Chủ nghĩa Tối đa lên ngôi - Hệ quả của đại dịch Covid-19?

Định luật Newton III đã xác nhận rằng: “Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối”. Tương tự, mọi nền văn hoá đều có phản văn hoá. Đó là lý do tại sao khi chủ nghĩa Tối giản chiếm sóng trên thế giới thiết kế, đã có một xu hướng chống lại nó và chủ nghĩa Tối đa xuất hiện từ đó. Trong nhiều năm qua, chủ nghĩa Tối giản đã là vua của thế giới thiết kế nội thất, và mặc dù nó vẫn là một phong cách cực kỳ phổ biến, nhưng có vẻ như chủ nghĩa Tối đa đang dần trở thành xu hướng ở những năm trở lại đây. 

Chủ nghĩa tối đa là gì?

Chủ nghĩa Tối đa, đúng như tên gọi của nó, là nghệ thuật trang trí nội thất bằng việc sử dụng tối đa màu sắc, hoa văn lặp đi lặp lại mà không gấy rối mắt. Phong cách này hướng đến các màu sắc tươi sáng, nổi bật như màu hồng fuschia, màu xanh lá cây đậm, màu cam nóng bỏng, cân bằng bằng các tông màu trầm, kết hợp cùng các vật liệu đa dạng cũng như những hoa văn, hoạ tiết, chữ,… 

Trong khi chủ nghĩa Tối giản luôn tìm mọi cách để đơn giản hoá những thứ phức tạp, hợp nhất các gam màu, tập trung vào các đường nét và kết cấu cơ bản, giảm số lượng yếu tố trong một thiết kế; thì chủ nghĩa Tối đa thu hút sự chú ý bằng những gam màu sáng và đậm, kết hợp cùng hình dạng và kết cấu phong phú. Tuy nhiên, nó đòi hỏi sự khéo léo và con mắt tinh tường để sắp đặt từng chi tiết, vì chỉ một nước đi sai lầm có thể dẫn đến kết cục thảm hại. Đây là sự lộn xộn, bừa bộn, hay là một vẻ ngoài được sắp xếp cẩn thận, có chủ đích, mấu chốt đều nằm ở tay người thiết kế. Bằng cách kết hợp các yếu tố truyền thống và hiện đại, các hoạ tiết với màu sắc phù hợp, bạn có thể tạo ra một căn phòng theo chủ nghĩa Tối đa đầy cá tính nhưng vẫn giữ được sự tinh tế. 

Nguồn ảnh: Hommes Studio

Hệ quả của Covid-19

Một nguyên nhân sâu xa cho sự lên ngôi của chủ nghĩa Tối đa được cho là hệ quả của sự tự do đột ngột sau đại dịch Covid-19 khi số đông người dân bị hạn chế ra ngoài và có thói quen tích luỹ, dự trữ. Họ cho rằng chất đống đồ tạo cảm giác ấm cúng hơn khi ở nhà. Mặt khác, nhiều người cho rằng chủ nghĩa Tối đa đi đôi với Chủ nghĩa tiêu dùng, là hệ lụy của tâm lý hưởng thụ, hưởng lạc, chạy theo lợi ích vật chất.

Để trả lời cho vấn đề này, Diana Budds từ trang tạp chí truyền thông Curbed cho rằng: “Thay vì coi chủ nghĩa tối đa như một thứ thẩm mỹ tôn tạo các đồ vật, tôi cho rằng nó cũng có yếu tố bền vững. Thứ xanh nhất mà bạn có thể có là thứ mà bạn có thể sử dụng lâu dài. Vì vậy, yếu tố chống chủ nghĩa tiêu dùng của chủ nghĩa tối đa là: bạn có thể chứa tất cả những đồ vật này và tìm ra cách để làm cho nó phù hợp với bạn.”

Nguồn ảnh: Hommes Studio

Gợi ý khi thiết kế nội thất theo chủ nghĩa tối đa

  1. Không bao giờ là đủ: Châm ngôn của chủ nghĩa Tối đa là không có gì là quá nhiều! Phong cách này khuyến khích bạn tạo ra ngôi nhà của mình với tất cả những gì bạn thích mà không bị hạn chế.
  2. Càng sáng càng tốt: Trong khi các màu trung tính và nhẹ nhàng được coi là đặc trưng của chủ nghĩa Tối giản, thì phong cách Tối đa lại hướng đến việc tạo ra một sân chơi vui vẻ với những màu sắc đậm. Nó khuyến khích bạn thử nghiệm với màu sắc để tìm ra sự kết hợp phù hợp với cá tính của bạn và không gian sống. Và khi bạn chọn một màu sắc, hãy thêm nhiều đồ trang trí có cùng tông màu sẽ khiến không gian của bạn trở nên sống động hơn đấy.
  3. Cá nhân hoá: Mục đích cuối cùng của thiết kế nội thất vẫn là tạo ra một không gian đẹp và tiện nghi. Vì vậy, đừng chỉ thu thập mọi thứ một cách ngẫu nhiên, hãy sắp xếp chúng cho phù hợp với phong cách và nhu cầu của bạn.
  4. Hợp nhất nhiều thời kỳ: Một điểm cộng của chủ nghĩa Tối đa là bạn có thể kết hợp phong cách của nhiều thời kỳ vào một căn phòng nhỏ. Bạn yêu thích sự cổ điển? Bạn chắc chắn có thể mang nét quyến rũ của thế giới cũ, thêm vào một số bức tường gạch mộc mạc, một chiếc bàn hiện đại của thế giới mới,… Không có gì là đúng hay là sai với xu hướng này.
Căn phòng của chú Howl trong Howl’s Moving Castle được ví vui là “ông tổ của chủ nghĩa tối đa”.
Nguồn ảnh: Ghibli Wiki

Tạm kết

Chủ nghĩa Tối giản và chủ nghĩa Tối đa bổ sung cho nhau nhiều hơn là đối lập và triệt tiêu lẫn nhau. Cả hai đều là “trend”, chúng sẽ biến đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào tình hình tài chính, kinh tế, chính trị, môi trường, văn hoá, xã hội,… Nền văn minh có xu hướng dịch chuyển từ nền văn minh này sang nền văn minh khác, đó là sự thanh lọc không ngừng của văn hóa vật chất. 

Bài viết: Belle

Cùng tác giả

#Tag

chủ nghĩa tiêu dùng Chủ nghĩa tối giản Covid-19 Hoàng Ngọc Thạnh thiết kế nội thất xu hướng thiết kế

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2023 đang định hình thực tế mới
Xu hướng thiết kế đồ họa 2023 đang định hình thực tế mới
Bài viết này sẽ đi sâu vào các xu hướng thiết kế đồ họa hot nhất năm 2023. Cùng chúng tôi đánh giá kỹ lưỡng về những gì đang chờ…
Less is More: Ninki với màu sắc lấy cảm hứng từ Risograph cùng lối minh họa đơn giản và tích cực
Less is More: Ninki với màu sắc lấy cảm hứng từ Risograph cùng lối minh họa đơn giản và tích cực
Việc đặt bút lên giấy và vẽ không chỉ là một hình thức trị liệu mà còn là một cách hiệu quả để thể hiện bản thân, đồng thời là…
Tham quan thế giới thần thoại qua loạt tranh minh hoạ của hoạ sĩ Hope Christofferson
Tham quan thế giới thần thoại qua loạt tranh minh hoạ của hoạ sĩ Hope Christofferson
Với tình yêu dành cho nghệ thuật và văn học giả tưởng, Hope Christofferson mở ra một thế giới phép thuật qua loạt tranh minh hoạ thần thoại cổ điển.
Điều gì sẽ xảy ra nếu vi khuẩn tổ chức lễ Giáng sinh? Họa sĩ minh họa Wenjing Yang sẽ cho bạn câu trả lời
Điều gì sẽ xảy ra nếu vi khuẩn tổ chức lễ Giáng sinh? Họa sĩ minh họa Wenjing Yang sẽ cho bạn câu trả lời
Wenjing Yang là một họa sĩ minh họa hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố New York, Mỹ với hàng loạt giải thưởng danh giá. Niềm đam…
Butcher Billy - Hoạ sĩ đứng sau loạt poster lấy cảm hứng từ những năm 1980 của Stranger Things
Butcher Billy - Hoạ sĩ đứng sau loạt poster lấy cảm hứng từ những năm 1980 của Stranger Things
Nhà thiết kế đồ hoạ tài năng Butcher Billy đã hợp tác cùng Netflix để cho ra loạt poster cổ điển thể hiện hoàn hảo chủ đề của mỗi tập…