết kế của mình dựa vào nguồn gốc và lý thuyết từ các mẫu thiết kế công nghiệp. Một nhà thiết kế biên tập có thể tìm nguồn cảm hứng từ các bản in truyền thông, trong khi một nhà thiết kế làm việc trong ngành quảng cáo sẽ tham khảo nguồn gốc của quảng cáo và tiếp thị. Tuy nhiên, nguồn gốc chung của các ngành thiết kế chính là nguồn gốc của những ý tưởng được thể hiện thông qua hình thức, là một cái gì đó chỉ có thể được hiểu thông qua việc nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, kiến trúc, hoặc lịch sử thiết kế của các sự vật.

Những khái niệm cơ bản

Nguồn gốc lý giải cho chúng ta ý nghĩa ẩn chứa sau mỗi sự vật, sự việc mà chúng ta thấy, đó là lý do tại sao nguồn gốc lại rất quan trọng. Để hiểu rõ về những mối liên kết này, những nhà thiết kế cần phải mở rộng tầm mắt quan sát thế giới và sự vật vào một thời điểm xác định, cũng như cả quá khứ và hiện tại. Từ đây, những nhà thiết kế cần có khả năng tổng hoà các định dạng, hình thức và hình ảnh lại với nhau và đánh giá xem liệu thứ mình đang quan sát có truyền tải một thông điệp tới một đối tượng đã định hay không. Và sau đó họ cần học cách sử dụng các hệ thống về các mối quan hệ này, hay còn có một tên gọi khác đó là các quy tắc hoặc hướng dẫn.

Để làm được điều đó đòi hỏi các nhà thiết kế phải học các nguyên tắc bố cục cơ bản như cân bằng, nhịp điệu, sự chuyển độngtỷ lệ, sau đó hiện thực hoá thông qua quy mô, vị trí, giá trị và cuối cùng là sử dụng màu sắc, đường nét, hình dạng, kết cấukhông gian để thể hiện. Kỹ năng này, hay còn được biết với cái tên là bố cục, có thể học được thông qua việc thực hành, quan sát và phản chiếu những gì được học. Các nhà thiết kế có thể học bố cục thông qua quy tắc Gestalt như khoảng cách, sự tương đồng, tính đơn giản, tính liền mạch, sự phân chia, xuất hiệnkết thúc. Bố cục cũng là một kỹ năng cơ bản cho các họa sỹ minh hoạ, nhiếp ảnh gia, và các hoạ sĩ mỹ thuật.

Từ đó, một nhà thiết kế cần phải biết được mối quan hệ giữa kiểu chữ và ý nghĩa của nó, cũng như cách bố trí chữ để truyền đạt ý nghĩa, hay còn gọi là typography. Giống như bố cục, các kỹ năng này được học thông qua việc luyện tập sử dụng và đánh giá các mẫu typography và sự sắp xếp của chúng.

Các mối liên hệ này liên tục thay đổi. Thị hiếu của người xem cũng liên tục thay đổi. Một mẩu quảng cáo sử dụng kiểu chữ Helvetica mảnh khảnh sẽ cực kỳ nổi bật vào năm 1960. Vào năm 1960, đây là dấu hiệu của một bước tiến nhảy vọt, một sự khác biệt, còn hiện tại thì mẫu chữ này được xem là mẫu chữ hoài cổ, đại diện cho những năm 60.

Tuỳ theo ngữ cảnh mà màu sắc sẽ thể hiện các ý nghĩa khác nhau, các kiểu chữ cũng vậy, chúng sẽ được hiểu khác nhau tùy thuộc vào những gì xung quanh chúng, những gì liên kết với chúng và cách chúng đã được sử dụng trước đây. Hình ảnh cũng vậy, chúng sẽ được hiểu tuỳ vào mối liên kết và thời gian mà người xem thưởng lãm. Sự hiểu biết cơ bản về lịch sử nghệ thuật và thiết kế giúp người thiết kế hiểu và truyền tải mối quan hệ giữa phông chữ, hình ảnh và cấu trúc với ý nghĩa của chúng.

Để xây dựng các hệ thống mối quan hệ này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc cũng như thuần thục trong việc phân cấptạo sự tương phản. Phân cấp trực quan giúp người dùng hoặc người đọc hiểu rõ hơn về mức độ cấp thiết của sự vật. Sự tương phản giúp người dùng phân biệt được các sự vật với nhau.

Lấy ví dụ với bảng chữ cái – thiết kế một bảng chữ cái hoàn chỉnh là một ví dụ điển hình cho việc thiết kế một hệ thống không cấp bậc. Mỗi chữ cái phải khác biệt với những chữ còn lại, nhưng đừng phá cách quá lố. Ví dụ, chữ “a” phải khác biệt rõ ràng với chữ “e” và bạn cần phân biệt được “i” và “l”. Giả sử bạn làm cho chữ ”w” hoặc chữ ”m” quá lớn, quá nổi bật thì người đọc sẽ rất khó để theo kịp và nắm được ý của từ. Trong các hệ thống nhận diện thương hiệu, hệ thống chỉ đường, các chiến dịch quảng cáo và sách, có nhiều tình huống mà các yếu tố cần phải giống nhau và ngược lại, có một vài tình huống mà các yếu tố phải có sự khác biệt rõ ràng. Các nhà thiết kế cần nắm được cách sử dụng, tạo và triển khai các hệ thống này, sau đó mã hoá hệ thống phân cấp trong thiết kế của mình.

Quy trình

Quy trình thiết kế là một chuỗi tập hợp các bước xử lý khác nhau. Quy trình thiết kế bao gồm nghiên cứu, lên ý tưởng, tạo mẫu, tạo bước lặptrình bày. Tuy nhiên, chúng ta có thể tiếp cận từng loại này theo các cách khác nhau tùy thuộc vào phương tiện, đối tượng khán giả và mục đích của truyền thông.

Bước nghiên cứu thường là bước rất khó để xác định – vì tại bước này, chúng ta phải có cái nhìn tổng quát lên toàn bộ dự án. Hồi còn đi học, từ nghiên cứu được định nghĩa đơn giản là đọc và trích dẫn nguồn. Tuy nhiên, trong thực tế thì các nhà thiết kế phải thử rất nhiều cách khác nhau để thực hiện việc nghiên cứu, kể cả tạo ra các bản mẫu để thử nghiệm. Bất cứ điều gì liên quan đến việc lĩnh hội kiến thức và sau đó truyền đạt hoặc chia sẻ những gì đã học được thì đều là nghiên cứu, và trong thiết kế, việc lĩnh hội kiến thức có thể đạt được bằng cách đọc, tìm kiếm thông tin, trao đổi, lắng nghe, hoặc thực hành. Tóm lại, nghiên cứu chính là việc học và lĩnh hội kiến thức mới, được thể hiện một cách rõ ràng và hữu hình.

Ví dụ, một dự án trang web thương mại có thể bắt đầu bằng một phân tích trực quan, bằng văn bản về các công nghệ hiện có, hoặc cũng có thể bằng một cuộc khảo sát của những người sẽ sử dụng trang web. Trong khi việc tái thiết kế nhận dạng thương hiệu có thể bắt đầu bằng cách thu thập và phân tích những hình ảnh và biểu tượng của các thương hiệu cạnh tranh hoặc có liên quan.

Một cuốn sách hoặc một trang web thường được hiện thực hoá thông qua việc phân tích nội dung và sử dụng hệ thống lưới, trong khi bìa sách hoặc các hình ảnh nghệ thuật có thể bắt đầu với việc đọc một đoạn trích của bài viết và phân tích đoạn trích đó thành những từ khoá. Tất cả các phương pháp tiếp cận kể trên được gọi là nghiên cứu tiền đề

Một phần quan trọng khác và đồng thời cũng là mục đích của giai đoạn nghiên cứu đó chính là xác định vấn đề. Kể cả khi làm việc với một khách hàng quả quyết rằng ”Tôi đã hiểu rõ và nắm được vấn đề rồi”, thì các nhà thiết kế cũng vẫn phải thực hiện các bước kiểm tra các trường hợp giả định và xác định nguồn gốc và bản chất của vấn đề trước khi thực hiện công việc. Đôi khi giai đoạn này sẽ được gọi là Tìm hiểu (Discovery), đây là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành Luật dùng để biểu thị khoảng thời gian xem xét và tìm hiểu các vấn đề của các bên liên quan.

Sự hình thành ý tưởng cũng có thể có nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào môi trường và bối cảnh xã hội của sản phẩm. Một nhóm thiết kế lớn có thể sử dụng các phương pháp tư duy thiết kế chuẩn mực để đưa ra ý tưởng.

Trong khi đó, các nhà thiết kế nhỏ lẻ và dân không chuyên sử dụng các công cụ hỗ trợ và các diễn đàn cung cấp phản hồi để tối đa hoá việc hình thành nhiều ý tưởng khác nhau, và sau đó chọn lọc xem ý tưởng nào có thể sử dụng được. Một cá nhân làm việc với một nhóm lớn hơn có thể phác hoạ ra ý tưởng riêng của mình và sau đó có thể đem ý tưởng đó để thảo luận với một hoặc nhiều thành viên khác.

Trong bối cảnh thiết kế, ý tưởng dùng để chỉ việc hình thành các khái niệm về tinh thần nhưng chưa rõ ràng. Đó là điều bạn muốn nó trở thành hiện thực nhưng vẫn chưa thực hiện được. Một ý tưởng hoặc tập hợp các ý tưởng sẽ hình thành nên một ý tưởng thiết kế hoàn chỉnh – qua đó ta có thể thấy được việc kết nối các ý tưởng sẽ có kết quả ra sao trong một bối cảnh cụ thể. Ví dụ, đối với hệ thống nhận diện, một liên kết giữa các ý tưởng sẽ đặt ra nền móng cho một dự án còn sơ khai, chưa hoàn thiện.

Phiên bản mẫu là một phiên bản bạn tạo ra để tìm hiểu hoặc thử nghiệm những điều bạn thực sự muốn thực hiện. Phiên bản mẫu có thể là phiên bản có chất lượng thấp hơn hoặc quy mô nhỏ hơn phiên bản hoàn thiện, hoặc nó có thể là một phần của chính nó. Ví dụ như đối với biển hiệu triển lãm, một nhà thiết kế có thể xây dựng một mô hình không gian mẫu và đặt các phiên bản thu nhỏ của các thiết kế bên trong mô hình đó, hoặc in bản thiết kế của mình lên các vật liệu giá rẻ để thử nghiệm với nơi mình sẽ đặt biển hiệu. Cả hai đều là các hình thức tạo mẫu, cho phép nhà thiết kế đánh giá và thảo luận về thiết kế trước khi cho ra lò sản phẩm cuối cùng. Ví dụ như với một bìa sách, một nhà thiết kế có thể sử dụng các bản nháp được vẽ bằng tay hoặc bằng các phương tiện kỹ thuật số khác để truyền đạt ý tưởng của mình.

Giả sử một nhà thiết kế kỹ thuật số đang phải thiết kế giao diện đăng nhập, anh ta có thể sử dụng phần mềm tạo mẫu có sẵn để hiển thị phương thức hoạt động, ngôn ngữ, giao diện và trình tự của giao diện đăng nhập, hoặc anh ta chỉ cần xây dựng một phần trong HTML và CSS cho người khác có thể thấy được giao diện thô và phương thức hoạt động của nó. Để kiểm tra phiên bản mẫu, người ta có thể chọn phát hành nó tới một bộ phận người dùng hoặc tung ra một bản beta test để thu thập ý kiến phản hồi trực tiếp của người dùng về nội dung và thiết kế của sản phẩm.

Vòng lặp là bước được sử dụng để cải tiến một bản thiết kế. Sau bước nghiên cứu, các mục tiêu, các vấn đề đã được vạch ra rõ ràng – đến bước hình thành ý tưởng, một bản đồ tư duy và các giải pháp cụ thể cũng đã được đề xuất – khi thực hiện phiên bản mẫu, các giải pháp cũng đã qua kiểm tra và thử nghiệm – vậy việc các nhà thiết kế cần làm kế tiếp đó chính là hình thành sản phẩm, đối chiếu và lại tiếp tục vòng lặp này để tạo ra các phiên bản cải tiến cho đến khi sản phẩm đạt được độ hoàn thiện cao nhất hoặc tiếp tục vòng lặp này cho tới khi nguồn lực tài chính hoặc quỹ thời gian cho phép đã cạn kiệt.

Vòng lặp cũng là một phần quan trọng trong quá trình hình thành tư duy, vì việc tạo ra các phiên bản khác nhau chính là cách để bạn có thể nảy ra các ý tưởng độc đáo mà trước đây bạn chưa bao giờ nghĩ tới. Ví dụ: nếu dự án thiết kế là đặt một logo của một thương hiệu bán lẻ vào túi mua sắm, một nhà thiết kế có thể thử nhiều màu khác nhau và các biến thể về kích thước cho đến khi đạt được một sản phẩm có khả năng liên kết thương hiệu cao nhất có thể.

Thuyết trình là cách mà các nhà thiết kế truyền tải thông tin về sản phẩm của mình. Hình thức thuyết trình quen thuộc nhất là sử dụng slide show (sử dụng các slide như Powerpoint, Prezi – Người dịch), hay còn gọi là deck – sau buổi thuyết trình, một nhóm các bên liên quan sẽ phê duyệt hoặc từ chối một dự án. Mặc dù vậy, việc thuyết trình bao gồm nhiều thứ khác nữa: một cuộc hội thoại ban đầu trước khi một dự án khởi động, một phần giới thiệu tổng quan (một ít thông tin ngắn gọn về ý tưởng và mục đích của dự án), chia sẻ, giới thiệu về các phiên bản mẫu trong khi dự án được tiến hành, đưa ra một hệ thống thương hiệu cho công chúng và lưu trữ hồ sơ dự án trong danh mục đầu tư.

Có thể lúc nào bạn cũng hy vọng rằng dự án của mình sẽ dễ hiểu, không cần giải thích nhiều, tuy nhiên sự thật thì không như vậy, bạn cũng phải tốn kha khá công sức đấy. Việc tìm ra những cách thức súc tích và rõ ràng để truyền đạt bối cảnh của dự án cùng với sự thể hiện trực quan của thiết kế là điều cực kỳ cần thiết để người dùng, khách hàng hiện tại và tương lai của bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào sự toàn vẹn trong thiết kế của bạn.

Lý thuyết

Lý thuyết là một hệ thống các khái niệm giúp giải thích hoặc đưa ra suy đoán về lý do của sự vật, hiện tượng. Thường thì các nhà thiết kế thường học hỏi và rút ra lý thuyết từ các lĩnh vực nghiên cứu khác như nghệ thuật, kiến ​​trúc, kinh tế, nhân chủng học, xã hội học, công nghệ hoặc khoa học.

Tuy nhiên, việc đọc và viết ra các lý thuyết về thiết kế mới chính là cách mà các nhà thiết kế trao đổi thông tin cho nhau về chuyên ngành của mình, cũng như góp phần giúp các nhà thiết kế khám phá ra câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về các lĩnh vực liên quan như kinh doanh và kỹ thuật. Lý thuyết cũng góp phần thay đổi và xây dựng văn hoá và công nghệ. Đó là bởi vì các mối quan hệ mới, các công cụ và phương thức tiêu dùng mới cũng sẽ tạo ra nhiều câu hỏi mới.

Các nhà thiết kế thường gặp phải các vấn đề, các câu hỏi tương tự lặp đi lặp lại nhưng trong một tình huống không giống như trong lý thuyết – điều này cho thấy lý thuyết dường như đi ngược lại với thực tiễn, nhưng trên thực tế, lý thuyết bắt nguồn từ thực tiễn. Ảnh hưởng của công nghệ và các công cụ hỗ trợ về mặt thẩm mỹ là gì? Liệu nhà thiết kế có nên tự cho mình là tác giả của mọi thứ? Liệu người thiết kế có trách nhiệm về mặt đạo đức không? Liệu có gì đó ẩn giấu trong thiết kế hay những thứ liên quan không? Vai trò của nhà thiết kế là gì nếu như giờ ai ai cũng có thể tạo ra công việc và tuyển dụng một cách dễ dàng như vậy?

Lý thuyết cũng góp phần trong việc thay đổi điều kiện kinh tế xã hội và mang lại những cách nghĩ mới về công việc. Việc đọc hoặc nghe những lý thuyết cũ và suy nghĩ về những mối quan hệ này cho phép các nhà thiết kế có cái nhìn bao quát hơn về hiện tại và có được những phương án tốt hơn cho thiết kế của mình.

Tuy nhiên, mỗi kỷ nguyên mới lại mang đến những câu hỏi khác nhau về quá khứ, hiện tại và tương lai. Một số lý thuyết phỏng đoán về tương lai, bởi vì dự tính trong tương lai là một trong những cách tốt nhất để phản ánh những quyết định chúng ta đưa ra trong hiện tại. Liệu những công nghệ mới, hoặc những tính năng thương mại hoá nào sẽ thay đổi cách chúng ta tương tác với thông tin và tương tác với nhau trong tương lai? Việc thay đổi đối tượng khách hàng hoặc đối tượng thiết kế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cách tiếp cận công việc? Một mô hình thiết kế đặc biệt có làm thay đổi xã hội hoặc văn hoá một cách đáng kể nếu nó được áp dụng rộng rãi hay không?

Việc nói hoặc viết về những giả định này là một cách để làm mẫu, dự đoán trước cho những gì sắp diễn ra. Cách suy nghĩ này cũng sẽ giúp chúng ta phản ánh được những gì chúng ta thiết kế – từ đó cũng sẽ khiến những gì chúng ta thiết kế không chỉ là kết quả đúc kết của xã hội, lịch sử, văn hoá mà còn là tác nhân thúc đẩy mọi thứ phát triển.

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn là những gì được sử dụng để hoàn thành một thiết kế. Đây là phần dễ nhìn thấy cũng như dễ thay đổi nhất trong ngành thiết kế. Vào thời điểm bài viết này, một nhà thiết kế phải nắm rõ các thao tác quản lý định dạng, hình thái, và hình ảnh cho việc in ấn cũng như xuất bản lên các phương tiện kỹ thuật số; làm thế nào để đưa tạo ra các chuyển động và thêm âm thanh; và làm thế nào để tạo và sửa đổi các phiên bản mẫu cho web và các thiết bị di động (nơi mà các nội dung luôn liên tục thay đổi) thông qua các công cụ tạo mẫu và lập trình cơ bản trong HTML, CSS và JavaScript.

Ba mươi năm trước, việc tạo ra được các bộ phận mẫu hoặc các mô hình là một kỹ năng thiết yếu; hai mươi năm trước, hầu hết các nhà thiết kế đều sử dụng QuarkXPress và FreeHand; mười năm trước, một nhà thiết kế giỏi phải làm việc một các thuần thục với Flash. Ngay cả các phần mềm cũ với những thay đổi mới cũng đòi hỏi các nhà thiết kế phải luôn liên tục cập nhật nếu không muốn bị tụt hậu. Bên cạnh đó, các công cụ thiết kế mới được tung ra mỗi năm để đáp ứng những nhu cầu mới của các nhà thiết kế.

Điều này không có nghĩa là việc học một công cụ mới là một sự lãng phí thời gian nếu bạn sẽ không có cơ hội sử dụng nó vào 10 năm sau. Mỗi công cụ đều mang trên mình những khái niệm cơ bản nếu bạn biết cách sử dụng chúng một cách thành thạo. Ví dụ: nếu bạn học một phần mềm sử dụng biểu đồ thời gian, bạn cũng sẽ nhanh chóng làm quen được với phần mềm khác cũng sử dụng biểu đồ thời gian như vậy. Nếu bạn sử dụng thành thục được nhiều ứng dụng hoặc nền tảng thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để học và làm quen với một công cụ hoặc phần mềm mới trong tương lai.

Kiến thức chuyên môn không chỉ giới hạn trong việc tạo ra sản phẩm. Điều quan trọng không kém là phát triển các kỹ năng cần thiết để truyền đạt ý tưởng thiết kế thông qua việc viết và nói. Một nhà thiết kế thành công có khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và chính xác cho một đối tượng cụ thể, thảo luận về một khái niệm một cách trực tiếp, và trình bày một dự án của mình cho một nhóm lớn hơn. Kỹ năng nghe và đàm phán tốt là rất cần thiết để làm việc với những người không phải là dân thiết kế, cho dù đó là khách hàng, người dùng tiềm năng hay là chủ đầu tư dự án chẳng hạn.

Tương tự như các công cụ thiết kế, các nhà thiết kế và nhóm thiết kế sử dụng các phương tiện truyền thông và các phần mềm hỗ trợ công việc mới mỗi năm. Ví dụ ngày hôm nay, một nhà thiết kế có thể sử dụng Google Calendar để tạo các cuộc hẹn, Apple Mail đọc và viết email, Evernote để ghi chú, Google Docs và Sheets để cùng cộng tác tạo văn bản và bảng tính, QuickBooks để lập hóa đơn, và Slack để liên lạc nhóm. Cũng chính nhà thiết kế đó có thể sử dụng một bộ công cụ hoàn toàn khác trong mười năm tới thì sao. Mỗi công cụ hỗ trợ đều có những điểm sáng giá và những lợi ích to lớn, nếu biết cách sử dụng hiệu quả thì lợi ích chúng mang lại cũng không kém cạnh gì so với những công cụ thiết kế cả.

Cuối cùng, ngoài việc trau dồi kỹ năng viết, nói và giao tiếp theo nhóm, việc học các kỹ năng cốt lõi cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc

Những khái niệm cơ bản, phương pháp, lý thuyết và kiến thức chuyên môn không thể học một lần mà áp dụng liền được. Nếu bạn là một nhà thiết kế, bạn phải luôn liên tục trau dồi và trao đổi kiến thức với các đồng nghiệp của mình thông qua mọi phương thức, từ viết, nói cho đến các khoá học bài bản. Việc học theo phương thức trao đổi này chính là yếu tố hình thành nên nề nếp quy củ cho chính bạn.

Nguồn: Aiga.com

Người dịch: Đình Nhân


Cùng tác giả

#Tag

chỉ dẫn thiết kế khái niệm Kiến thức kiến thức thiết kế thiết kế tư duy thiết kế

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…