Vai trò của nhà thiết kế sản phẩm trong bối cảnh ngày nay

Hãy là một nhà thiết kế sản phẩm tâm huyết.

Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả muditha batagoda – nhà thiết kế sản phẩm

Tôi sợ rằng sự nghiệp của tôi sẽ kết thúc trong tay người khác. Tôi bắt đầu suy nghĩ về sự nghiệp của mình sẽ thay đổi như thế nào sau một vài năm. Đó là lý do tại sao tôi viết bài “Có phải UX đang chết dần đi?”. Nhưng tôi tự nghĩ – nếu UX không thực sự chết, chúng ta có thể cải thiện bản thân để trở nên tốt hơn, bằng cách biết chúng ta là ai. “Có phải UX đang chết dần đi?” được viết theo quan điểm – chúng ta đang không làm đúng UX và không sử dụng nó đúng với tiềm năng của chúng ta. UX giống như một người khổng lồ sắt khiêm tốn và đẹp đẽ khi được dẫn dắt đúng cách, nhưng nếu bạn làm sai, nó sẽ từ từ phá hủy một sản phẩm với hàng ngàn vết cắt.

Điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm là hiểu rõ vai trò công việc của mình. Một số bạn có thể đang nghĩ “Vâng… Một thiết kế sản phẩm rất cụ thể, đúng không? Vậy tôi sẽ phải học gì?”. 

Nhà thiết kế sản phẩm có vai trò nhất định trong thị trường việc làm. Không khó để tuyển dụng một nhóm các nhà thiết kế, nhưng không dễ dàng để hiểu rõ công việc của họ trong một nhóm. Vì vậy, chúng ta cần phải phân tích chuyên sâu về từng yếu tố riêng biệt:

1. Định hướng sản phẩm

Trong những “ngày hoàng kim” trước đây, các nhà thiết kế đảm nhận công việc tạo ra thiết kế trực quan cho sản phẩm. Họ hướng dẫn các nhà quản lý sản phẩm và bắt đầu công việc ở giai đoạn thiết kế. Nhưng hiện tại, nhà thiết kế sản phẩm làm việc với những người quản lý và kỹ sư ở mọi giai đoạn trong quá trình phát triển sản phẩm. Đây là điểm cộng lớn cho tổ chức cũng như sản phẩm. Vì sự cộng tác đó sẽ mang đến sự am hiểu tường tận hơn về sản phẩm.

Một sản phẩm cần phải dễ hiểu và dễ khám phá đối với người dùng. Sử dụng UX trong mọi phần của quy trình thiết kế và phát triển sản phẩm có thể cải thiện đáng kể trạng thái và chất lượng của đầu ra.

Minh họa bới Walid Beno 

Đây là điều có thể liên quan đến “Thiết kế trải nghiệm toàn diện”. Thiết kế tổng thể không phải là điều tôi có thể giải thích bằng một vài từ. Nói ngắn gọn, thiết kế trải nghiệm toàn diện có thể được xem như một cách tiếp cận mà thiết kế được kết nối toàn bộ với nhau. Khi khách hàng hoặc người dùng tương tác với một sản phẩm, họ sẽ hiểu được giá trị sản phẩm thông qua trải nghiệm. Người dùng tạo các điểm tiếp xúc, tương tác với sản phẩm và tổ chức theo thời gian. Một nhà thiết kế tốt sẽ gắn kết công việc của họ với một cái bao quát hơn về trải nghiệm người dùng. Bên cạnh đó, nhà thiết kế cũng sẽ suy nghĩ về hành trình của người dùng khi tương tác với sản phẩm theo thời gian. Các câu hỏi sau đây sẽ giúp nhà thiết kế sản phẩm hiểu hành trình của người dùng với sản phẩm:

2. Quan sát tổng thể

  • Cách người dùng tương tác với sản phẩm ở các thời điểm khác nhau trong ngày? 
  • Đầu tiên họ sẽ tìm hiểu về sản phẩm như thế nào? 
  • Việc giới thiệu sẽ giúp người dùng hiểu được chức năng cũng như để khám phá cách ứng dụng hoạt động ra sao?
  • Liệu người dùng có hài lòng với ứng dụng không? 
Minh họa bởi Magda

3. Tạo prototype

Tạo prototype là một trong những điều quan trọng nhất khi nói đến thiết kế sản phẩm. Mặc dù chúng ta luôn nói về thiết kế sản phẩm và tầm quan trọng của nó, nhưng chúng ta hiếm khi nhìn vào prototyping, liệu chúng ta có đang prototyping hiệu quả không? 

Trước đây, các nhà thiết kế sử dụng HTML để tạo website tương tác làm prototype, nhưng chúng khá mất thời gian để xây dựng và thay đổi. Ngay cả khi làm trên photoshop, cũng khá rắc rối khi cần thay đổi. Thế nên hiện tại đã xuất hiện nhiều công cụ tạo prototype hơn để giải quyết những khó khăn này. Một nhà thiết kế sản phẩm tốt nên sử dụng prototype như điểm giao tiếp đầu tiên với khách hàng. Với quan điểm cá nhân, tôi thích sử dụng bút chì và giấy để tạo prototype. Bạn có thể sử dụng các loại công cụ khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm mà bạn đang thực hiện.


4. User Testing  (Kiểm thử người dùng)

Nhà thiết kế sản phẩm phải là người có thể kiểm tra ý tưởng và thiết kế của họ với khách hàng và người dùng. Là một nhà thiết kế sản phẩm – đa số chúng ta sẽ chờ đến khi hoàn thành mọi thứ với các nhóm mục tiêu hoặc khách hàng, sau đó mới xác minh các yêu cầu của người dùng. Các cuộc họp theo lịch trình hàng tuần với khách hàng hoặc các nhóm sẽ giúp nhà thiết kế xác minh quy trình và giúp thiết kế không bị lệch khỏi yêu cầu ban đầu. Điều này giúp nhà thiết kế sản phẩm luôn đi đúng hướng và suy nghĩ về những điều mới mà họ có thể bỏ qua trong giai đoạn trước khi thiết kế. Đồng thời, nó cũng giúp nhà thiết kế đưa ra những ý tưởng riêng, cũng như quảng bá để mang lại giá trị kinh doanh bổ sung cho sản phẩm.

Tuy nhiên, việc bổ sung ý tưởng kinh doanh không phải là một trong những điều khách hàng luôn cần ở người thiết kế. Khi bạn giữ liên lạc liên tục với khách hàng hoặc người dùng mục tiêu và dùng các kỹ thuật kiểm tra người dùng, họ trở nên gần gũi với nhà thiết kế hơn. Việc này sẽ giúp nhà thiết kế hiểu được suy nghĩ và cảm xúc thông qua quan điểm của “người dùng”.

Minh họa bởi Diana Stoyanova 

5. Visual Design  (Thiết kế trực quan)

Thiết kế trực quan bao gồm việc xây dựng thương hiệu trực quan, typography và bố cục… của sản phẩm. Các nhà thiết kế sản phẩm hiện đại không chỉ dừng lại ở cấp độ của wireframes, mà phải chuyển từ thiết kế UX truyền thống sang thiết kế tương tác trực quan. Có rất nhiều công cụ và kỹ thuật trên thị trường phù hợp với từng mục đích của nhà thiết kế. Điểm chính trong thiết kế trực quan không phải là tạo ra các thiết kế “rực rỡ”, mà là tạo ra các thiết kế dễ dùng và dễ hiểu. Các nhà thiết kế cũng nên nhìn vào sự đồng cảm và áp dụng các nguyên tắc tâm lý như định luật của Hick, định luật Fitt,…


Phần kết luận

Khái niệm “nhà thiết kế sản phẩm” không còn là quá mới, nhưng quả thật rất khó để hình dung khi nào và đối với ai để sử dụng cụm từ này. Để trau dồi kiến thức chuyên môn, chúng ta cần cộng tác với các nhà thiết kế khác và những người trong cùng lĩnh vực, áp dụng các quy trình trên để nghiên cứu và đưa ra những tiêu chuẩn cần thiết trong việc tạo ra môi trường tốt hơn cho các nhà thiết kế sản phẩm, cũng như thiết lập và tạo trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Biên tập: Thao Lee

Tác giả: muditha batagoda

Nguồn: uxplanet

Cùng tác giả

#Tag

nhà thiết kế sản phẩm product designer ux design UX designer ux/ui

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Thời gian là một thứ vô cùng giá trị, điều này được nhắc nhiều và không cần phải bàn cãi thêm. Nhưng có vẻ như từ “giá trị” chưa đủ…
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
“Juniors want to Skip the process. Seniors want to Hack the process.” (Tạm dịch: Juniors muốn bỏ qua quy trình. Còn Seniors muốn hack quy trình.) Trong lần gần đây…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
The Visceral Emotional
The Visceral Emotional
Con người hình thành cảm xúc với một đối tượng ở ba cấp độ: visceral (nội tạng), behavioral (hành vi) và reflective (phản xạ). Visceral Emotional (Cảm xúc nội tạng)…