Những đường nét uyển chuyển: Chất thơ của người họa sĩ vẽ biển hiệu

Tái Bản (Republish) là một dự án thể nghiệm tập hợp các bộ phông chữ miễn phí dựa trên những tàn tích nghệ thuật chữ Việt Nam, được khởi xướng bởi Behalf Studio. Bài viết dưới đây nằm trong loạt bài nghiên cứu của dự án Tái Bản.

Bộ chữ Mỹ Nghệ (Finesse) của Tái Bản được Hoàng – một người chuyên thiết kế chữ, phục dựng từ nét chữ của họa sĩ Hoài Minh Phương trên chiếc xe đẩy của một thợ sửa đồng hồ. Hãy cùng iDesign tìm hiểu về cách người họa sĩ này sáng tạo và quan điểm của ông về nghệ thuật vẽ chữ nhé!


Hoài Minh Phương (tên thật là Nguyễn Thế Minh) là một nghệ sĩ đa tài. Ông cũng là một trong những nghệ nhân vẽ biển hiệu trứ danh vẫn theo đuổi nghề tại Sài Gòn.

Nhận ra niềm đam mê với thi ca và nghệ thuật từ thuở ấu thơ, ông Phương đã theo làm học trò cho họa sĩ nổi tiếng Hoa Huệ rồi sau đó là họa sĩ Vũ Trọng Hợp. Cả hai người đã giúp Phương định hướng được con đường nghệ thuật sau này. Tuy nhiên, sau năm 1975, thời cuộc hỗn loạn đã đẩy ông đi theo con đường vẽ chữ nghệ thuật trên biển hiệu, coi đó như một cách để giữ lấy nghề.

Fig 1.1 & 1.2 — Sản phẩm chữ vẽ tay của ông Phương trên biển hiệu và xe sửa đồng hồ di động — Hình chụp bởi Hoàng Lê, 2018

Trong một buổi trò chuyện với nhóm thiết kế, ông Phương có chia sẻ câu chuyện ông chưa bao giờ được đào tạo bài bản về nghệ thuật chữ hay thư pháp. Thay vì vậy, ông học từ những quyển sách mẫu chữ đẹp, và tay nghề của ông Phương được rèn giũa nhờ tập luyện thường xuyên. Ông Phương cho chúng tôi xem một vài cuốn sách về mẫu chữ đẹp cũ mèm đã theo ông suốt hơn 40 năm qua. “Đầu tiên, tôi sẽ học cách viết chữ nghiêng rồi sau đó sẽ sáng tạo với những thể nghiệm riêng của bản thân.” Phương pháp này sẽ giúp các nghệ nhân Việt nắm bắt được tinh hoa của lối thiết kế Tây phương, rồi sau đó tác phẩm sẽ được họ xử lý thêm một cách khéo léo.

Theo ông Phương, “những nghệ nhân vẽ biển hiệu lành nghề không chỉ giỏi trong việc vẽ chữ mà còn xử lý bố cục tài tình. Khi vẽ tay, tôi phải thực sự hiểu về khoảng cách chữ và cấu trúc của những con chữ. Điều quan trọng nhất nằm ở tư duy nghệ thuật của người họa sĩ. Bố cục và kiểu chữ phải có sự tương xứng, thế mới đẹp được.”

Ông Phương tiếp chuyện, “Một khi đã thành thục với các kiểu vẽ chữ cơ bản, tôi sẽ sáng tạo thêm ở cách đi nét, dựa trên mẫu chữ ‘Chân Phương’ (Casual Script) trong sách chữ đẹp. Sự đối lập giữa nét thanh và nét đậm là dấu ấn trong phong cách chữ viết tay của tôi.”

Để tình yêu thơ phú không bị mai một, đôi khi theo yêu cầu của khách hàng, ông Phương sẽ viết đôi ba lời thơ đơn giản vào những biển hiệu ông vẽ. Vì thế, tác phẩm của ông không chỉ đậm nét nghệ thuật mà còn thể hiện những quan điểm cá nhân. “Tôi muốn khách hàng nhận được không chỉ một tác phẩm nghệ thuật. Nó còn gửi gắm góc nhìn của riêng tôi khi kết hợp nghệ thuật vẽ minh họa và thơ phú với nét chữ bay bướm đặc trưng.”

Fig.2 — Phông chữ Mỹ Nghệ nghiêng được phục dựng dựa theo những con chữ vẽ tay của ông Phương

Bộ chữ Mỹ Nghệ (Finesse) được phục dựng từ nét chữ của họa sĩ Phương trên chiếc xe đẩy của một thợ sửa đồng hồ. Đây không đơn thuần là một sự chuyển đổi trực tiếp từ nét chữ vẽ tay sang bộ chữ kỹ thuật số khi quá trình sáng tạo của nhóm thiết kế cũng vận dụng tư duy phỏng đoán và tự do nghệ thuật tương tự như cách tiếp cận nghệ thuật của họa sĩ Phương.

Với hoàn cảnh của họa sĩ Phương, việc trau dồi theo hướng áp dụng và phỏng đoán âu cũng là điều dễ hiểu. Trên thực tế, phương pháp trên cũng được thực hành bởi nhiều hoạ sĩ xuất thân từ nhiều hướng đi khác nhau, từ thiết kế ấn phẩm cho tới vẽ biển hiệu. Thông thường, người nghệ nhân sẽ phải nghiên cứu kỹ về phong cách nghệ thuật hiện đại phương tây; từ đó họ thêm vào những biến tấu mới mẻ, thường là những chi tiết phỏng lại từ tác phẩm gốc, bộc lộ nhiều nét sáng tạo mang tinh thần Việt Nam.

Dẫu khác biệt về thời đại và nguồn lực, quá trình sáng tạo của các họa sĩ vẽ biển hiệu và những người thiết kế chữ trẻ cũng có nét tương đồng. Khi bắt gặp những họa tích của ông Phương, Hoàng — một người chuyên thiết kế chữ, đã nung nấu ý tưởng phục dựng những nét chữ này. Khi hoàn tất những chữ có sẵn, anh vẽ thêm những chữ cái in hoa còn thiếu và một bộ chữ thường hoàn toàn mới (không có trong nguyên tác của ông Phương), để tạo ra một phông chữ Oblique (chữ nghiêng) đầy đủ. Với những tìm tòi khám phá của mình, Hoàng cũng đã tạo nên những biến thể mới đa dạng và độc đáo dựa trên “khung chữ” Oblique ban đầu, bao gồm Roman, Italic, Flair và Future.

Fig.3 — Minh hoạ các biến thể của bộ chữ Mỹ Nghệ

Trước khi buổi trò chuyện kết thúc, chúng tôi đã hỏi họa sĩ Phương rằng cuộc sống hiện đại có điều gì truyền cảm hứng cho ông không. Bộc bạch thẳng thắn, ông nói, “Nhìn khắp xung quanh, tôi không thấy bất cứ biển hiệu đương đại nào thực sự ấn tượng. Tôi gần như không thấy được niềm đam mê nghệ thuật nào trong những tấm biển này.” Ông tiếp tục, “Những mẫu chữ truyền cảm hứng đến phong cách của tôi ngày trước vẫn tiếp tục là nền tảng cho cách thức tôi thiết kế.”

Khi được hỏi về việc liệu tên tuổi của ông được nhắc đến nhiều hơn trong thời gian gần đây có phải vì ngày càng có nhiều người trẻ yêu thích phong cách “Sài Gòn hoài cổ” ông Phương đăm chiêu đáp: “Tôi luôn hàm ơn công việc vẽ biển hiệu vì đã giúp tôi có thể nuôi sống bản thân và gia đình. Với tôi, nó không phải chỉ là một sở thích thời thượng. Nó là một vấn đề quan trọng liên quan tới việc bảo tồn một giá trị văn hóa độc đáo trong lịch sử Sài Gòn.”

Theo: republi.sh


Triển lãm “Republish: Chữ Là Chi… – Một phần của dự án Tái Bản (Republish) vẫn đang diễn ra:

  • Thời gian: 08/01/2021 – 07/02/2021, 10:00 – 20:00 
  • Địa điểm: The Nutshell Saigon, 58/12 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3

Cùng tác giả

#Tag

artist arts and crafts Behalf Studio graphic design Hoài Minh Phương Republish Chữ là Chi saigon typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…
International Typographic Style - Phong cách Ký tự pháp quốc tế (Phần 1)
International Typographic Style - Phong cách Ký tự pháp quốc tế (Phần 1)
Trong những năm 1950, một phong trào thiết kế nổi lên từ Thụy Sĩ và Đức và được gọi là Thiết kế kiểu Thụy Sĩ (Swiss Design) hay, đúng hơn…