Shingo Tamagawa - Dành 3 năm tìm lại bản thân với Puparia

Vào cuối năm 2020, một bộ phim anime ngắn có tên Puparia đã làm chao đảo cộng đồng anime khắp thế giới. Chỉ với thời lượng 3 phút và nội dung không liền mạch với nhau, làm thế nào tác phẩm này lại trở thành một hiện tượng hot như vậy?

Mọi chuyện bắt đầu khi Shingo Tamagawa, một nhà làm phim hoạt hình trực thuộc studio Sunrise, bắt đầu cảm thấy sợ mình sẽ dần ghét các bức vẽ của mình và thậm chí cả việc sáng tạo. Càng theo đuổi đam mê của mình, anh càng hiểu rõ hơn hiện thực ‘cay đắng’ là dù bản thân có làm việc cực nhọc thế nào, anime vẫn là những tác phẩm có thể tiêu thụ được. Điều này đã khiến anh quyết định ngưng công việc sáng tạo từ năm 2015, thậm chí anh còn không đụng vào cây bút vẽ lấy một lần

Tạm ngưng việc hội họa, những gì anh làm trong ‘kỳ nghỉ’ của mình là đọc sách và đi dạo bên ngoài. Trong thời gian đó, những ý tưởng dần tích lũy trong đầu anh về một phim ngắn mới. Sau ba năm tự sản xuất, bộ phim độc lập dài ba phút ‘Puparia’ của anh đã được hoàn thành. Anh ấy đã đăng tải tác phẩm lên Youtube vào tháng 11 năm 2020 và bộ phim ngay lập tức trở thành hiện tượng.

Bộ phim Puparia (2020).

Sử dụng quỹ tiết kiệm và tiền kiếm được thông qua những dự án cho studio Sunrise, Tamagawa dường như đã bắt đầu tạo ra một bản tuyên ngôn của một nghệ sĩ. Nhờ sự hỗ trợ của trường phòng nên anh được phép thoải mái sử dụng đạo cụ ở ngay studio. Trong bộ bài phỏng vấn, anh đã khuyến khích những người khác theo đuổi các thử thách và cách tiếp cận mới trong công việc làm hoạt hình giống như cách mà anh đã làm với Puparia.

Một khung cảnh phác thảo và bản chính thức khi dựng thành phim.

Tamagawa cũng nói thêm về nguồn cảm hứng của mình là đạo diễn Hayao Miyazaki và nhà làm phim Hideaki Anno. Bên cạnh những đạo diễn và nhà làm phim, anh cũng đánh cao những stuido như Laika và đặc biệt là Sony Pictures với tác phẩm Spider-Man: Into the Spider-Verse (2018). Bộ phim này đã vượt ra ngoài những gì thường thấy trong CGI khiến anh có “cảm giác như thất bại thực sự”: điều đó phản ánh rằng các studio anime nói chung đang quá nhút nhát trong cách sáng tạo. Như anh chia sẻ:

“Có sự khác biệt khi bạn được hỏi làm thế nào để tạo ra lợi nhuận từ tác phẩm hoặc khi được bảo rằng quy trình làm sản phẩm này không hợp lý vì quá phức tạp. Tôi hiểu ‘lợi nhuận’ hay ‘năng suất’ rất quan trọng, nhưng tôi không làm hoạt hình để mọi thứ phải hiệu quả. Tôi làm hoạt hình để ‘sáng tạo’ và hình thành những cảm xúc mà trước đây mình chưa từng cảm nhận được. Tôi tin rằng mọi người đều có niềm vui đó bên trong họ. Tôi nghĩ rằng toàn bộ ngành công nghiệp có thể trở nên tươi sáng hơn nếu chúng ta có thể xoay chuyển theo hướng đó, dù chỉ chút ít.”

‘Puparia’ cũng là phản ứng của Tamagawa đối với sự thay đổi xã hội lớn hơn và ý thức rằng các giá trị đã từng định hình thế giới của chúng ta đang dần mất đi. Anh biết mình đang làm một thứ gì đó trừu tượng và khó hiểu, cũng như cố gắng làm cho các nhân vật và bối cảnh trở nên rõ ràng nhất có thể. Không muốn phụ thuộc quá nhiều vào màu kỹ thuật số, anh đã sử dụng bút chì màu và scan các bức vẽ màu để tổng hợp kỹ thuật số.

Nội dung của bộ phim là về điều gì?

Chỉ với 3 phút ngắn ngủi tương đương như một trailer phim thông thường, không ít người có ước mong bộ phim có thể kéo dài nhiều hơn thế. Với những hình ảnh đầy màu sắc, những chuyển động trên nền tranh tĩnh, không lời thoại và không tóm tắt phim, những gì người xem thấy là một sự chắp vá rời rạc giữa ba nhân vật khác nhau.

Tựa phim Puparia (puparium) nghĩa là một dạng kén bao bọc quanh nhộng thuộc các loài côn trùng lưỡng tính. Và trong bộ phim, người xem có thể để ý những họa tiết sặc sỡ của một loài côn trùng bí ẩn.

Cô gái xuất hiện đầu phim với con ngài khổng lồ đằng sau.
Phần background của nhân vật hoàn toàn là một bức tranh vẽ tay.

Lúc đầu, nhiều người đã nghĩ rằng bộ phim trông giống như một bộ truyện tranh màu phiên bản hoạt hình, nhưng nét vẽ trong bộ phim này nằm ở một cấp độ khác. Ở khúc chuyển cảnh thứ hai, một người đàn ông xuất hiện trong một căn phòng được trang trí theo phong cách nghệ thuật thời Phục hưng.

Hình ảnh người đàn ông xuất hiện trong một căn phòng trang trí theo nghệ thuật Phục Hưng.
Khi anh ta nhìn vào dãy hành lang, một sinh vật như cái kén đang tiến lại gần.

Và cuối cùng của bộ phim là một khung cảnh rộng lớn hiện ra với nhân vật thứ ba là một người có những họa tiết như con bướm ở đầu phim. Một chi tiết đáng chú ý nhất là chuyển động mắt của nhân vật được đầu tư nhiều hơn và chi tiết hơn so với hai nhân vật trước đó. Có thể thấy một lượng lớn người đi theo sau như thể đây là một đức tin của họ vậy. Rồi bộ phim kết thúc mà chúng ta không biết họ sẽ đi đâu.

Ba nhân vật với ba khung cảnh khác nhau.
Một nụ cười ẩn ý xuất hiện ở cuối phim như thể hứa hẹn một điều tốt đẹp sẽ đến.

Với nhiều hình ảnh và mang một thông điệp trừu tượng, có lẽ hơi khó để biết được Shingo Tamagawa gửi gắm điều gì bên cạnh những suy nghĩ của anh về nền công nghiệp anime hiện tại. Tuy nhiên, sự thành công của tác phẩm cũng là một dấu hiệu đáng mừng, biết đâu trong tương lai Puparia sẽ được phát triển thành một bộ phim có cốt truyện hoàn chỉnh?

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

anime hoạt hình hoạt họa illustration inspiration Navi Nguyễn phân tích phim puparia Shingo Tamagawa tua phim

iDesign Must-try

Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Ngày 18/09 vừa qua, ca sĩ Phương Mỹ Chi chính thức công bố album mới mang tên “Vũ Trụ Cò Bay”, đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát của…
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
“Women of Colours” (tạm dịch: Sắc Nữ) là dự án tranh minh họa lấy cảm hứng về nỗ lực phát triển, khẳng định bản thân và giành quyền bình đẳng…