3 cách tránh khỏi những cuộc tranh luận vô tận về lựa chọn màu-sắc cho thiết kế

Bạn biết đấy, những cuộc thảo luận về việc chọn màu sắc phù hợp cho một thiết kế đôi khi có thể bất ngờ trở thành cuộc tranh luận về sở thích cá nhân.

Lần đầu tiên khi đối mặt với một tình huống như vậy, tôi đã nghĩ “Tại sao họ lại tuyển nhân viên thiết kế trong khi họ thậm chí không để cho người đó tự lựa chọn màu sắc?”. Sau một vài lần, câu hỏi đó trở thành: “Tại sao họ lại tuyển những nhân viên thiết kế không có khả năng tự chọn lựa màu sắc?”.

Trong thoáng chốc, tôi nghĩ chỉ cần hiểu biết nhiều hơn về màu sắc, tôi có thể đưa ra những lý lẽ thuyết phục hơn về sự lựa chọn của mình.

Màu sắc là yếu tố đầu tiên chúng ta nhìn thấy.

Tôi từng đọc một số cuốn sách và các bài viết về màu sắc, do vậy, hiển nhiên là tôi biết về lý thuyết màu, không gian, mô hình và trắc diện. Nhưng hóa ra, tôi không hề biết màu sắc thực sự là gì.

Nói ngắn gọn, màu sắc là yếu tố đầu tiên mà chúng ta nhìn thấy. Chúng ta không thấy các hình khối trực tiếp mà thông qua màu sắc và bóng đổ của chúng. Não bộ của ta phân tích tín hiệu màu từ mắt và giải thích chúng dưới dạng mô hình dựa trên môi trường xung quanh.

Do vậy, thiết kế một điều gì đó hữu hình cũng có nghĩa là thiết kế nó bằng màu sắc, đem lại cho nó một cảm nhận ba chiều. Và để có thể cảm nhận được, bất cứ visual nào trong nghệ thuật hay thiết kế cũng cần mô phỏng qua một vật thể thực tế. Điều này không hề liên quan đến trào lưu flat design hay skeuomorphism, ta sẽ nói về vấn đề đó trong một cuộc thảo luận khác.

Tại sao thuyết phục ai đó về tính chính xác trong việc lựa chọn màu sắc lại trở nên khó khăn đến vậy?

Có ít nhất ba lý do giải thích cho việc tại sao khi bạn nhìn vào một thiết kế, bạn lại thấy những điều khác so với đồng nghiệp và khách hàng của bạn:

  1. Ngưỡng nhạy cảm của tế bào hình nón khác nhau giữa mỗi người
  2. Tầm nhìn thay đổi liên tục
  3. Văn hóa đóng vai trò lớn trong việc nhìn nhận màu sắc

Vậy, làm sao để khiến những cuộc thảo luận về màu sắc trở nên có ý nghĩa hơn?

Bạn cần hiểu rằng khi hai người cùng nhìn vào một thiết kế, họ có thể sẽ thấy những màu sắc khác nhau. Đây cũng là bước đầu tiên giúp bạn cải thiện những cuộc tranh luận như vậy.

1. Đừng tin vào mắt mình

Việc trở thành một nhà thiết kế và có hiểu biết về các nguyên lý màu sắc không đồng nghĩa với việc những gì bạn nhìn thấy sẽ tốt hơn đồng nghiệp hay sếp của bạn.

Tôi tin rằng khi chúng ta ý thức được màu sắc trong đời sống hàng ngày bằng việc sử dụng chính xác tên gọi của chúng (như mauve, magenta hay fuchsia) thay vì gọi chung chúng là màu hồng, điều này sẽ giúp chúng ta cảm nhận được màu sắc tốt hơn. Nhưng khi thiết kế cùng với những người khác nhau cho những khách hàng khác nhau, việc cảm nhận tốt hơn không có nghĩa là các quyết định mà bạn đưa ra chính xác hơn so với những người còn lại.


2. Hãy chắc chắn rằng chúng ta đang nhìn vào những thứ giống nhau

Mỗi khi cả nhóm cùng nhau thống nhất các quyết định về màu sắc, tôi muốn chắc rằng tất cả mọi người trong phòng họp đều nhìn vào cùng một chất liệu “trình chiếu” hình ảnh, trong cùng một không gian. Khi ai đó nói họ có thể nhìn tác phẩm qua màn hình máy tính hay điện thoại, bạn nên lưu ý rằng mỗi loại màn hình sẽ hiển thị màu sắc hoàn toàn khác nhau.

Một cách khác là tìm ai đó am hiểu để điều chỉnh ảnh sáng cho phần thuyết trình. Chú ý không nên đưa chủ đề về màu sắc lên đầu mục, hãy cho mọi người một chút thời gian để làm quen với ánh sáng trong phòng họp. Cuối cùng, bạn nên chắc chắn rằng trước đó họ không nhìn quá lâu vào màn hình điện thoại, laptop hay bất kì nguồn sáng trực tiếp nào.

3. Giúp những người khác đưa ra quan điểm về màu sắc

Giúp đỡ những người tham gia cuộc họp diễn tả điều họ thấy/cảm nhận bằng vốn từ về màu sắc của bạn. Giải thích cho họ về sắc độ, độ bão hòa, độ sáng của màu sắc. Hay cẩn thận hơn, bạn có thể mang bảng màu với các lựa chọn thay thế và để họ tự trình bày những suy nghĩ của mình.



Nếu bạn tạo ra một hệ màu tham số, hãy giải thích cho họ cách nó hoạt động. Điều đó sẽ giúp họ hiểu rằng bạn hoàn toàn không pha trộn chúng với nhau một cách thiếu chủ đích. Do đó việc thay đổi một màu sắc mà không thay đổi những màu còn lại có thể không phải một ý tưởng tốt. Tôi không có ý cho rằng bạn nên trình bày thiết kế của mình như một thứ gì đó phức tạp và không thể thay đổi được nữa. Nhưng bạn nên thể hiện những tham số mà bạn có thể chỉnh sửa để cải thiện bảng màu. Hay thậm chí nếu bạn nghĩ rằng sẽ có những người cảm thấy bối rối với sự lựa chọn màu sắc này (màu tím chẳng hạn), hãy chuẩn bị các “combo” màu sắc thay thế và giải thích tại sao bạn lại nghĩ rằng chúng chưa thực sự tốt so với màu sắc bạn lựa chọn (trong khi tất cả mọi người đều sử dụng màu xanh).

Hãy phân tách giữa những ý kiến cá nhân như “Màu tím này trông hơi sai sai” với sự thật chủ quan như “Tôi thấy thật khó để nhận ra sự khác biệt giữa màu tím và màu chàm”. Sau đó, hãy hỏi họ “Tại sao bạn lại thích hoặc không thích những màu sắc đó?” hoặc “Bạn gán những màu sắc đó với điều gì?”

Kết luận

Màu sắc thật kỳ lạ. Trong thiết kế giao diện người dùng, chúng ta có rất nhiều quy tắc, cách thức và quá trình, nhưng đến công đoạn cuối vẫn là việc đưa màu sắc vào trong các patterns hiển thị trên màn hình. Màu sắc là thứ mà tất cả mọi người đều có thể đưa ra những nhận xét có giá trị chỉ trong vài giây lướt qua.

Tôi hy vọng với những kiến thức nền tảng và một số lời khuyên bên trên, bạn có thể cảm thấy dễ dàng hơn trong việc thiết kế bộ màu tuyệt vời tiếp theo và nhận được sự đồng thuận. Hãy nhớ rằng, những gì mà một số người nhìn thấy có thể sẽ khác biệt so với những gì mà bạn thấy. Sự giải thích của bạn không phải lúc nào cũng thực tế và đúng đắn hơn quan điểm của những người khác!


Biên dịch: Limon
Nguồn: kooslooijesteijn

Cùng tác giả

#Tag

color color theory design basic Limon lý thuyết màu sắc tips

iDesign Must-try

Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Hãy vững tin vào con đường mà mình đã chọn và đừng dành quá nhiều thời gian để so sánh bản thân với những freelancer khác. Trong thời đại khủng…
8 tư duy ngăn cản sự sáng tạo của bạn
8 tư duy ngăn cản sự sáng tạo của bạn
Liệu có phải hệ thống giáo dục là nhân tố ngăn cản chúng ta đạt tiềm năng sáng tạo của mình? Hay còn có những trở ngại khác cản đường…
Tìm nguồn cảm hứng cho thiết kế logo ở đâu? Sau đây là 7 nơi mà bạn nên ghé qua
Tìm nguồn cảm hứng cho thiết kế logo ở đâu? Sau đây là 7 nơi mà bạn nên ghé qua
Những mẹo nhỏ hữu ích để thu thập cảm hứng thiết kế logo cho dự án của chính bạn
5 xu hướng màu sắc liên quan đến bối cảnh xã hội cho năm 2021
5 xu hướng màu sắc liên quan đến bối cảnh xã hội cho năm 2021
Chúng tôi dự đoán các bảng màu sẽ trở nên phổ biến với thế giới sáng tạo trong vòng 12 tháng sắp tới
Urban Art - Làn gió tươi mới thúc đẩy sự đa dạng trong màu sắc của các đô thị
Urban Art - Làn gió tươi mới thúc đẩy sự đa dạng trong màu sắc của các đô thị
Ngày nay nó đã là một loại hình nghệ thuật quốc tế với số lượng sử dụng không giới hạn.
6 cách để đối phó với ‘gây hấn thụ động’ - con sâu quen thuộc trong nồi canh ngành sáng tạo
6 cách để đối phó với ‘gây hấn thụ động’ - con sâu quen thuộc trong nồi canh ngành sáng tạo
Gây hấn thụ động (passive-aggressive behaviour) là khái niệm dùng để chỉ những hành vi thể hiện cảm xúc tiêu cực một cách gián tiếp đối với người khác dù…