Week 19: Tha Thứ

“Tạo ra lỗi lầm là con người; để tha thứ, là thánh” – “To err is human; to forgive, divine” – Alexander Pope.

Theo truyền thống, là mỗi nhà thiết kế, chúng tôi sẽ giải thích điều này có nghĩa là người dùng thường tạo ra lỗi và khi chúng ta “tha thứ” (sau đó giúp họ đi tiếp) chúng ta được coi như là thánh.

Tuy vậy, dù thế nào thì tôi cũng cho rằng chúng ta, các nhà thiết kế và lập trình, cần phải cầu xin sự tha thứ từ người dùng.

Con người vốn dễ bị mắc sai lầm. Chúng ta thực hiện nó liên tục. Đọc không đầy đủ những dòng chữ, bấm sai nút. Tìm kiếm những gì không tồn tại. Nhập vào những địa chỉ URL sai chính tả. Cố gắng xem những giao diện theo một cách kỳ quái. Tất cả những ví dụ đó (và còn rất nhiều nữa) xảy ra thường xuyên trên sản phẩm của chúng ta.

Đó là những lúc chúng ta có một cơ hội duy nhất để thu hút người dùng theo một phương pháp ứng xử thực sự của con người. Chúng ta mới ngắt quãng sự liên tục của họ, và họ có thể hoặc không thể hoàn thành nhiệm vụ và phần mềm mong muốn họ thực hiện.

Chúng ta thường xuyên tạo ra lỗi khiến người dùng tự hỏi bản thân họ đã làm gì, họ không được giúp đỡ, họ tiếp tục tạo ra lỗi.

Dù thế nào, những đoạn văn bản haycó thể có những hiệu ứng tốt với nhận thức của con người với sản phẩm. Nó có thể thay đổi thái độ ngay tức thời. Nó có dễ hiểu? Nó có đặc trưng? Liệu nó có đề xuất rằng người dùng cảm thấy đầy sức mạnh? Có những câu hỏi khi xem xét các câu chữ trên sản phẩm, đặc biệt là những dòng báo lỗi.

Rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một dấu hiệu để giúp người dùng không tạo ra lỗi ngay khi tiếp cận. Chúng ta nên tạo ra những cách thay thế để thoát khỏi tình trạng hiện thời. Chúng ta nên thực hiện mọi thứ có thể để tạo ra giải pháp con người để giải quyết những vấn đề của con người.

Chúng ta đã thất bại, chứ không phải người dùng. Sau tất cả, họ đang sử dụng sản phẩm của chúng ta. Chúng ta chịu trách nhiệm về trải nghiệm và cam kết các về các vấn đề và cố gắng gỉai quyết nó nhanh nhất có thể, chúng ta sẽ tạo ra sự thiện chí và niềm tin, sự quay lại của người dùng.

Điều này không phải là phức tạp hay thậm chí tất cả phải thông minh. Thay vì tập trung vào tạo ra một thứ sáng sủa, ngôn ngữ truyền tải thống nhất trên mỗi sẫn phẩm. Hãy làm nó thật nhân bản. Cho nó những gì bạn muốn đọc nếu bạn ở trong hoàn cảnh của họ. Nhưng quan trọng hơn cả, chấp nhận khiển trách… đừng đổ nó cho người dùng.

Thuật ngữ “UX” đang bị coi thường?

Thuật ngữ UX đang trở thành tập giấy dán. Tất cả đang dán nó ở khắp mọi nơi. Hãy lấy ví dụ, những công việc liên quan tới UX chúng ta đang sử dụng, chúng chỉ là bề nổi của UX: UX designer (một thuật ngữ chúng ta hay sử dụng), UX architech, UX consultant, UX researcher. Có thể trong một ngày đẹp trời tôi còn thấy UX web developer (Tôi không biết thực sự nó là gì).

Nhưng điều này không phải là mới. Mọi người áp dụng thuật ngữ khi họ thành công trên thị trường vì đó là thứ mà tất cả đang nhắc tới. Nó giúp họ phù hợp – ngang bằng với các đối thủ ở khắp nơi.

Cho nên chả có gì ngặc nhiên khi nhiều nhà thiết kế thay đổi chức danh của họ từ Thiết kế – Designer tới IA (information architech), tới Ux professional … Thế giới thiết kế được xác định và chuẩn hoá lại. Thực tế, nếu chúng ta không tập trung phát triển chuyên môntrải qua thời gian, bạn sẽ ngạc nhiên liệu họ có làm đượcnhư vậy với nghệ thuật.

Nhưng UX dường như khác vậy. Mọi người dường như đang lạm dụng nó. Quá nhiều người sử dụng thuật ngữ “UX” giống như sợ nó đang bị gạt đi? Nếu ai cũng sử dụng thuật ngữ UX không theo đúng ý nghĩa, khiến nó quá rộng và đặc biệt? Có nghĩa là, nếu UX được sử dụng bởi bất cứ ai liên quan tới thiết kế, sau đó nó sẽ bị suy yếu so với mục tiêu ban đầu của thuật ngữ này, nhằmg mục đích thu hút tập trung khách hàng. Nếu sử dụng thuật ngữ UX trở thành một cách để mô tả những việc bạn làm, bạn sẽ thất bại sau đó.

Trong khi tôi vẫn nghe những lập luận này, tôi không nghĩ có chút gì để lo lắng.

Thuật ngữ UX chính xác hơn tất cả. UX mô tả nhiệm vụ của nó theo đúng nghĩa của từ này: Tăng cường trải nghiệm người dùng. Đó là lý do tại sao tôi nghe các giám đốc, marketing, thiết kế, lập trình thích sử dụng thuật ngữ đủ liên quan tới những gì họ đang thực sự nói về cùng một thứ.

Mọi người hiểu thuật ngữ UX hơn bất kỳ thuật ngự có ý nghĩa tương tự. Bên cạnh “thiết kế” cũng được thêm vào bất cứ thứ gì đi kèm với nó. Các nhà thiết kế thường thấy mâu thuẫn với phần còn lại của việc kinh doanh, mang một cái kính đen và tỏ ra điệu bộ.

Trong thời gian gần, tôi nghĩ UX có thể được sử dụng an toàn để vượt qua cái bẫy và giúp có sự tập trung vào đối tượng mà ta nhắm tới, không phải thiết kế cho bản thân.

Thuật ngữ không phải điều gì quan trọng. Về lâu dài, thuật ngữ không quan trọng như công việc của nó. Chỉ có một thứ quan trọng cho sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực này là bạn liên tục nâng cao trải nghiệm của người dùng hàng ngày, hàng ngày.

Nó có thể là bất thứ từ gì bạn đặt tên… IA hay UX hay Designer hay bất kỳ thứ gì khác. Những thuật ngữ đó đơn thuần chỉ là tín hiệu của các cuộc thảo luận, bối cảnh hướng người sử dụng để họ tự định hướng. Sau những định hướng ban đầu, các từ ngữ không phải vấn đề, vấn đề chính là công việc.

Vì thế cũng đừng lo lắng về việc UX đang có vẻ bị lạm dụng. Nó chỉ là một từ. Những ai thực hiện sai lời hứa và không làm UX thực sự sẽ trở nên bị coi thường.

Dịch từ 52weeksofux

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức user experience ux

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…