Week 45: Xây dựng một sự chia sẻ hiểu biết

Vị khách trong tuần này của chúng ta là Bill Scott, Giám đốc của E-commerce UI Engineering tại Netflix và cũng là đồng tác giả của cuốn sách Designing Web Interfaces: Principles & Patterns for Rich Interactions.

Vài năm trước đây tôi làm việc chung với đội thiết kế trong một dự án website thành công. Trong suốt buổi học tôi nghe những bạn thiết kế than phiền về việc những sản phẩm được tung ra thường khác so với những gì họ đưa cho các kỹ sư lập trình, cho dù họ đã làm Html/css cho trang. Vậy nên tôi đã hỏi rằng liệu có ai đó biết điều gì gây ra việc này… điều gì xảy ra khi trong khoảng thời gian họ chuyển giao code của mình và điều gì xảy ra khi người dùng ghé thăm trang? Câu trả lời của họ là “Chúng tôi thực sự không biết. Chúng tôi chỉ biết rằng họ đã đã cắt các trang thành JSP files (Java Scripting Preprocessor)’. Tôi nhận ra rằng không một ai trong số những người thiết kế hiểu được nó là gì vậy nên tôi đề nghị một giải pháp đơn giản: “Hãy để những kỹ sư lập trình dạy các bạn công việc của họ. Ví như bạn là một nhân viên mới hãy để họ dạy bạn cách cắt trang.”

Kết quả rất đang chú ý. Trong JSP có các tags xác định những thành phần được sử dụng lại và những câu HTML phổ biến. Kết quả là HTML phải được gắn vào ngữ pháp JSP và các thành phần thường xuyên không giống với các phiên bản mà thiết kế gọi lên hoặc thứ bị mất đi khi tiến hành. Hiểu biết về cả quá trình này dẫn tới những sự thay đổi cách nhóm thiết kế làm code và cách họ truyền thông việc này tới đội lập trình. Đây là khoảng khắc về chia sẻ sự hiểu biết.

Tạo ra một sự chia sẻ hiểu biết giữa các thành viên trong nhóm có thể tạo cầu nối hàn gắn những khoảng trống giữa các các thành viên nghĩ và làm việc. Có được may mắn quan sát cả thiết kế và kỹ sư lập trình, tôi thấy phép ẩn dụ người thiết kế như tới từ sao Kim còn lập trình thì từ sao Hoả khá đúng. Khái quát thì tính cách của mỗi vai trò có xu hướng ép buộc các quan điểm khác biệt và do đó dẫn đến sự thất bại về cách trao đổi.

Ở Yahoo. Tôi có cơ hội được làm việc với Karon Weber, người trước đó làm việc với hai nhóm kỹ sư siêu việt: Nhóm làm công cụ hoạt hoạ Pixar và Xerox PARC. Karon dạy tôi những bài học giá trị về việc kết hợp nhân viên bằng việc chia sẻ sự hiểu biết giữa các nhóm cá tính mà cô nắm. Tại Pixar, tất cả là về các câu chuyện. Về lý do này Karon là tín đồ của việc “thiết kế bản năng”. Thay vì gắn chặt thiết kế với Photoshop, tiềm năng thực sự là bày thiết kế trên những định dạng khác: trên poster, bảng, nhưng con đường, nơi phù hợp với các ý tưởng thương mại. Văn hoá này xâm nhậm vào Yahoo ở thời điểm đó, với những ban nhạc nhỏ từng cộng tác với Karon. Câu chuyện của cô chỉ là một dạng khác của việc chia sẻ hiểu biết.

Một trong những thứ tôi tự hào nhất ở Netflix (ngay từ khi tôi mới làm việc ở đây) là việc tạo ra một tổ chức giao diện người dùng rất tốt. Nhưng thành công của tổ chức này có được dựa trên việc nhóm thiết kế đã chia sẻ sự hiểu biết của họ với nhóm lập trình. Nhóm thiết kế có được cái nhìn về những thách thức mà nhóm lập trình sẽ gặp phải. Và những người lập trình thì cũng có những ý tưởng mà nhóm thiết kế có thể tận dụng.

Để làm được điều này một trong những anh chàng của nhóm, Brian Cox đã thực hiện một việc đơn giản: Anh tổ chức một buổi bàn tròn vào thứ 7. Bạn có thể đem ý tưởng, than phiền, tranh cãi, và các đề nghị tại buổi này. Không theo lịch trình cụ thể, chỉ đơn giản là nói. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên về hiệu quả của buổi chia sẻ này. Những người thiết kế thấy được điều gì khó, điều gì dễ. Các hạng mục được chuyển giao hợp lý và chúng tôi có những giao diện với các tính năng nhanh hơn. Tất cả là nhờ có sự chia sẻ hiểu biết.

Tuần trước tôi có buổi gặp với một nhóm thiết kế vô cùng hiểu biết. Ấn tượng bởi các công việc mà Erin Malone, Matt Leacock, những người khác và tôi đã làm được khi tung ra thư việc mẫu thiết kế Yahoo, họ cũng có một thư viện mẫu của riêng mình. Như chúng tôi đã nói về những tài liệu mẫu mà chúng tôi tạo ra dựa trên những ý tưởng cốt lõi giúp cho thư viện mẫu thành công. Hơn tất cả những thư viện mẫu đã tạo ra một kiểu ngữ pháp. Tất cả những kỹ sư, thiết kế và những người sản xuất có thể sử dụng những mẫu theo cùng một cách để có được sự chia sẻ hiểu biết.

Xây dựng một sự chia sẻ hiểu biết không chỉ là về một quá trình đặc biệt hay một công cụ hay bất cứ ai có thể code hay design, không chỉ là việc đưa mọi người cùng sánh bước. Mà còn lại tạo nên sự tôn trọng, xây dựng nên cấu trúc, cùng tạo ra giải pháp và cuối cùng để tạo ra một trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Đó là có phải là cách tạo nên một trải nghiệm đúng? Chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết về người dùng. Chúng ta quan sát họ, học từ học. Nó có giống với việc chúng ta đang làm với đồng nghiệp?

Cùng tác giả

#Tag

52 weeks of ux Kiến thức user experience ux

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…