Week 32: Những thiết kế sao chép

Cách đây nhiều năm tôi từng tham gia một dự án thiết kế cho một công ty thương mại điện tử, công ty bán những đồ điện tử trên trang web. Nhóm thiết kế đã làm một số lượng lớn những thiết kế mới nhằm cải thiện việc bán các sản phẩm.

Tới một thời điểm tôi nhận ra rằng họ đang làm nhiều thay đổi khiến tôi nhớ tới những gì tôi đã nhìn thấy trong quá khứ. Vì vậy tôi hỏi “Tại sao các anh lại thay đổi theo kiểu này?”

Câu trả lời của họ khiến tôi ngạc nhiên “À, đó là những gì Amazone đang làm và chắc là họ đã thử tất cả rồi”

Đây là việc sao chép theo một thương hiệu lớn, và thời điểm đó tôi cảm thấy lạ lẫm… vì hầu hết nhưng người thiết kế mà tôi biết thà bỏ việc hơn là sao chép một cách mù quáng ai đó. Nhưng khi tổ chức trở nên lớn hơn và ngân sách và thời hạn ngày trở nên gấp gáp, việc sao chép sẽ dễ và thường xuyên xảy ra hơn. Sao chép đã trở thành một hành động thông thường trong nhiều tổ chức.

Sao chép luôn là một phần của thiết kế. Hầu hết các nhà thiết kế đều bị ảnh hưởng bởi những sản phẩm xung quanh họ… theo cách mà loài người học hỏi bằng một phương pháp cơ bản nhất. Nhưng có sự khác biệt thật sự giữa việc bị ấn tượng bởi các thiết kế và đâm đầu vào sao chép chúng.

Thiết kế sao chép gần đây nhất chính là Facebook… họ rõ ràng đứng đầu trong mạng xã hội vì thế có thể cho rằng thiết kế của họ là tiêu chuẩn. Nhưng Facebook thật sự cũng đang sao chép. Họ so sánh rất nhiều với những gì Twitter đang làm và gần đây giới thiệu Places, cái sao chép ý tưởng check-in của Foursquare.

Vậy nên dù bạn đang sao chép kẻ đứng đầu thị trường, bạn có lẽ cũng chỉ đang sao chép từ những người thiết kế đã sao chép những thứ khác. Nhưng đơn giản là, sao chép thiết kế là một ý tưởng tồi tệ. Dưới đây là lý do:

Bạn không biết tại sao yếu tố thiết kế đó lại như vậy. Mọi yếu tố thiết kế đều có giai đoạn phát triển. Tình trạng yếu tố đó hiện tại cũng như việc tại sao nó lại đại diện diện cho thứ gì đó… chính trị, văn hoá, những thứ ảnh hưởng tới việc một yếu tố thiết kế được tạo hình. Khi bạn sao chép một yếu tố thiết kế, bạn đang bỏ qua những thứ trên… bạn đơn giản là sao chép vào trạng thái hiện tại. Việc không cần biết yếu tố lịch sử của nó, bạn sẽ không thể biết được nó đang thực sự được tạo ra để làm gì.

Bạn luôn luôn là người đến sau. Chơi trò đuổi bắt bằng việc sao chép những thiết kế của người khác có nghĩa là bạn không ban giờ được sáng tạo. Bạn không bao giờ nâng cao giới hạn thẩm mỹ cho khách hàng. Cho dù họ có thể không để ý tới… và nó là một thứ tệ. Bạn chỉ đơn giản là đang cải thiện những phản hồi của khách hàng.

Bạn đang gia công những quyết định quan trọng nhất. Khi đội ngũ thiết kế đứng ở phía trên đỉnh của việc ra quyết định, họ sẽ làm việc tốt hơn. Họ lắng nghe khách hàng và đưa ra nhiều hơn một phương án. Khi bạn chỉ đơn thuần là gia công ý tưởng, bạn chỉ việc làm đúng điều khách hàng muốn.

Bạn đang tạo nên một hàng rào ngăn cách giữa bạn và khách hàng. Bằng việc chỉ đơn giản là làm đúng những gì khách hàng muốn, bạn không tạo nên sự tương tác cần thiết và hình thành sự xa cách vô hình trong công việc.

Bạn đang khuyến khích hành động sai. Không chỉ đơn giản việc sao chép là sai trong kinh doanh, mà nó còn tạo tâm lý bất lợi cho đội ngũ thiết kế của bạn. Khi cho phép việc sao chép của người khác, bạn đang làm giảm khả năng quyết định của những người thiết kế. Họ sẽ thụ động trong công việc và không tận dụng được thế mạnh của họ.

Bạn đang đánh giá thấp dữ liệu của mình. Điều này có lẽ là tệ nhất khi sao chép. Bằng việc đưa sản phẩm thiết kế tới công ty gia công, bạn đang hạ thấp những tín hiệu bạn có thể kiếm được từ dữ liệu của mình. Nó có nghĩa rằng bạn đầu tư ít hơn, kiểm thử ít hơn, trao đổi ít hơn với khách hàng. Nhanh chóng văn hoá của bạn toàn thứ sao chép, không có chút tín hiệu sáng tạo nào cả.

Vậy quay trở lại với Amazone. Phần kết thúc là phần hay nhất. Một vài năm sau đó khi tôi đang tán gẫu với một trong những người bạn của mình, người đã từng làm việc ở Amazone. Anh ta đã bật cười khi tôi kể câu chuyện của mình. Anh ta nói “Tôi nhớ rất nhiều những buổi trao đổi tương tự tại Amazone. Một ai đó sẽ lấy một ý tưởng từ đối thủ và tự cho rằng nó đã được kiểm định, và vậy chúng tôi sẽ sử dụng nó. Thật hài hước khi nghĩ rằng Amazone có thể kiểm thử mọi thứ… dĩ nhiên là họ không thể… họ chỉ là con người.”

UX sẽ không cứu bạn

Tôi có nghi ngờ rằng khá nhiều người đang có ấn tượng rằng User Experience là một loại “nút vàng”. Xin lỗi khi tôi sẽ phá hỏng mong muốn của bạn, nhưng tôi sợ rằng nó chỉ là số ít. Tất nhiên không nghi ngờ rằng UX đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và tạo ra một sản phẩm thành công, nhưng cũng cần phải hiểu rằng có nhiều yếu tố khác có thể phá hỏng một thiết kế dù là tốt nhất.

Hoàn toàn vẫn có thể có việc sản phẩm với thiết UX hoàn hảo sẽ cắm thẳng xuống đất. Nhận biết được các điểm dưới đây sẽ giúp bạn và công việc kinh doan chọn được thời điểm thích hợp và tập trung sức mạnh của mình.

Sản phẩm phù hợp với thị trường là một trong thứ khó nhất trong trò chơi xếp hình này, đặc biệt là với những công ty khởi nghiệp (startups) – nguồn gốc của nhiều đau thương, bất ổn và tiềm năng của nhiều công ty. Câu nói dưới đây của Marc Andressen minh hoạ sự nguyên hiểm của yếu tố này tới sứ khoẻ của một công ty và đánh sụp nó.

“Làm tất cả những gì được cho là giúp cho sản phẩm có thị trường phù hợp. Bao gồm cả thay đổi người, viết lại sản phẩm, chuyển hướng tới thị trường khác, nói không với khách hàng khi bạn không muốn, nói có với khách hàng khi bạn không muốn, đưa sản phẩm tới vòng cao hơn của các quỹ đầu tư – tất cả những gì cần thiết”

Dĩ nhiên một trải nghiệm tốt là tập trung giúp người dùng sử dụng sản phẩm. Nhưng nếu sản phẩm vẫn thất bại trong việc gặp được nhu cầu thật sự của con người, thì không có UX nào giải quyết được điều đó.

Mua lại người dùng là một trong những chìa khoá cơ bản để phán triển cho bất cứ công ty nào. Có một chi phí đáng kể (về cả thời gian và nguồn lực) để hiểu được ai là đối tượng bạn nhắm vào. Nó có thể là khách hàng mà bạn chưa bao giờ thấy hoặc nghe về sản phẩm của bạn hoặc những khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ từ một trong những đối thủ của bạn. Tuy nhiên, nếu không ai sử dụng sản phẩm của bạn thì qủa là khó khăn trong việc giới thiệu với họ một UX tuyệt vời.

Những yêu cầu tính năng từ người dùng.. ,khá gần với Việc mua lại người dùng. Mọi sản phẩm đều nên có một con đường rõ ràng và sáng sủa với việc nên làm gì và không nên làm gì. Nếu nhóm của bạn không định vị được điều này, bạn sẽ thấy bản thân mình trong một vòng quay bất tận của việc chiều theo khách hàng chứ không phải là xây dựng một sản phẩm theo những gì đã định. Việc này làm tôi nhớ tới câu nói của Henrry Ford “Nếu tôi hỏi khách hàng điều họ muốn, thì câu trả lời của họ là một con ngựa nhanh hơn.”

Các đối thủ luôn là đáng lưu tâm và mối nguy mà bạn cần theo dõi. Trong thời nay, thời gian là vàng – và nó càng ngày càng quý giá. Các công ty khởi nghiệp phải khởi nghiệp nhanh hơn với tiến độ gấp gáp hơn. Tất cả dè chừng lẫn nhau. Một tín hiệu loé lên có thể khiến nhiều thứ thay đổi. Luôn phải lưu tâm những anh chàng khác đang làm gì và làm nó tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Cuộc chiến tính năng với các đối thủ của bạn là một trong những thứ khiến bạn chệch hướng và đẩy bạn vào một vòng luẩn quẩn của việc có các tính năng đáp ứng các khách hàng tiềm năng. Tốt hơn là bạn dành thời gian tập trung và những tính năng tạo ra sự khác biệt của sản phẩm với phần còn lại hơn là làm những gì đối thủ làm được.

Khả năng mở rộng là thành phần mà hầu hết mọi người không nghĩ về nó cho đến khi nó quá trễ tới khi bị bỏ rơi và tụt hậu. Đây là một vấn đề tiềm năng đối với cả các ngành vận chuyển, phân phối, đóng gói và cả những dịch vụ trực tuyến (máy chủ, dữ liệu….). Một công ty thông minh sẽ đầu tư vào những kỹ sư thông minh có thể xác định ra những vấn đề trước khi nó xảy ra – hoặc ít nhất là phải làm gì nếu nó xảy ra.

Như tôi nói lúc mở đầu, UX sẽ không cứu được bạn. Nó sẽ không sửa chữa hay chỉ ra những thách thức mà bạn sẽ đối mặt khi mang sản phẩm ra thị trường. Nhưng như bạn biết, nó là một phần không thể thiếu trong việc tạo ra một sản phẩm thành công, một sản phẩm gắn kết và định vị người dùng.

Bất kỳ công ty nào khởi đầu với việc tập trung vào trải nghiệm người dùng sẽ nhiều cơ hội đạt thành công lớn hơn những công ty còn lại.

Theo 52weeksofux

Cùng tác giả

#Tag

52 weeks of ux Kiến thức user experience ux

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…