Week 17: Trải nghiệm đứng trước thương hiệu

Tất cả chúng ta có yêu thích logo Nokia vì nó thực sự là một logo tuyệt vời hay chúng ta yêu nó bởi vì chúng ta yêu thích các sản phẩm của Nokia? Thế còn thiết kế của FedEx, Apple, channel No.5?

logos

Như là một lẽ thông thường, hay một chuyến du lịch tới Quảng trường Thời Gian (times square), có lẽ khiến chúng ta bị thuyết phụcrằng những logo đó và những liên tưởng đó thay đổi cách chúng ta nghĩ về các công ty kia.

Nhưng đó là kết quả của hàng núi tiền chi ra, để gửi những thông điệp để thuyết phục chúng ta rằngchúng là những thứ tuyệt đỉnh (số tiền này là một phần chi phí của thiết kế và tạo ra một sản phẩm thực tế).

Hãy cân nhắc lời giải thích thay thế của Michael Bierut trong lĩnh vực ông ấy giỏi nhất Sức Mạnh Bí Ẩn Của Bối Cảnh. Ông đã sử dụng ví dụ về làm cách nào từ CHANEL được viết một cách đơn giản, một phông không chân không có gì đặc biệt, nói thẳng ra làm nhàm chán. Nhưng nó được đặt trên bối cảnh của các lọ nước hoa Chanel sang trọng và những trải nghiệm về đẳng cấp của bạn với nó khiến logo trở nên tối thượng.

Bierut cho rằng chúng ta yêu các logo chỉ sau khi chúng ta trở thành một khách hàng quen thuộc của nó, có thể nói rằng, bối cảnh mà chúng yêu thích tạo nên những logo yêu thích. Tôi nghĩ Bierut hoàn toàn đúng và nó dẫn tới một điểm quan trọng; Trải nghiệm đứng trước thương hiệu.

starbucks

Những sự liên hệ đầu tiên với một logo, hay là một thương hiệu mà chúng ta cảm thấy xa lạ, có ítliên hệ. Vì vậy, chúng ta không có cảm giác kết nối với những logo mà chúng ta không có nhiều sự tương tác. Chúng ta có lẽ sẽ không để ý tới nó, chúng ta có thể cũng biết hơn một chút, nhưng dù thế nào thì cảm giác của chúng ta sớm muộn sẽ có chỉ khi có những trải nghiệm trực tiếp.

Bối cảnh xung quanh vẫn thay đổi liên tục khi chúng ta sử dụng sản phẩm và sự liên kết trải nghiệm của chúng ta với sản phẩm, sau đó cảm giác của chúng ta thay đổi theo hướng tốt hơn. Bierut cho rằng:

“Trong thế giới của thiết kế nhận diện, rất ít thiết kế truyền tải nhiều ý nghĩa khi chúng mới toanh. Một logo tốt, theo như Paul Rand nhắc tới “niềm vui cósự thừa nhận và cam kếtvề ý nghĩa”.

Sự cam kết, dĩ nhiên chỉ được trọn vẹn thông qua thời gian “nó chỉ được chỉ ra bởi công ty với một sản phẩm, dịch vụ, cách kinh doanh hay một tập hợp mà logo mang theo ý nghĩa thực tế.” Rand viết năm 1991. “Nó có đượcý nghĩa và sự hữu dụng bởi chất lượng mà sản phẩm mà nó đại diện.”

fedex

Điều này là có ảnh hưởng rất lớn cho thiết kế! Nhận thức của chúng ta về một thứ gì đó (thương hiệu) chủ yếu bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm thực tế.

Vì thế chúng ta không tốn giây nào để suy nghĩ về logo của Starbuck cho đến khi chúng ta uống thứ cà phê thú vị của nhãn hiệu này, hay trải nghiệm thương hiệu này theo cách nào đó. Nếu cà phê dở, chúng ta phản hồi tiêu cực với thương hiệu. Các hoạt động bên trong khá phức tạp, nhưng tóm lại – thương hiệu dựa trên trải nghiệm của chúng ta đi tới đâu.

Một số có thể lập luận rằng logo và kiểu dáng của thương hiệu ảnh hưởng tới cách chúng ta nghĩ về nó, và có thể thuyết phục ta rằng thương hiệu này thật sự tốt hơn. Điều này cũng có thể xảy ra, nhưng hầu hết chúng ta đơn giản không có thời gian cho việc này.

Con người nhận ra rằng khi họ bị lừa, và nếu họ có một trải nghiệm tệ hại với một sản phẩm, không quan trọng là nó có thiết kế tuyệt vời, hay bao bì hấp dẫn làm sao, họ sẽ không nán lại đủ lâu để bị thuyết phục lại.Trên thực tế, họ còn bực bội với sản phẩm nhiều hơn vì sự gian dối của nó.

Có hàng ngàn thương hiệu ở ngay đó với tiềm năng được cho là tuyệt vời, logo đẹp đẽ, phù hợp, nhưng chúng không đem lại cho người dùng chút nào trải nghiệm mà họ muốn. Vì thế cũng ta sẽ chả buồn quan tâm tới Fedex, Nike, Apple hay Chanel nếu chúng là những sản phẩm vớ vẩn.

Thiết kế bao gồm sự thoả hiệp

“Thiết kế lúc nào cũng có sự thoả hiệp… hiếm khi nào mà người thiết kế chỉ đơn giản là đánh giá một yêu cầu và hoàn toàn có được có một sản phẩm trọn vẹn… “

Không có phương pháp cơ bản nào cho việc quyết định giải pháp đưa ra là tốt hay xấu, và phép thử tốt nhất với các thiết kế là để nó tồn tại ở thực tế và đánh giá nó tốt/xấu thế nào.

Các giải pháp cho thiết kế không bao giờ là hoàn hảo và chúng thường dễ gặp chỉ trích, và các nhà thiết kế cần chấp nhận rằng thiết kế của họ sẽ hiện diện không tốt theo cách nào đó với một ai đó.”

Theo 52weeksofux

Cùng tác giả

#Tag

logo ux

iDesign Must-try

Ý nghĩa đằng sau biểu tượng Meta - cái tên mới toanh của Facebook là gì?
Ý nghĩa đằng sau biểu tượng Meta - cái tên mới toanh của Facebook là gì?
Biểu tượng có thể giống chữ M trong từ ‘Meta,’ và đôi khi là một dấu vô cực, tượng trưng cho những chân trời vô hạn trong metaverse. Ngày 28/10,…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Studio đứng sau sự nổi tiếng của các logo thương hiệu hàng đầu thế giới
Studio đứng sau sự nổi tiếng của các logo thương hiệu hàng đầu thế giới
Trong thập kỷ trước, rất nhiều công ty mới xuất hiện trên làn sóng công nghệ và xu hướng mới. Một trong số đó thậm chí còn thay thế những…
Bộ nhận diện thương hiệu cho không gian tối giản xanh mát của phòng học Green Study
Bộ nhận diện thương hiệu cho không gian tối giản xanh mát của phòng học Green Study
Green Study là thương hiệu phòng học cao cấp, thuộc một dự án hỗ trợ khởi nghiệp của Hyundai Card (Hàn Quốc). Với tông màu chính xanh lá cây, trắng…