Xu hướng thiết kế UX/UI 2019 (Phần 2)

Năm 2018 là năm tìm hiểu và khám phá những xu hướng thiết kế UI trên mobile. Năm nay, chúng ta sẽ tiến sâu hơn, vượt xa hơn các vấn đề xung quanh mobile vì xu hướng số một trong thiết kế hiện đại là ngữ cảnh và sự kết nối. 

Để hiểu rõ những gì đang xảy ra trong lĩnh vực thiết kế giao diện – trải nghiệm người dùng, hãy cùng iDesign khám phá xu hướng nào sẽ thống trị năm 2019 bạn nhé!


6. Font chữ tùy biến

Thông thường, kiểu chữ được xem là các thực thể tĩnh với một tập hợp giới hạn các tham số có thể điều chỉnh. Các nhà thiết kế và người viết nội dung phải xem xét mức độ dễ đọc dựa trên nguyên lí x-height, viền và chiều rộng chữ.

Bất cứ khi nào thiết kế yêu cầu nhiều kiểu chữ, các nhà thiết kế phải xem xét tất cả các font có thể kết hợp hiệu quả. Bạn không thể sử dụng nhiều kiểu chữ trong cùng một sản phẩm trừ khi bạn có khả năng tuyệt vời về typography. Với các font chữ tùy biến, bạn chỉ cần một kiểu chữ vì chúng có thể biến đổi hoặc điều chỉnh trọng lượng chữ hoặc chiều rộng.

Font chữ tùy biến phát triển mạnh trong thiết kế đáp ứng và nội địa hoá ở những nơi mà các nhà thiết kế phải cân nhắc về việc sắp xếp văn bản vào các màn hình nhỏ mà không mất đi sự thu hút, hoặc có thể co giãn đối với những ngôn ngữ sử dụng ít ký tự hơn.

VOTE của Josh Rinard

Khi web font được giới thiệu, thiết kế đáp ứng là một khía cạnh còn nhiều kẽ hở, chúng không đủ linh hoạt dẫn đến các vấn đề về mức độ dễ đọc và sai lệch trong thiết kế. Các font chữ tùy biến khá giống nhau và chúng sẽ giúp thay đổi font chữ cho web nhanh hơn và hợp lý hóa quy trình thiết kế nói chung.

Và đó mới chỉ là khởi đầu. Các điểm sáng của font chữ tùy biến sẽ được khai thác mạnh mẽ vào năm 2019.

Bao lâu để một font chữ trở nên thông minh và có thể tự điều chỉnh trở thành một phương tiện để thúc đẩy thương mại? Văn bản có nguồn gốc từ sách in khiến nội dung bị giới hạn bởi các điều kiện vật lý khách quan. Việc tiết kiệm giấy, mực và giúp việc đọc dễ dàng hơn là một trong những lý do quan trọng nhất trong việc phát triển của chúng ta.


7. Figma

Có một câu hỏi muôn thuở là: “Các nhà thiết kế có cần học về code không?” hay “Các nhà phát triển có cần kiến ​​thức về UX không?”.

Học code là một lựa chọn hợp lý. Nếu bạn tự thực hiện hoá thiết kế của riêng mình, bạn sẽ tránh được hàng tá vấn đề. Tuy nhiên, lượng kiến ​​thức bạn cần duy trì để trở thành một nhà thiết kế và một nhà phát triển là khác nhau. Một số người có khả năng “cân cả thế giới”, nhưng với những ai không “siêu nhân” như vậy thì vẫn có nhiều lựa chọn khác.

Mục đích của bạn không phải trở thành một nhà thiết kế toàn diện mà là xây dựng để sản phẩm tốt hơn.

Một cách khác để đạt được mục tiêu này là sử dụng các công cụ hỗ trợ tiên tiến. Figma là một trong những công cụ như vậy. Trước đây, các nhà thiết kế đã phải xem xét rất nhiều biến số như hệ điều hành, tích hợp, plugin, kho lưu trữ, đồng bộ hóa và cuối cùng là cách để kết hợp tất cả chúng. Những nhà phát triển đã tạo ra một quy trình làm việc phù hợp với tất cả các chức năng nhưng để tìm hiểu hết chức năng của nó thì không hề dễ dàng.


Hoàn toàn chuyển sang Figma bởi  Alexey Kolpikov

Figma là một công cụ thiết kế tuyệt vời dành cho chúng ta. Nó là công cụ có nhiều tính năng hỗ trợ, song vẫn còn nhiều sự hoài nghi về công cụ này.

Figma đã vượt mặt Sketch.

Figma cũng tương tự Sketch Adobe XD nhưng tính năng có phần tốt hơn. Mọi thành phần trong Figma có thể tuỳ biến thành thành phần React thông qua API và được triển khai ở frontend. Cho đến nay, Figma đánh bại sự cạnh tranh về chi phí, tốc độ hiệu suất, hợp tác, chia sẻ, nhúng, hỗ trợ, v.v. Như đã nói, Figma vẫn đang phát triển và trong năm 2019 và sẽ còn mang lại nhiều bất ngờ hơn nữa.


8. Giao diện người dùng bằng giọng nói

Thiết kế không chỉ về mặt trực quan hay dễ dàng nhìn thấy bằng mắt. Sau nhiều thất bại, chúng ta nhận ra rằng các công cụ không thực sự quan trọng nếu chúng ta xây dựng những trải nghiệm không dùng xúc giác. Thiết kế logic thường hoạt động dựa trên tâm lý và xây dựng điều khiển bằng giọng nói là công việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Giao diện người dùng bằng giọng nói là một hệ thống hấp dẫn và tinh vi.

Giao diện người dùng bằng giọng nói hiện thực hóa ý tưởng không phải UI nào cũng cần sặc sỡ. Quá trình này được thực hiện trong nội bộ đội ngũ và có liên quan nhiều đến việc viết, xây dựng bối cảnh và tổng hợp dữ liệu, hơn là thiết kế thực tế. Mặc dù vậy, các nhà thiết kế vẫn bị ám ảnh với việc tìm cách thể hiện trải nghiệm người dùng bằng giọng nói, chủ yếu là gây ấn tượng bằng giao diện và hoạt ảnh.

Organic Artificial Intelligence thiết kế bởi Gleb Kuznetsov

Hầu như thời gian người dùng sử dụng giao diện giọng nói cũng bằng thời gian tương tác thông thường, nhưng tương tác bằng giọng nói giúp họ điều khiển công nghệ mà không cần bất kỳ công cụ hỗ trợ nào.

Năm 2019, chúng ta có thể hy vọng nhìn thấy ​​sự rộng lớn của kiến ​​thức UI bằng giọng nói, khi nhiều nhà thiết kế chuyển sang trải nghiệm thẩm mỹ thị giác đơn giản.

Nhưng thách thức lớn nhất với UI bằng giọng nói không phải sự tương tác giữa người với máy móc mà là sự tương tác giữa người với người vì qua trung gian thì công nghệ cần phải thông minh hơn. Chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu mất cân bằng. Chúng ta đang vật lộn với sự hiểu biết của nhau về nhiều thuật ngữ, bao gồm công nghệ. Điện thoại thông minh, xe hơi và nhà đều được điều khiển bằng giọng nói có thể sẽ khiến khoảng cách giữa chúng ta cách xa hơn.

Là nhà thiết kế, chúng ta nên luôn coi hạnh phúc của nhân loại là ưu tiên hàng đầu. Ngay cả công nghệ cũng cần thiết kế đẹp, chi phí hợp lí, và đổi mới liên tục.


9. Viết và chỉnh sửa UX

Năm ngoái, các nhà thiết kế bắt đầu chú ý đến ý nghĩa của kiểu chữ. Các nhà văn viết tiểu thuyết hay người viết sách về công nghệ, những người có sở thích về thư từ hay các nhà báo đều có chung những kỹ năng viết. Chúng ta đã xác định rõ vai trò của văn bản trong thiết kế.

UX được viết dựa trên hai nguyên tắc đơn giản: tôn trọng và hữu ích. Mọi thứ khác bắt nguồn từ khách hàng. Nói ngắn gọn có nghĩa là tôn trọng mọi người, tôn trọng thời gian của họ hơn thời gian của bạn. Chính bạn là người phải đánh đổi vì từng câu chữ chứ không phải người dùng. Hữu ích là bảo vệ người dùng khỏi những trải nghiệm xấu.

Viết UX rất dễ dàng một khi bạn chấp nhận tôn trọng và hiểu ra điều gì mới thật sự hữu ích cho người dùng.

Sự khác biệt giữa viết UX và chỉnh sửa UX là băng thông. Các nhà viết UX tạo ra văn bản hướng tới người dùng. Các biên tập viên UX có thể phân tích, biến hình, uốn cong và thay đổi bất kỳ văn bản nào, để nó thành một văn bản nhân văn đơn giản. Không có khóa học nào về chỉnh sửa UX, vì việc này bắt nguồn từ kinh nghiệm, sự quan sát và tận tâm.

Mỗi chiến dịch tái thiết kế lớn trong năm 2019 đều yêu cầu biên tập UX.

Nhưng mọi xu hướng đều trải qua một loạt các giai đoạn. Đầu tiên là sự tò mò, sau đó là sự mê hoặc, và cuối cùng là nhàm chán. Sự mê hoặc là nguy hiểm nhất vì nó thường nằm ngoài tầm tay. Nó có thể biến ý tưởng thành một bức tranh biếm họa và bóp méo giá trị. Viết UX cũng không khác. Đơn giản có thể là nhầm lẫn, nhưng sau đó bạn sẽ bị đánh mất giá trị. Đó là khi sự rõ ràng biến thành sự bất lịch sự, sự thuyết phục biến thành sự hạ mình.

Tuy nhiên, vẫn còn một nơi để viết sáng tạo trong thiết kế sản phẩm. Nhưng không phải sản phẩm dành cho người dùng. Ví dụ, Nike và Boeing đang trả tiền cho các nhà văn khoa học viễn tưởng để dự đoán tương lai của mình.


10. Nhà thiết kế sản phẩm như một chức danh

Thiết kế UX là một thuật ngữ rất rộng. Đây là một phần của thiết kế dịch vụ mang tính công nghiệp chéo. Do đó, các nhà thiết kế và các công ty thiết kế phải thu thập portfolio rộng lớn của các dự án, từ các ứng dụng tiện ích đơn giản đến các nền tảng FinTech phức tạp.

Thiết kế dịch vụ là một lớp bao phủ. Nó có thể bao gồm mọi ngành công nghiệp và sử dụng những gì hoạt động phổ biến.

Các nhà thiết kế dịch vụ có thể có phong cách riêng để áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào. Những sản phẩm đó giúp nhà thiết kế nổi tiếng và là những thứ mà doanh nghiệp sẵn sàng chi trả. 

Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều là công ty sản phẩm và họ có thể yêu cầu mức độ hiểu biết sâu sắc hơn từ một nhà thiết kế. Các công ty này yêu cầu một nhà thiết kế sản phẩm có mức độ am hiểu sâu sắc, có tất cả dữ liệu có sẵn và tất cả các công cụ để tác động đến toàn bộ hệ thống.

Thiết kế sản phẩm có một lợi thế đáng kể so với thiết kế dịch vụ. Đó là quyền truy cập vào các phân tích và khả năng kiểm tra các quyết định thiết kế trực tiếp.

Các nhà thiết kế sản phẩm có khả năng tập trung vào các chi tiết cụ thể của sản phẩm mà họ được tiếp cận. Họ hiểu biết sâu sắc về nhân khẩu học người dùng của sản phẩm họ đang thiết kế và có dữ liệu thực để hoạt động, trái ngược với các giả định mà hầu hết các nhà thiết kế dịch vụ phải làm.

Innovative Eye Pillow Landing Page thiết kế Sasha Turischev

Thiết kế sản phẩm đòi hỏi sức mạnh. Bằng cách mạo hiểm để đắm mình với một ngành công nghiệp hoặc một sản phẩm nhất định, chúng ta đang đưa ra một số quyết định mà có thể không bao giờ quay trở lại được. Trong trường hợp đó, quyết định phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Chúng ta phải xem xét khả năng tồn tại và quan điểm phát triển chuyên nghiệp trong ngành.

Vận may luôn đến với những người dũng cảm và vào năm 2019, chúng ta sẽ thấy các nhà thiết kế tận tâm trở thành chuyên gia và chia sẻ các kỹ năng phổ quát của họ.

Cuối cùng, xu hướng lớn nhất mà chúng ta đang nhận thấy là sự thay đổi dần dần theo hướng chân thật. Những mánh khóe hay chiêu trò nên chấm dứt, không gì đánh bại được những ý định tốt và thiết kế có mục đích tốt là điều mà bất kì nhà thiết kế nào cũng cần theo đuổi.


Biên tập : Thao Lee

Tác giả: Moses Kim

Nguồn: uxplanet

Cùng tác giả

#Tag

UI/UX ux xu hướng xu hướng 2019 xu hướng thiết kế xu hướng đồ họa

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2023 đang định hình thực tế mới
Xu hướng thiết kế đồ họa 2023 đang định hình thực tế mới
Bài viết này sẽ đi sâu vào các xu hướng thiết kế đồ họa hot nhất năm 2023. Cùng chúng tôi đánh giá kỹ lưỡng về những gì đang chờ…
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Sau loạt bài Xu hướng thiết kế đồ họa 2022 chúng ta đã phần nào định hình được những xu hướng thiết kế sẽ thống trị vào năm 2022, thông…
Chủ nghĩa Tối đa lên ngôi - Hệ quả của đại dịch Covid-19?
Chủ nghĩa Tối đa lên ngôi - Hệ quả của đại dịch Covid-19?
Một nguyên nhân sâu xa cho sự lên ngôi của chủ nghĩa Tối đa được cho là hệ quả của sự tự do đột ngột sau đại dịch Covid-19 khi…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm những xu hướng thiết kế đồ họa nào sẽ là lựa chọn hoàn hảo để xây…